Display YouTube Ads là gì

Goha Blog Marketing

Hình thức quảng cáo trên YouTube cập nhật mới nhất năm 2021

bởi March 23, 2021

Có đến 79% người dùng sử dụng Internet sở hữu cho mình một tài khoản YouTube. Và YouTube cũng là nền tảng mạng xã hội lớn thứ 2 hiện nay, chỉ sau Facebook. Vì thế, chọn hình thức quảng cáo trên YouTube cũng là một chiến lược marketing mà các doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện ngay hôm nay!

Nhưng trước khi bắt đầu thiết lập một quảng cáo chạy trên YouTube, liệu bạn đã nắm được hiện nay Google cho phép bao nhiêu định dạng quảng cáo xuất hiện trên YouTube?

Hiện nay có 8 hình thức quảng cáo trên YouTube phổ biến nhất

Nội dung

  • 1. Quảng cáo trên YouTube là gì? Quảng cáo trả phí trên YouTube là gì?
  • 2. Quảng cáo trên YouTube có những ưu điểm nào?
  • 3. Quảng cáo trên YouTube bao nhiêu tiền?
  • 4. Các định dạng quảng cáo xuất hiện trên YouTube
    • 4.1. Skippable in-stream ads
    • 4.2. Unskippable In-stream Ads [hay Pre-Roll Ads]
    • 4.3. Bumper Ads
    • 4.4. Video Discovery Ads
    • 4.5. Sponsored Card Ads
    • 4.6. In-video Overlay Ads
    • 4.7. Display Ads
    • 4.8. Masthead Ads

1. Quảng cáo trên YouTube là gì? Quảng cáo trả phí trên YouTube là gì?

Quảng cáo trên YouTube hay còn được biết đến với tên gọi YouTube Ads là một hình thức quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến, giống như Facebook hoặc LinkedIn. Google cung cấp dịch vụ quảng cáo hiển thị video có tính phí trên nền tảng YouTube mạng xã hội video lớn nhất hiện nay.

2. Quảng cáo trên YouTube có những ưu điểm nào?

  • Điểm cộng đầu tiên khi nói về dịch vụ quảng cáo YouTube chính là sự khác biệt về nội dung. Hình thức quảng cáo của YouTube sử dụng video thay vì chỉ chữ và ảnh, giúp người dùng tiếp thu thông tin mà doanh nghiệp cung cấp tốt hơn.
  • Hơn nữa, các video quảng cáo giúp doanh nghiệp linh động trong việc xây dựng nội dung quảng cáo. Bạn có thể thực hiện một câu chuyện ngắn, một thông điệp ngắn hay thậm chí quảng cáo dựa trên một đoạn MV chẳng hạn. Điều này sẽ giúp người dùng có hứng thú hơn với nội dung quảng cáo của bạn.
  • Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường lớn nhất toàn cầu của YouTube. Theo thống kê của We Are Social vào năm 2020, 2 trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook [90%] và YouTube [89%]. Có thể thấy, quảng cáo trên YouTube giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận với một lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn.
  • YouTube cho phép người dùng được tùy chỉnh mục tiêu quảng cáo cụ thể: Là một thành viên của đế chế Google, YouTube cho phép người dùng tùy chỉnh mục tiêu quảng cáo [chủ đề, nhân khẩu học, danh mục, thiết bị, từ khóa,] giống như khi bạn sử dụng Google Ads.
  • Đặc biệt, một lý do khiến bạn nên chọn hình thức quảng cáo trên YouTube chính là đo lường. Công cụ YouTube Studio có phần Analytics giúp bạn dễ dàng đo lường những thông tin chuyên sâu về người xem quảng cáo để đánh giá quảng cáo của mình có hiệu quả hay chưa.
  • Ngoài ra, YouTube còn có tính năng Remarketing để hiển thị quảng cáo với những khách hàng đã từng truy cập vào trang web của bạn.
  • Một điểm cộng đặc biệt của quảng cáo trên YouTube chính là hệ thống PPV trả tiền theo lượt xem. Bạn có thể đặt ngân sách quảng cáo theo tuần, hoặc đưa ra số tiền tối đa bạn muốn trả cho mỗi lượt xem CPV.

Quảng cáo trên YouTube có nhiều ưu điểm vượt trội

3. Quảng cáo trên YouTube bao nhiêu tiền?

Trước khi bắt tay vào thiết lập một chiến dịch quảng cáo mới, điều mà hầu hết các doanh nghiệp quan tâm chính là chi phí cho một quảng cáo trên YouTube là bao nhiêu tiền. Bên cạnh chi phí sử dụng để sản xuất video quảng cáo, bạn cần phải trả phí quảng cáo cho YouTube theo mỗi lượt xem video. Thông thường, mỗi lượt xem cho quảng cáo dạng TrueView có phí khoảng từ 80-150đ.

Với các quảng cáo trên YouTube theo định dạng Bumper Ads, mức chi phí sẽ dao động trong khoảng 20.000 30.000 cho mỗi 1000 lần hiển thị.

Nếu người xem ấn nút Skip Ads [bỏ qua quảng cáo] sau khi hết 5 giây đầu tiên, doanh nghiệp không cần trả tiền cho quảng cáo này.

4. Các định dạng quảng cáo xuất hiện trên YouTube

Để có thể quảng cáo kênh YouTube hiệu quả, bạn cần lựa chọn được hình thức quảng cáo phù hợp. Hiện nay, Google cung cấp 8 định dạng quảng cáo YouTube với độ dài, cách hoạt động, thời điểm xuất hiện, khác nhau. Cụ thể như sau:

4.1. Skippable in-stream ads

Skippable in-stream ads [hay TrueView Ads] là định dạng quảng cáo cơ bản nhất của YouTube, hiển thị ngay trước khi bắt đầu một video. Thông thường, quảng cáo này còn đính kèm một banner thương hiệu ở góc trên cùng bên phải.

Khi doanh nghiệp tùy chỉnh chi phí quảng cáo theo CPV [theo mặc định], bạn sẽ phải trả tiền sau khi người dùng xem 30 giây quảng cáo.

Với quảng cáo trên YouTube dạng Skippable in-stream ads, thời lượng cho video tối thiểu là 12 giây là tối đa là 3 phút. CTA cho video quảng cáo có độ dài 10 ký tự, tiêu đề có độ dài 15 ký tự.

Phần biểu ngữ được hiển thị bên góc tay phải có kích thước 300 × 60 PX.

Với Skippable in-stream ads, người dùng có thể bỏ qua quảng cáo của bạn

4.2. Unskippable In-stream Ads [hay Pre-Roll Ads]

Unskippable In-stream Ads chính là dạng video dài tối đa 15 giây, xuất hiện trước khi bắt đầu video. Với dạng quảng cáo này, người dùng không thể chọn Skip Ads để bỏ qua quảng cáo. Đặc biệt, Unskippable In-stream Ad không cho phép doanh nghiệp đính kèm các banner hay các dòng CTA, ngoại trừ dòng liên kết Truy cập trang web nhà quảng cáo.

4.3. Bumper Ads

Gần giống với Unskippable In-stream Ad, video quảng cáo dạng Bumper Ads cũng không có tính năng Skip Ads. Tuy nhiên, những video này thường ngắn hơn, chỉ có 6 giây thay vì 15 giây.

4.4. Video Discovery Ads

Điểm đặc biệt của Video Discovery Ads chính là chúng không xuất hiện ngay khi người dùng phát một video nào đó như các dạng quảng cáo kể trên. Với Video Discovery Ads, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị đề xuất tại trang chủ của YouTube. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo, họ mới có thể xem một video cụ thể về quảng cáo. Đặc biệt, bạn cũng có thể tùy chỉnh cho video quảng cáo hiển thị ở cả YouTube App Feed.

Thông thường, thời lượng video tối thiểu cho quảng cáo trên Youtube dạng Video Discovery Ads là 12 giây với tiêu đề bao gồm 100 ký tự, mô tả 2×35 ký tự. Với định dạng video quảng cáo này, doanh nghiệp sẽ phải trả tiền khi người dùng nhấp chuột vào để bắt đầu xem video.

Video Discovery Ads có thể hiển thị tại trang chủ của YouTube

4.5. Sponsored Card Ads

Một hình thức quảng cáo kênh YouTube hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay chính là Sponsored Card Ads. Loại quảng cáo này sẽ xuất hiện trong video dưới dạng một cửa sổ pop-up CTA nhỏ.

Với định dạng quảng cáo dạng Sponsored Card Ads, bạn sẽ thấy một biểu tượng chữ i nhỏ hiển thị ở góc trên cùng bên phải video. Khi người dùng nhấp vào biểu tượng này, cửa sổ sẽ được mở rộng và giới thiệu về các loại video cũng như các loại sản phẩm khác nhau thông qua Google Shopping.

4.6. In-video Overlay Ads

Để nói về hình thức quảng cáo trên YouTube đơn giản nhất thì có lẽ đó chính là In-video Overlays Ads. Định dạng quảng cáo này sẽ cho phép các banner xuất hiện ngang phía dưới video của người xem.

Thông thường, quảng cáo In-video Overlays Ads theo định dạng Overlay Image có kích thước 480×70, dung lượng 150Kb, định dạng Static .GIF, .PNG, .JPG. Với hình thức Companion Banner, kích thước sẽ là 300×250, dung lượng 150Kb và định dạng .GIF, .PNG, .JPG.

4.7. Display Ads

Một loại quảng cáo kênh YouTube khác cũng đơn giản không kém chính là Display Ads, Với loại quảng cáo này, người xem sẽ thấy video sẽ xuất hiện trong một khoảng thời gian ở cột bên phải phía trên danh sách video được đề xuất.

4.8. Masthead Ads

Và định dạng quảng cáo YouTube cuối cùng chính là YouTube Masthead Ads một loại video xuất hiện ở trên cùng của trang chủ YouTube. Với dạng quảng cáo này, video sẽ không có âm thanh. Chỉ khi người dùng nhấp vào video, YouTube sẽ điều hướng đến video gốc của doanh nghiệp và người dùng có thể xem được video hoàn chỉnh, có đầy đủ âm thanh.

Với Masthead Ads, khi người dùng nhấn vào video quảng cáo, YouTube sẽ điều hướng đến video gốc

Với quảng cáo YouTube Masthead Ads, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động tùy chỉnh phần tiêu đề, mô tả và nút CTA trên video. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cài đặt dạng quảng cáo trên YouTube này bởi chúng chỉ hiển thị 1 quảng cáo ở mỗi quốc gia vào mỗi ngày mà thôi.

Hiện nay, nếu mua được định dạng quảng cáo Masthead Ads, bạn sẽ phải trả phí theo CPM [Cost-per-impression hay Giá mỗi 1000 lần hiển thị].

Xem thêm:

  • Dịch vụ YouTube Ads tại Goha
  • Tại sao SME cần đầu tư hình thức quảng cáo Youtube trả phí?

Vậy là Goha đã cùng bạn điểm qua 8 hình thức quảng cáo trên YouTube hiện nay rồi. Hy vọng những chia sẻ của Goha có thể giúp bạn hiểu thêm về hình thức quảng cáo này và có thể thực hiện được những mẫu quảng cáo tăng sub YouTube hiệu quả cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi Goha để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về Digital Marketing bạn nhé!

-----

Bạn đang tìm kiếm lời giải cho bài toán marketing doanh nghiệp?

Liên hệ ngay với GOHA - đơn vị cung cấp giải pháp Digital Marketing toàn diện, giúp mang lại hiệu quả lâu dài và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp SMEs.

  • Đặt lịch cà phê với chúng tôi để được tư vấn: 0919 100 075
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề