Định kiến có nghĩa là gì

Một định kiến ​​là một ý kiến, nói chung có bản chất tiêu cực, rằng chúng ta đã hình thành về một cái gì đó hoặc một người nào đó trước và không có kiến ​​thức do . Theo nghĩa này, định kiến ​​là hành động và ảnh hưởng của định kiến. Định kiến, như vậy, có nghĩa là đánh giá mọi thứ trước thời điểm thích hợp. Từ này xuất phát từ tiếng Latinh Praeiudicium .

Định kiến ​​ngụ ý thái độ nghi ngờ hoặc thù địch đối với một người thuộc nhóm [xã hội, kinh tế, chủng tộc, dân tộc, v.v.] và những người được cho là có phẩm chất tiêu cực tương tự được gán cho nhóm vì thực tế đơn giản là thuộc về với anh ấy

Theo cách này, định kiến ​​được thiết lập dựa trên niềm tin dựa trên phong tục, truyền thống hoặc huyền thoại được quy cho một nhóm nhất định . Như vậy, đầu tiên chúng bắt nguồn từ một cá nhân, sau đó được quy cho toàn bộ nhóm mà cá nhân đó thuộc về, sau đó áp dụng cho tất cả các cá nhân trong nhóm.

Định kiến ​​có thể được gây ra bởi chủng tộc, xã hội, giới tính , v.v. Nhiều khi, định kiến ​​dựa trên định kiến : người trẻ không có trách nhiệm, người già hay quên, người không biết cách giao tiếp, người tóc vàng ngu ngốc, người Đức lạnh lùng, người Do Thái tham lam, v.v.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những định kiến ​​nảy sinh từ nhu cầu của con người là tự bảo vệ mình khỏi mọi thứ mà anh ta nhận ra là nguy hiểm. Định kiến, theo nghĩa này, hoạt động bằng cách cung cấp cho bạn khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và vững chắc để tránh các tình huống nguy hiểm.

Vấn đề cơ bản với định kiến ​​là nó dẫn đến tình huống bất công và phân biệt đối xử. Điều này có nghĩa là một số người được đối xử khác nhau hoặc kém hơn, không có lý do hoặc biện minh, do họ là thành viên của một số nhóm dân tộc, xã hội, chính trị, tôn giáo, v.v. Do đó, định kiến ​​có thể biến thành cảm giác bài ngoại, đồng tính, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, không khoan dung tôn giáo, trong số những người khác.

Cuối cùng, định kiến ​​không nên nhầm lẫn , đó là hành động và ảnh hưởng của định kiến , với định kiến , trong đó đề cập đến tác động của việc làm hại hoặc làm hại ai đó.

Khái niệm chung là thiên kiến [bias]. Thiên kiến là xu hướng đưa ra quyết định hoặc diễn giải sự việc nghiêng về một bên nào đó, do bạn có sẵn thế giới quan, niềm tin, và vô thức chỉ chọn lọc những thông tin đầu vào phù hợp. Những niềm tin này không chính xác, không được khẳng định qua thực tế [fact], hoặc có nhưng không đầy đủ. Đây là hiện tượng tâm lý phổ quát cho tất cả mọi người. Thiên kiến được chia thành nhiều loại khác nhau.

Trong các loại bias thì có bias liên quan đến con người, được phân loại như sau:

  • Prejudice [định kiến]: là thiên kiến về cảm xúc [emotional bias]. Khi nhìn thầy hay nghe về một ai đó hay cái gì đó, bạn có ngay những cảm xúc được định trước. Thông thường là các cảm xúc tiêu cực.
  • Stereotype [khuôn mẫu]: là thiên kiến về nhận thức [cognitive bias]. Vì nhận thức thiên lệch nên người ta có định kiến về cảm xúc.
  • Discrimination [phân biệt đối xử]: là thiên kiến về hành vi [bihavioral bias]. Khi đã có định kiến, người ta sẽ có hành động tương ứng [ví dụ có hành động khinh bỉ]

Thành kiến thì sao? Trong tiếng Việt, định kiến và thành kiến hay được sử dụng tương đương, nhưng thực tế chúng có sự khác biệt:

  • Định kiến: là những quan điểm của cộng đồng nơi bạn sinh sống, có trước khi bạn sinh ra và bạn thừa hưởng trong quá trình sống và học ở đó. Vì vậy nên có cụm từ “định kiến xã hội” – chúng có sẵn trong xã hội.
  • Thành kiến: là những quan điểm do bạn tự xây dựng cho mình, chứ không có sẵn trong cộng đồng. Ví dụ bạn va chạm với một đồng nghiệp, có ấn tượng tiêu cực với anh ta, và sau đó có thành kiến với anh ta, rằng đây là một kẻ xấu tính, ích kỷ. Tiếng Anh từ prejudice cũng được dịch là thành kiến, tuy nhiên từ preconception có lẽ chính xác hơn. Và có thêm cụm từ sau cũng phù hợp: premature cognitive commitment [PCC].

Nói thêm về PCC. Trong cuốn Mindfulness, GS Ellen Langer đưa ra ví dụ về PCC như sau: một đứa trẻ sống với người ông sẽ hình thành cái nhìn về người già nói chung, và lưu giữ quan niệm đó mãi. Đến khi đứa trẻ trở nên già, thì cái hình ảnh đó sẽ ảnh hưởng ngược lại với chúng. Ví dụ, đứa trẻ ở với ông lúc 2 tuổi thì ghi nhớ hình ảnh người già tráng kiện, “to lớn”, còn đứa trẻ ở với ông lúc 13 tuổi thì ghi nhớ hình ảnh người già lụ khụ, bé nhỏ. Đến khi già đi, nhóm thứ nhất có lối sống tích cực hơn, nhìn nhận tuổi già lạc quan hơn.

Ghi chú: các khái niệm này không có ranh giới rạch ròi, và các định nghĩa còn cần được cải tiến, hoàn thiện thêm.

Tham khảo: Thang Allport về Định kiến và Phân biệt đối xử.

Thứ Sáu, 18/10/2019 | 17:21

Trong cuộc sống, trong quan hệ giữa người với người, trong giao tiếp hàng ngày và cả trong công việc… chúng ta đều “vô tình” có những ứng xử mang tính định kiến mà ta không hề hay biết. Bởi định kiến trở thành khuôn mẫu, “mặc định” tự nhiên theo thời gian, như là sự… vốn dĩ.

Định kiến và thành kiến thường “đi chung” với nhau và được sử dụng với ý nghĩa như nhau. Nếu định kiến là ý nghĩ “cố định” do cách nhìn sai lệch dựa trên cảm tính thì thành kiến là cái đã “hình thành” sẵn trước đó và thành nếp nghĩ cố định của con người. Tuy nhiên, định kiến không chỉ có tiêu cực mà còn có cả tích cực [Định kiến về định kiến giới là định kiến tích cực định kiến “Trứng làm sao khôn hơn vịt” [phản bác lại]… là định kiến tích cực].

Nhưng trong mấy dòng suy nghĩ này, xin được tập trung vào phía định kiến… tiêu cực - vì tiêu cực là “tinh thần chủ đạo” của định kiến.

Phải thừa nhận rằng, ngày nay cho dù xã hội phát triển, tiến bộ nhưng trong ý nghĩ của mỗi người, định kiến vẫn luôn “ngự trị” [chỉ có khác nhau ở mức độ ít nhiều mà thôi], chẳng hạn như khi nói đến nghề người mẫu, nghề tiếp viên [trừ tiếp viên hàng không] hay nghề gì liên quan đến nhà hàng - khách sạn…, trong đầu người ta ít nhiều cũng gợi lên sự thiếu đoan trang [nhất là nữ giới]. Nói đến “xướng ca” luôn kèm theo cái đuôi “vô loài” trong ý nghĩ dù không nói ra… Đây chính là sự thiển cận của con người, đôi khi cố chấp một cách… xu hướng. Cái việc bắt cạo đầu, bôi vôi, ném đá… của một thời đâu đã hết khi người con gái chửa hoang?… Sự kỳ thị, phân biệt về giới, sắc tộc… đâu đó vẫn “hiện hình” ngay cả những nước văn minh, hiện đại. Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới chính là sự ảnh hưởng của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới. Cái nguy hiểm của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới còn là thủ phạm của nhiều tội ác và bất hạnh [cạo đầu, bôi vôi, ném đá là một phần nhỏ của tội ác đó].

Nói chi cho xa, mà ngay ở ta, trong quá khứ và trong hiện tại, định kiến giới vẫn luôn âm ỉ. Ngay trong gia đình, cái tư tưởng muốn có gia đình hạnh phúc thì người phụ nữ phải lùi sau chồng một bước. Bởi theo thông lệ thì “gà trống mới gáy”, gà mái gáy là báo hiệu của điềm gở. Thiên chức phụ nữ chỉ làm mẹ, làm vợ. Định kiến một cách rất… tự nhiên.

Trong cơ quan, đơn vị khi “đánh giá” về nam - nữ, người ta cũng “định khuôn” trong lời nói mà không hề ý thức được lời nói của mình. Chẳng hạn, cho dù cùng một trạng thái, một hành động nhưng khi dùng cho nam giới thì nói “anh ấy [hoặc sếp] xông xáo” và cho nữ thì “chị ấy [hoặc sếp] liều lĩnh”, hay “anh ấy sâu sát - chị ấy cầu kỳ”, “ông ấy tự tin - bà ấy tự phụ”… khi chọn lãnh đạo, cho dù cả hai đều đủ chuẩn ngang nhau, nhưng người ta vẫn “phảng phất” tư tưởng: lãnh đạo phải quyết đoán, mạnh mẽ - mà nữ thì nhẹ nhàng, chân yếu tay mềm, không quyết đoán… mà “lỡ” có chọn nữ thì cũng thể hiện bằng trạng thái “ưu tiên nữ”! Ngay cái ý nghĩ “ưu tiên nữ” đã chứa đựng sự định kiến trước đó mà nhiều người không để ý.

Một thực tế đáng suy ngẫm là trong bất kỳ đại hội nào [từ đại hội các đoàn thể cho đến đại hội Đảng các cấp] bao giờ Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương, lãnh đạo để tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo ít nhất là từ 15 - 20%. Nhưng thực tế vẫn rất khó đạt được tỷ lệ này. Tất nhiên, có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa cho cái sự không đạt, chính là định kiến - một thứ định kiến có sẵn trước đó…

Định kiến có xóa bỏ được không? Đây là vấn đề khó - rất khó. Bởi định kiến có từ hàng ngàn năm, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã thành nếp, thành khuôn, thành “chuẩn mực” của xã hội. Định kiến lại “ẩn khuất” trong tư duy, trong tư tưởng, trong suy nghĩ con người nên rất khó chỉ “đích danh”… Tuy nhiên, không thể không xóa được. Nhưng là quá trình cách mạng bền bỉ, kiên trì chứ không thể một ngày một bữa. Định kiến sẽ bị xóa bỏ khi khoa học, tri thức đủ “độ sáng” nhận ra đó là những quan niệm và hành động lạc hậu, không còn phù hợp với thời đại mới, nó là sự trói buộc, kìm hãm sự phát triển. Theo tinh thần này, xã hội càng phát triển, khoa học càng tiến bộ, tri thức được nâng lên… thì định kiến xấu, tiêu cực sẽ không còn đất sống. Bên cạnh việc nâng cao tri thức, tiến bộ xã hội, Đảng và Nhà nước ta còn đề ra những chủ trương, chính sách và hệ thống biện pháp chặt chẽ, rõ ràng: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hình sự… để điều chỉnh hành vi, thái độ, tư tưởng, nhận thức lệch lạc… nhằm phá bỏ những khuôn mẫu cổ hủ, là thành trì, là rào cản sự phát triển đi lên của xã hội văn minh…

***

Chúng ta đang chuẩn bị bước vào cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân - Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đây là cuộc sinh hoạt của trí tuệ, văn minh, tiến bộ và sự công bằng xã hội. Mấy dòng suy ngẫm này xin được góp một tiếng nói vì sự công bằng đó. Đừng để suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu, cố chấp, cảm tính, chủ quan… mang hình hài định kiến mà “tước” đi sự tiến bộ của người tài - đức, đặc biệt là nữ giới một cách thiếu căn cứ khoa học.

N.N.K

Video liên quan

Chủ Đề