Chim bồ câu thường sống ở đâu

Khi nuôi một giống chim, một giống thú nào ta cũng cần phải biết rõ đến cá tính đặc trưng của chúng, cùng những điều liên quan đến đời sống của chúng như: cách ăn nết ở, sinh sản ra sao, thích nghi được môi trường sống nào v.v… Càng tìm hiểu cặn kẽ, càng hiểu biết sâu rộng về những việc liên quan đến con vật đó ta càng dễ đạt được điều thành công trong việc thuần dưỡng chúng.

Nuôi một con chim, con thú với mục đích chỉ giúp cho chúng sống không thôi, điều này không khó, ai ai cũng có thể làm được. Còn muốn thuần dưỡng chúng trở thành loại gia súc, gia cầm, thích nghi được với môi trường sống mà ta đặt để cho chúng thì quả là cả một công trình, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và nhiều tốn kém.

Giống Bồ câu mà chúng ta đang nuôi là chim đã được thuần hóa nhiều đời nay rồi, vì vậy việc nuôi dưỡng chúng không còn là chuyện quá khó khăn đối với chúng ta nữa. Tuy vậy, nếu biết rõ cá tính của chúng ra sao để nuôi dưỡng hợp lý thì vẫn tốt hơn:

– Sống có cặp: Trong đời sống hoang dã, Bồ câu rừng tuy sống thành bầy đàn nhưng chúng cũng bắt cặp để sống với nhau thành từng đôi một. Đôi chim lúc nào cũng sống kề cận bên nhau khi bay cũng như khi đậu. Tới mùa sinh sản, cũng đôi chim đó tự tìm những hốc cây để làm tổ riêng và tự nuôi nấng ổ con.

Khi được thuần hóa thành chim nhà rồi, nếu chúng ta không ghép cặp cho chúng thì cũng tự chúng tìm bạn đời mà ghép cặp với nhau.

Cũng như Yến Phụng, Bồ câu thích sống thành bầy đàn. Đàn càng đông chúng càng tỏ ra nhộn nhịp, vui vẻ. Ít lắm mỗi lồng cũng nên nuôi một cặp để chúng có bạn mà rỉa lông rỉa cánh và mớm mồi cho nhau. Nếu nuôi lẻ một con thì chim tỏ ra buồn bã và biếng lười trong việc sinh hoạt, cả ngày nó chỉ biết ăn mồi nằm mà thôi.

– Tính hiền lành: Bồ câu rất hiền, dù sống chung đụng vài ba trăm cặp trong một chuồng lớn chúng cùng thuận thảo với nhau. Chúng chỉ cắn mổ nhau trong những trường hợp như: có chim lạ lại tranh giành ổ, hay hai con trống tranh nhau phủ mái… Cuộc đọ sức của chúng tuy quyết liệt, nhưng cũng chỉ cắn mổ nhau trong chốc lát mà thôi. Khi có một con đầu hàng tìm đường chạy trốn, thì con kia tha ngay không hề rượt đuổi.

– Hơi khó tính: Một cặp chim cảnh chung sống với nhau lâu ngày, nếu vì một lý do nào đó ta bắt ra một con, rồi thay vào một con khác thì chim cũ sẽ gây sự với chim mới. Sự bất hòa này xảy ra trong đôi ba ngày rồi thôi. Nếu thấy chúng cắn nhau, quí vị cứ để mặc chúng, không chết chóc gì đâu mà ngại.

Chúng tôi đã gặp một trường hợp sau đây: đi mua một cặp chim đẻ tại một trại chăn nuôi nọ, và biết ổ của nó đặt ở tầng kệ trên cùng [cách nền chuồng gần hai thước]. Sợ đôi chim bị sốc nên tôi cẩn thận xin họ luôn cái ổ mang về chuồng tập thể của mình, về nhà, tôi đặt cái ổ đó xuống tầng kệ thấp nhất của mình [cách nền chuồng, độ bốn tấc], cặp chim đó vẫn vào ổ cũ của nó nhưng cả tháng vẫn không chịu đẻ tiếp!

Như quí vị đã biết: Bồ câu đang đẻ hoặc đang ấp, mà lấy trứng ra thì độ mười hai ngày sau chúng sẽ đẻ lại. Thế mà cặp chim này cả tháng vẫn không chịu đẻ tiếp. Tôi liền đem cái ổ đó đặt lên tầng kệ trên cùng thì cặp chim đó chịu vào đẻ trứng ngay ngày hôm sau…

Từ đó chúng tôi mới biết Bồ câu cũng khó tính chứ không dễ tính như trước đó mình đã lầm tưởng.

– Thích chuồng đẹp: Nếu nuôi thả thì quí vị nên đóng chuồng cho đẹp, nghĩa là sơn nhiều màu sặc sỡ Bồ câu mới thích. Nếu dự định nuôi mười cặp Bồ câu thả thì xin nhớ phải có chuồng trên mười ngăn. Khi có chuồng đẹp thì Bồ câu nhà sẽ quyến dụ Bồ câu những chuồng xấu khác về ở chung. Ngược lại, nếu chuồng người ta đẹp hơn thì Bồ câu nhà sẽ lần hồi đi mất. Người xưa không biết cá tính này của Bồ câu nên mới có câu “muốn lụn bại nuôi Bồ câu”! Tính Bồ câu thích bay, bay rất giỏi, vừa cao vừa xa, nhưng đi bộ lại lạch bạch như vịt, rất dở.

Chuồng mà chật hẹp, dơ bẩn quá, Bồ câu cũng bỏ chuồng mà đi…

– Thích sống yên tĩnh: Bồ câu thích sống yên tĩnh. Chuồng trại mà bị chó mèo hay chuột bọ thường xuyên đến quấy phá chim dễ bị sốc. Nếu nuôi chuồng mà tổ của nó bị nhiều người đến săm soi rờ mó hoài, dù đang mê ổ chúng cũng tỏ ra biếng nhác ấp, cứ nằm chưa nóng chỗ lại vội bước ra… cho đến một lúc nào đó cảm thấy yên tĩnh mới vào ấp trở lại. Còn nếu nuôi thả mà bị mèo đến rình mò, hoặc đêm hôm có người đên bắt trộm, chim sẽ rời ổ ngủ ngoài trời, dù là kéo nhau đứng trên nóc chuồng hoặc ở nóc nhà kề cận. Nếu sự bất ổn đó kéo dài thì bầy chim sẽ bỏ chuồng để tìm đến nơi ở mới.

– Thích ăn thức ăn hột: Bồ câu rừng cũng như Bồ câu nhà đều thích ăn thức ăn hột như bắp, lúa, các loại đậu [tốt nhất là cho ăn đậu xanh]. Cám thực phẩm gia cầm dưới dạng viên cũng là món ăn thích khẩu của Bồ câu. Hột bắp xay bể làm ba làm tư chúng cũng ăn nhưng không ngon miệng bằng loại bắp nguyên hột. Vì vậy, ta nên lựa bắp hột nhỏ và là bắp vàng [có nhiều carotene] chim mới thích ăn. Bồ câu không chịu ăn bắp nếp [bắp trắng].

– Thích tắm: Bồ câu rất thích tắm nước và tắm nắng với chim tơ, mỗi ngày ta nên cho chúng tắm nước một lần mới tốt. Với lứa chim đang sinh sản, mỗi tuần nên cho tắm vài lần, tức khoảng ba bốn ngày cho tắm một lần. Thời gian thích hợp nhất cho chim tắm là khoảng một hai giờ trưa. Quý vị đổ nước sạch vào thau, có pha chút muối [một muỗng cà phê muối pha với năm lít nước] cho chim tắm. Nước muối có tác dụng làm ung trứng rận mạt bám vào lông vũ của chim. Dù nước tắm hơi có vị mặn nhưng Bồ câu vẫn tắm, vì bản tính của chúng cũng thích uống nước có độ mặn vừa phải, có lẽ đó là tính di truyền của tổ tiên chúng từ xa xưa còn truyền lại. Mỗi lần chim tắm khoảng một hai phút, và sau đó chúng biết cách rủ lông cánh và phơi phóng trong gió nên rất mau khô. Chim mái đang ấp, nhiều khi cũng rời ổ xuống tắm, và dù bộ lông chúng chưa được khô hẳn nhưng không ảnh hưởng gì nhiều đến ổ trứng đang ấp dỡ dang cả. Với chim mẹ đến thời kỳ “mê ổ”, tức trứng sắp đến giai đoạn khẻ mỏ thì thường không màng đến chuyện tắm nước.

Bồ câu rất thích sưởi nắng, vì thế hướng chuồng trại nên chọn hướng Đông hay Đông Nam là tốt nhất. Đây là hướng có ánh nắng rọi vào buổi sáng. Khi nắng rọi vào chuồng Bồ câu rủ nhau ra sưởi nắng. Chúng nằm nghiêng mình sát nền chuồng, sải rộng cánh ra, đồng thời dựng đứng tất cả lông vũ từ đầu đến thân để sươi nắng. Khi cánh và phần thân bên này khô ráo, chúng lại tiếp tục phơi cánh và phần thân còn lại bên kia… Việc tắm nắng cũng chỉ diễn ra độ vài ba phút là nhiều, nhưng rất cần thiết cho sức khỏe của chim.

– Sinh sản tốt: Do đã được thuần hóa lâu đời nên các giống Bồ câu hiện nay chúng ta đang nuôi đều sinh sản tốt. Nếu điều kiện chăn nuôi tốt thì mỗi năm chim sẽ đẻ được từ sáu đến tám lứa, hoặc có khi hơn. Chim trống chim mái đều biết ấp và mớm mồi nuôi con. Hầu hết các nòi Bồ câu hiện nay nuôi con rất giỏi, trừ những chim có thể trọng khá nặng như Mondain, Romain, Bagadais… thỉnh thoảng đạp chết con sơ sinh.

– Dễ tính trong việc dồn trứng, dồn con: Chim mới đẻ trứng đầu, nếu ta lấy ra ngoài, thì chim mẹ vẫn vào ổ để đẻ tiếp trứng khác sau thời gian khoảng bốn mươi giờ, lúc đó ta lấy trứng thứ nhất bỏ vào ổ chim mẹ biết nhưng vẫn ấp.

Trường hợp trong ổ có hai chim con, ta bắt một con từ ổ khác gởi vào, Bồ câu mẹ vẫn nuôi luôn con chim đó mà không cắn mổ gì cả. Nó xem con chim lạ kia cũng như con của chính minh.

Lợi dụng tính dễ dãi này của Bồ câu, người chăn nuôi thường dồn trứng hay dồn con cho chúng ấp, hoặc nuôi “vú”, khi gặp trường hợp ổ chim kia chỉ có một trứng có cồ hoặc chỉ nở được có mỗi một con. Tất nhiên, trứng hay con đem gởi “vú” phải cùng ngày tuổi với trứng và con của ổ được gởi “vú” mới đem lại kết quả tốt.

– Tính thông minh: Tục ngữ mình có câu: “Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”, ngụ ý khen hai con vật này có trí nhớ dai, và tin rằng chúng có giác quan thứ sáu, nên dù lạc đường vẫn tìm được cách về nhà. Xưa nay chưa thấy ai khen Bồ câu có giác quan thứ sáu, nhưng khả năng nhớ dai của Bồ câu còn vượt xa hơn cả chó và trâu! Bắt một con Bồ câu [Bồ câu nuôi thả] từ tỉnh này sang nuôi ở tỉnh khác, cách nhau một vài chục cây số, chim vẫn có khả năng tìm được về chuồng cũ của nó không mấy khó khăn. Bồ câu vừa có trí nhớ dai vừa biết định hướng để bay về đúng chỗ cũ.

Do chúng thông minh nên từ xa xưa, bốn năm ngàn năm trước, con người đã khôn khéo luyện tập cho chúng đưa thư từ nơi này sang nơi khác với đường xa trập trùng nhiều chướng ngại sông núi, xa cách năm bảy chục cây số vẫn đem lại kết quả tốt. Tất nhiên là việc huấn luyện như vậy rất công phu, có kỹ thuật có phương pháp, như cách chọn giống, như phương pháp tập luyện riêng…

Người ta cũng lợi dụng tính thông minh của Bồ câu để huấn luyện chúng làm xiếc, biểu diễn được nhiều trò khiến khán giả thán phục.

Cũng từ xa xưa, trên thế giới cũng có nhiều quốc gia trong đó có cả nước ta, biết huấn luyện Bồ câu phục vụ trò chơi thể thao là bay thi. Có được chứng kiến cảnh Bồ câu bay thi mới thấy được sự thông minh và khả năng bay lượn tài tình của giống chim quý này.

Trong việc huấn luyện chim, khen tài con chim một phần, nhưng cũng phải ngợi khen những nghệ nhân nhà nghề đã góp nhiều trí tuệ và công sức… rất chuyên môn của họ trong việc huấn luyện Bồ câu. Phương pháp huấn luyện tất nhiên mỗi người có một bí quyết riêng, dó là “bí quyết nhà nghề” ít ai chịu chỉ vẽ cho ai…

- Tổ tiên của chim bồ câu nhà là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.

- Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

- Sinh sản: 

+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái [giao phối] xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.

+ Trứng được thụ tinh trong.

+ Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.

+ Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.

+ Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều [sữa tiết từ diều của bố mẹ].

* Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu khác so với đặc điểm sinh sản ở thằn lằn:

Đặc điểm sinh sản

Bò sát [thằn lằn]

Chim [chim bồ câu]

Ý nghĩa

Cơ quan giao phối

Có cơ quan giao phối

Không có cơ quan giao phối

Giảm nhẹ khối lượng cơ thể 

Số lượng trứng

Nhiều [5 – 10 quả]

Ít [mỗi lần 2 quả]

Tăng dinh dưỡng cho trứng

Hiện tượng ấp trứng

Không có hiện tượng ấp trứng

Có hiện tượng ấp trứng

@64422@@94138@

a. Cấu tạo ngoài

Cấu tạo ngoài của chim bồ câu

- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.

- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái

- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

- Cánh chim khi xòe tạo một diện rộng quạt gió. Khi cụp cánh chim gọn lại vào thân.

- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài, đầu chim linh hoạt giúp phát huy được tác dụng của giác quan [mắt, tai] tạo điều kiện thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. 

- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông giúp lông mịn, không thấm nước.

@64423@

b. Di chuyển

- Chim có hai kiểu bay là bay vỗ cánh và bay lượn.

- Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, …

- Một số loài chim khác có kiểu bay lượn như diều hâu, chim ưng hoặc những loài chim sống ở đại dương. 

- Kiểu bay vỗ cánh và bay lượn có những đặc điểm khác nhau:

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh [chim bồ câu]

Kiểu bay lượn [chim hải âu]

Cánh đập liên tục

x

Cánh đập chậm rãi và không liên tục

x

Cánh dang rộng mà không đập

x

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đỏi của luồng gió

x

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

x

 

@64428@

Video liên quan

Chủ Đề