Dịch tử cung có chuyển phôi được không

Chuyển phôi là một bước cuối cùng trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]. Chuyển phôi là một kỹ thuật quan trọng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế, yêu cầu bác sĩ phải được đào tạo và có kinh nghiệm.Vậy quá trình này diễn ra như thế nào, người bệnh cần chuẩn bị và lưu ý những gì trước khi chuyển phôi, hãy cùng theo dõi phần tư vấn chuyên môn của TS.BS Đoàn Xuân Kiên – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Nam học trong bài viết dưới đây.

Sau khi chọc trứng ra, noãn sẽ được thụ tinh với tinh trùng để tạo thành phôi, phôi có thể nuôi lên đến ngày 3 hoặc ngày 5 sau đó chuyển trở lại buồng tử cung của người mẹ ở ngay chu kỳ lấy trứng [chuyển phôi tươi] hoặc trữ đông rồi chuyển lại buồng tử cung ở những chu  kỳ sau đó [chuyển phôi trữ đông].

Với chuyển phôi tươi bạn sẽ được dùng thuốc Progesteron từ ngày chọc hút noãn, sau 3 hoặc 5 ngày sẽ đến để chuyển phôi trở lại buồng tử cung và tiếp tục duy trì thuốc theo hướng dẫn. Số phôi dư còn lại sẽ được đông lại để chuyển ở những lần sau.

Với chuyển phôi trữ đông việc chuyển phôi thực hiện vào trong khoảng ngày 18 đến ngày 20 của chu kỳ kinh khi niêm mạc tử cung người mẹ có độ dày đạt chuẩn [thường 8 – 12mm] và sức khỏe người mẹ sẵn sàng cho việc mang thai.

1. Trước chuyển phôi [với chuyển phôi trữ đông]

Chuẩn bị niêm mạc tử cung

Bệnh nhân đến khám vào ngày 2 của chu kỳ kinh, bác sĩ sẽ siêu âm để đánh giá lại tử cung và buồng trứng. Nếu siêu âm bình thường thì Estrogen được bắt đầu sử dụng vào ngày 2 chu kỳ kinh, sau đó hẹn khám lại vào ngày 10 của chu kỳ.

Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống, nhiều trường hợp có thể chỉ định tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da

Tác dụng của Estrogen nhằm kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, ức chế sự rụng trứng tự nhiên.

Tại ngày 10 chu kỳ kinh bác sĩ sẽ đánh giá lại độ dày và hình thái niêm mạc tử cung cũng như hai buồng trứng từ đó có thể điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp và hẹn ngày đến khám lại, thông thường là sau 3 -5 ngày.

Sử dụng progesterone

Khi nội mạc tử cung đạt độ dày thích hợp [8 – 12mm], bạn bắt đầu sử dụng Progesterone nhằm chuyển pha niêm mạc tạo điều kiện thích hợp cho sự làm tổ của phôi.

Progesterone được khuyên dùng đặt âm đạo vì sẽ có tác dụng trực tiếp đến tử cung. Ngoài ra bác sĩ có thể bổ sung thêm đường uống hoặc tiêm.

Sử dụng Progesterone trước chuyển phôi 3 – 5 ngày  tùy giai đoạn của phôi trữ.

Chuẩn bị phôi

Sau thời gian sử dụng Estrogen và Progesterone, người phụ nữ được kiểm tra xác định niêm mạc tử cung, tình trạng sức khỏe đã đủ điều kiện để chuyển phôi hay mang thai chưa. Trong trường hợp, người phụ nữ có thể chuyển phôi trong chu kỳ này, bác sĩ sẽ tư vấn và thống nhất với bệnh nhân ngày chuyển phôi, chất lượng phôi, số lượng phôi chuyển đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất và hạn chế tối đa nguy cơ đa thai.

3. Chuyển phôi

Bệnh nhân đến đúng giờ theo hẹn [thường là đến trước giờ chuyển phôi 1 tiếng] bệnh nhân sẽ được truyền thuốc giảm co bóp tử cung, nhịn tiểu, được nằm trên bàn chuyển phôi ở tư thế sản khoa.

Bệnh nhân được điều dưỡng viên và chuyên viên phôi đối chiếu lại thông tin người bệnh với thông tin phôi để đảm bảo chắc chắn chính xác, không có nhầm lẫn. Điều dưỡng viên mang găng tay vô khuẩn sau đó vệ sinh tử cung người phụ nữ bằng cách đặt mỏ vịt, lau cổ tử cung bằng tăm bông và môi trường nuôi cấy IVF.

Bác sĩ phụ siêu âm đường bụng giúp bác sĩ chuyển phôi quan sát được niêm mạc tử cung, cổ tử cung, tư thế tử cung. Bác sĩ chuyển phôi đưa Catheter ngoài qua lỗ trong cổ tử cung.

Chuyên viên phôi cho bệnh nhân nhìn để xác định lại thông tin của mình và thông tin phôi trên màn hình. Khi bệnh nhân xác nhận đúng thông tin chuyên viên phôi sẽ phóng to hình ảnh phôi để bệnh nhân xác nhận số lượng chuyển. Sau đó phôi sẽ được hút vào catheter và chuyển cho bác sĩ.

Bác sĩ chuyển phôi đưa nhẹ nhàng catheter trong có chứa phôi qua catheter ngoài để vào buồng tử cung. Bơm từ từ phôi vào buồng tử cung cách đáy tử cung.

Catheter trong được rút ra sau đó và được bác sĩ nuôi cấy phôi kiểm tra độ sạch của catheter [có nhầy, có máu hoặc sót phôi]. Cuối cùng, bác sĩ chuyển phôi rút catheter ngoài, tháo mỏ vịt và hoàn tất quy trình chuyển phôi.

4. Sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Nam học – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ bạn sẽ được điều dưỡng chuẩn bị một bát cháo cá chép thơm ngon giúp bạn ấm tử cung và mang đến may mắn. Sau khi nghỉ ngơi 2-3 tiếng bạn có thể về nhà.

Bạn được kê thuốc uống/ thuốc đặt sử dụng trong 14 ngày sau chuyển phôi. Lưu ý, bạn nên tuân thủ quy định dùng thuốc mà điều dưỡng viên hướng dẫn [đúng giờ, đúng liều, đúng đường dùng]. Và không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khác khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn kể cả thuốc bổ, thuốc nam, thuốc bắc…

Bạn nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế đi cầu thang, vận động mạnh, tập thể dục thể thao. Tuy nhiên cũng không nên nằm bất động vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Khi gặp các dấu hiệu bất thường như: ra máu âm đạo, đau bụng, sốt, táo bón, bí tiểu… hãy gặp bác sĩ để điều trị để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Nội dung video được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chiến - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để tiến hành xét nghiệm miễn dịch tử cung sau khi chuyển phôi thì việc chuẩn bị khá đơn giản, chu kỳ chuyển phôi trữ thường được thực hiện vào ngày 18-22 của chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại có thể là do:

  • Chất lượng phôi không tốt khiến chuyển phôi lần đầu thất bại;
  • Bất thường buồng tử cung cũng là nguyên nhân chuyển phôi thất bại;
  • Bất thường miễn dịch tại niêm mạc tử cung khiến cho niêm mạc tử cung không sẵn sàng tiếp nhận phôi làm tổ...là nguyên nhân chuyển phôi thất bại.

Tại Vinmec, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đã từng chuyển phôi tốt và thất bại sau khi chuyển phôi làm xét nghiệm miễn dịch tử cung để tìm nguyên nhân dưới góc độ miễn dịch.

Để tiến hành xét nghiệm miễn dịch tử cung sau khi chuyển phôi thì việc chuẩn bị khá đơn giản, chu kỳ chuyển phôi trữ thường được thực hiện vào ngày 18-22 của chu kỳ kinh nguyệt. Thủ thuật này khá đơn giản nên người bệnh sẽ chỉ cảm thấy hơi khó chịu, cũng không cần chuẩn bị gì, không nhịn ăn, không gây tê hay gây mê, có thể thực hiện tại phòng khám của bác sĩ khi sức khỏe đã ổn định sau chuyển phôi lần đầu thất bại. Trừ những trường hợp khó như cổ tử cung chít hẹp, niêm mạc mỏng khó lấy sinh thiết thì thủ thuật sẽ được gây mê dưới hướng dẫn đặc biệt của bác sĩ chuyên khoa. Kết quả sẽ được trả về cho bác sĩ điều trị sau khoảng 7-10 ngày.

Kết quả sinh thiết niêm mạc tử cung sau chuyển phôi lần đầu thất bại có thể trong 4 trường hợp:

  • Niêm mạc tử cung bình thường dưới góc độ miễn dịch;
  • Niêm mạc tử cung bị thiếu hoặc yếu dưới góc độ miễn dịch;
  • Niêm mạc tử cung bị thừa miễn dịch;
  • Niêm mạc tử cung vừa thừa vừa thiếu.

Tùy thuộc vào kết quả cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể và lên kế hoạch điều trị để hỗ trợ cho lần chuyển phôi tiếp theo sau khi chuyển phôi lần đầu thất bại.

Việc sử dụng xét nghiệm tử cung để đánh giá yếu tố miễn dịch tham gia vào quá trình làm tổ của phôi đã được thực hiện tại Vinmec từ năm 2016, trên nhiều bệnh nhân khác nhau. Kết quả cho thấy đây thực sự là phương pháp đơn giản, hiệu quả.

Nhóm thất bại làm tổ liên tiếp sau khi chuyển phôi là nhóm bệnh nhân rất khó ở bất cứ nơi nào trên thế giới và tại Việt Nam. Với nhóm bệnh nhân thất bại làm tổ liên tiếp sau khi chuyển phôi sau khi áp dụng xét nghiệm niêm mạc tử cung kết hợp với labo tại Pháp đã thu được tỷ lệ thành công là 50%. Vinmec là địa chỉ duy nhất tại Việt Nam xét nghiệm miễn dịch này kết hợp với labo tại Pháp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị tụ dịch vết mổ cũ nhưng đã đi mổ để tạo hình vết mổ rồi nhưng mà vẫn chưa thấy có em bé. Gần 1 năm sau em đi khám lại thấy lại bị tụ dịch lại. Vậy bác sĩ cho em hỏi người bị tụ dịch vết mổ cũ làm AIF rồi hút dịch để chuyển phôi có được không? Tỉ lệ thành công có cao không ạ? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Nguyen Ha [1990]

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuyến - Bác sĩ lâm sàng - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Người bị tụ dịch vết mổ cũ làm AIF rồi hút dịch để chuyển phôi có được không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Với tình trạng của bạn thì có thể làm IVF để chuyển phôi. Việc hút dịch buồng tử cung cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ làm tăng tỷ lệ có thai. Tỷ lệ thành công khoảng 30%. Bạn cần thăm khám để được tư vấn kỹ hơn về các phương pháp hỗ trợ mang thai.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc tụ dịch vết mổ cũ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề