Đền mẫu thoải ở đâu

ĐỀN MẪU THOẢI PHÚC XÁ - BẮC BIÊN

Đền Mẫu thoải Phúc Xá - Bắc Biên nằm trên địa bàn Tổ dân phố số 9 [thôn Bắc Biên trước đây], phường Ngọc Thụy. Đền có tên chữ là “Phúc Xá linh từ”. Sở dĩ đền có tên Phúc Xá là do lấy theo tên cổ trước đây: Cơ Xá và An Xá sáp nhập thành Phúc Xá, sau này đổi tên là Bắc Biên.

Đền Mẫu thoải Phúc Xá nằm ở sát sông Hồng, phía trước có lạch nước rộng, phía ngoài lạch nước có bãi nổi, rồi mới đền lòng sông lớn. Khi nước sông cạn, lạch nước như là một “hồ” rộng, tạo thế hồ cạnh sông. Đền Mẫu thoải Phúc Xá có thế đất đặc biệt với một vùng sông nước bao la phía trước; phía sau là khu dân cư đến định cư ít nhất là vào thời Lý định đô ở Thăng Long.

Đền Mẫu thoải Phúc Xá thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian giống nhiều di tích ở các vùng ven sông. Gần đó còn có đền Núi, đền Rừng. Thờ Mẫu là một hiện tượng đặc biệt trong hệ thống thờ cúng tín ngưỡng của người Việt. Hầu như các chùa thờ Phật đều có Điện Mẫu nhưng cũng có nơi Mẫu được thờ riêng, một trong những nơi đó là đền Mẫu Bắc Biên.

Qua những thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu Bắc Biên đã có nhiều thay đổi về diện mạo kiến trúc so với gốc cũ. Những kiến trúc hiện nay là kết quả của các đợt trùng tu sửa chữa từ sau năm 1975. Đền chính có tòa nhà 1 gian 2 chái, chồng diêm 2 tầng 8 mái, có đao cong lợp ngói di, bộ khung vì bằng gỗ; phía sau có chuôi duộc xây bằng bê tông mái vòm lợp ngói. Phía ngoài Tiền tế bố trí ban thờ đức vua cha Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu; phía trước thờ Ngũ vị Tôn Ông, các Quan hoàng. Ban thờ bên phải thờ Đức Thánh Trần, bên trái thờ Sơn Trang. Trong Hậu cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ vị vua Bà đều được đặt trong khám gỗ; ở ngoài là tượng Mẫu Thoải chủ đền. Trước đền có sân nhỏ; ở giữa sân có một cây ngái cổ thụ thường xuyên sai quả như sự cầu mong một cuộc sống luôn sung túc, đầy đủ đến với mọi người. Hai bên sân có lầu thờ Cô, Cậu. Bên trái sân đền có một tòa thờ Mẫu Thoải riêng, mái bê tông mới xây dựng năm 2001. Bên cạnh các tượng thờ, đền có các đồ thờ khác như: câu đối, hoành phi, cuốn thư, ngai thờ, bộ chấp kích, biển lệnh, chuông đồng… Đa số các di vật, đồ thờ của đền có niên đại thế kỷ XX.

Đền Mẫu thoải Phúc Xá ra đời và tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Các lễ cúng của đền tập trung vào dịp tứ quý: ngày 10 tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Chạp âm lịch.

Ngày nay, được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phương, hệ thống đền, chùa trên địa bàn phường Ngọc Thụy nói chung, đền Mẫu thoải Phúc Xá nói riêng luôn được bảo vệ và chỉnh trang ngày càng khang trang, góp phần làm đẹp thêm cảnh quan của một phường giàu truyền thống cách mạng và có nhiều di tích lịch sử văn hóa.

Nguồn thông tin: UBND quận Long Biên, Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến quận Long Biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

Page 2

ĐỀN MẪU THOẢI PHÚC XÁ - BẮC BIÊN

Đền Mẫu thoải Phúc Xá - Bắc Biên nằm trên địa bàn Tổ dân phố số 9 [thôn Bắc Biên trước đây], phường Ngọc Thụy. Đền có tên chữ là “Phúc Xá linh từ”. Sở dĩ đền có tên Phúc Xá là do lấy theo tên cổ trước đây: Cơ Xá và An Xá sáp nhập thành Phúc Xá, sau này đổi tên là Bắc Biên.

Đền Mẫu thoải Phúc Xá nằm ở sát sông Hồng, phía trước có lạch nước rộng, phía ngoài lạch nước có bãi nổi, rồi mới đền lòng sông lớn. Khi nước sông cạn, lạch nước như là một “hồ” rộng, tạo thế hồ cạnh sông. Đền Mẫu thoải Phúc Xá có thế đất đặc biệt với một vùng sông nước bao la phía trước; phía sau là khu dân cư đến định cư ít nhất là vào thời Lý định đô ở Thăng Long.

Đền Mẫu thoải Phúc Xá thờ Mẫu theo tín ngưỡng dân gian giống nhiều di tích ở các vùng ven sông. Gần đó còn có đền Núi, đền Rừng. Thờ Mẫu là một hiện tượng đặc biệt trong hệ thống thờ cúng tín ngưỡng của người Việt. Hầu như các chùa thờ Phật đều có Điện Mẫu nhưng cũng có nơi Mẫu được thờ riêng, một trong những nơi đó là đền Mẫu Bắc Biên.

Qua những thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu Bắc Biên đã có nhiều thay đổi về diện mạo kiến trúc so với gốc cũ. Những kiến trúc hiện nay là kết quả của các đợt trùng tu sửa chữa từ sau năm 1975. Đền chính có tòa nhà 1 gian 2 chái, chồng diêm 2 tầng 8 mái, có đao cong lợp ngói di, bộ khung vì bằng gỗ; phía sau có chuôi duộc xây bằng bê tông mái vòm lợp ngói. Phía ngoài Tiền tế bố trí ban thờ đức vua cha Ngọc Hoàng cùng Nam Tào, Bắc Đẩu; phía trước thờ Ngũ vị Tôn Ông, các Quan hoàng. Ban thờ bên phải thờ Đức Thánh Trần, bên trái thờ Sơn Trang. Trong Hậu cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Tứ vị vua Bà đều được đặt trong khám gỗ; ở ngoài là tượng Mẫu Thoải chủ đền. Trước đền có sân nhỏ; ở giữa sân có một cây ngái cổ thụ thường xuyên sai quả như sự cầu mong một cuộc sống luôn sung túc, đầy đủ đến với mọi người. Hai bên sân có lầu thờ Cô, Cậu. Bên trái sân đền có một tòa thờ Mẫu Thoải riêng, mái bê tông mới xây dựng năm 2001. Bên cạnh các tượng thờ, đền có các đồ thờ khác như: câu đối, hoành phi, cuốn thư, ngai thờ, bộ chấp kích, biển lệnh, chuông đồng… Đa số các di vật, đồ thờ của đền có niên đại thế kỷ XX.

Đền Mẫu thoải Phúc Xá ra đời và tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Các lễ cúng của đền tập trung vào dịp tứ quý: ngày 10 tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Chạp âm lịch.

Ngày nay, được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phương, hệ thống đền, chùa trên địa bàn phường Ngọc Thụy nói chung, đền Mẫu thoải Phúc Xá nói riêng luôn được bảo vệ và chỉnh trang ngày càng khang trang, góp phần làm đẹp thêm cảnh quan của một phường giàu truyền thống cách mạng và có nhiều di tích lịch sử văn hóa.

Nguồn thông tin: UBND quận Long Biên, Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng kháng chiến quận Long Biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

        Mẫu Đệ Tam còn gọi là Mẫu Thoải. Chữ Thoải là đọc chệch của chữ Thủy. Mẫu Thoải tức là Mẫu Thủy hay còn gọi là Thủy Cung Thánh Mẫu. Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn đã ra đời từ rất lâu trước cả Mẫu Liễu Hạnh. Trong Tam Tòa Thánh mẫu, Mẫu Thoải đứng thứ ba. Vậy Mẫu Thoải là ai, đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm.

Đền Xâm Thị thờ Mẫu Thoải ở Hồng Vân, Thường Tín

       Mẫu Thoải cùng như Mẫu Thượng Ngàn có nhiều thần tích khá khác nhau, không được thống nhất như Mẫu Liễu Hạnh. Dưới đây người viết liệt kê một số truyền thuyết về thân thế của Mẫu Thoải để các bạn tham khảo.

            Truyền thuyết từ vùng Thái Bình, Nghệ An: Từ thủa hồng hoang, thời mở mang đất nước, vua Kinh Dương Vương đi chu du khắp nơi. Rồi một ngày kia, nhà vua gặp một người con gái nhan sắc tuyệt trần và đã lấy nàng làm vợ. Nàng chính là con gái của Long Vương. Sau này bà đã sinh ra Sùng Lãm chính là vua Lạc Long Quân.  Vì nàng là con gái Long Vương nên được làm nhiệm vụ cai quản vùng sông biển, ao hồ. 

         Truyền thuyết tại vùng Nghệ An cho biết thêm hai người đã gặp nhau bên bờ sông Lam ngày nay, ngày xưa gọi là sông Thanh Long.

         Truyền thuyết Mẫu Thoải ở Đền Dùm - Tuyên Quang, Đền Xâm Thị  và Đền Dầm- Thường Tín - Hà Nội:  Theo  truyền thuyết này thì Mẫu Thoải cũng xuất thân là con gái của Vua Thủy Tề, nhưng không thấy nhắc đến hai vợ chồng sinh ra Lạc Long Quân:

Đền Hạ Tuyên Quang thờ Mẫu Thoải

“Thỉnh mời Đệ Tam ThánhTiên 

Xích Lân Long Nữ ngự miền Thoải Cung 

Kính Xuyên sớm kết loan phòng 

Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan 

Kinh Xuyên chẳng xét ngay gian 

Vàng mười nỡ để lầm than sao đành 

Lòng trời thương kẻ ngay lành 

Xui quan Liễu Nghị nho sinh tìm vào…” 

      Theo truyền thuyết này, có lẽ dân gian vẫn nói người con gái gian giảo là "thảo mai" chắc là xuất xứ từ sự gian giảo của nàng Thảo Mai trong câu chuyện này.

     2. Truyền thuyết Mẫu Thoải là vợ của Vua Thủy Tề

        Ở làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Mẫu Thoải được thờ là Thành hoàng và có sắc thượng phong đề "Nhữ Nương Nam nữ Nam Hải Đại Vương".Theo thần phả của làng: Mẫu Thoải là vợ của vua Thủy Tề, là Hoàng hậu ở dưới Thủy cung. Vua Thủy Tề trông coi các việc ở biển, còn Mẫu trông coi các việc ở sông, suối. Do sông suối có ở khắp nơi nên Mẫu cũng có mặt ở khắp nơi, nhất là tại các bến sông lớn. 

     Theo thuyết này, Lạc Long Quân đã giao cho 3 công chúa cai quản sông biển nước nam là:Thủy tinh Động đình Ngọc nữ Công chúa, Hoàng Bà Đoan khiết Phu nhân và Tam giang Công chúa. Ba bà đóng dinh cơ ở sông Nguyệt Đức và có nhiệm vụ coi sóc các sông nước, luồng lạch, dạy dân chế tạo thuyền bè và đan các thứ lưới bắt cá, chế ngự các vị thần mưa, thần gió mỗi khi các vị này xâm hại đến hạ giới. Các Mẫu còn làm mưa và giúp dân chống lụt.

Đền Dầm thờ Mẫu Thoải ở Ninh Sở

      Bình luận thêm của người viết: Truyền thuyết Mẫu Thoải là hoàng hậu của Vua Thủy Tề thì chỉ giới hạn ở một làng. Truyền thuyết Mẫu Thoải là hóa thân của 3 công chúa của Lạc Long Quân không phải là thuyết thuyết phục lắm bởi cai quản sông biển ao hồ là của Hoàng cung Thủy Tề. Nếu có thì đây coi như một hóa thân của Mẫu Thoải mà thôi.

    Truyền thuyết về Mẫu Thoải là con gái của Vua Thủy Tề [Long Vương] có lẽ hợp với tục thờ Mẹ Sông Nước trong tín ngưỡng thờ Thoải Phủ của dân tộc Việt Nam từ muôn đời nay. Truyền thuyết này được phổ biến ở mọi miền đất nước. Như vậy, có thể nói tích Mẫu Thoải là con gái Long Vương được coi là tích có tính thuyết phục hơn cả.
      Mẫu Thoải được thờ phụng hầu hết ở các vùng sông nước. Tuy nhiên, điều kỳ lạ vùng núi Tuyên Quang lại được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải. Có lẽ là là vì tích của Mẫu liên quan đến Vua Hùng.
      Tuyên Quang có 3 ngôi đền thờ Mẫu Thoải: Đền Hạ  [Đền Tam Cờ], Đền Ỷ La, Đền Thượng [Đền Dùm]. Đền Hạ là đền gốc, còn hai đền kia là đền được chia tách từ Đền Hạ. Đây là ba ngôi đền chính của Mẫu Thoải được gắn với sự phát tích của Mẫu.
      Mẫu Thoải có công trạng phù các triều đại đánh giặc, giữ nước. Dấu tích của Mẫu Thoải phù cho Trần Nhân Tông đánh quân Nguyên được phát tiết tại vùng Thường Tín - Hà Nội. Tiêu biểu về dấu tích này là đền Xâm Thị ở xã Hồng Vân và Đền Dầm xã Ninh Sở. Đây được coi là hai ngôi đền chính của Mẫu Thoải gắn với tích Mẫu hiển linh phù vua Trần.       Đền Mẫu Thác Hàn - Thanh Hóa là dấu tích của Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Lê Lợi.

     Ngoài ra, Mẫu Thoải còn được thờ vọng ở nhiều nơi. Có lẽ phải kể đến Đền Mẫu Thoải tại Lạng Sơn, Đền Ghềnh - Gia Lâm... 

Page 2

TRANG CHỦ TAM TÒA THÁNH MẪU NGŨ VỊ TÔN QUAN TỨ PHỦ CHẦU BÀ TỨ PHỦ QUAN HOÀNG TỨ PHỦ THÁNH CÔ TỨ PHỦ THÁNH CẬU VĂN KHẤN TỨ PHỦ CÁC NGÀY TIỆC KHU DU LỊCH TÂM LINH VIDEOS VĂN HẦU NHÀ NGOẠI CẢM VIỆT NAM NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ NGHI

Video liên quan

Chủ Đề