Đề cương Địa lí lớp 8 cuối học kì 1

Download Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 8 - Tài liệu ôn tập Địa lý lớp 8 cơ bản

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 8 tổng hợp toàn bộ các kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa Địa lý 8. Vì thế các em học sinh có thể lưu lại nội dung tài liệu đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 8 để ôn tập, ôn thi sao cho hiệu quả nhất và còn giúp các em tiết kiệm đáng kể thời gian soạn thảo đề cương.

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 8 được xây dựng với 2 phần nội dung chính là phần kiến thức lý thuyết tổng quan và phần câu hỏi ôn tập. Các nội dung này đều là những kiến thức quan trọng trong học kì 1, giúp các em học sinh ôn tập có trọng tâm, hiệu quả. Các em không những có thể củng cố kiến thức, hệ thống kiến thức mà còn nâng cao cho mình những kỹ năng trình bày câu hỏi, bài tập địa lý sao cho đầy đủ, khoa học và chính xác nhất.

Download Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Địa lý lớp 8

Ngoài ra để chuẩn bị cho kì thi khảo sát giữa hk2 thì đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 sẽ là tài liệu tham khảo và ôn thi rất hay mà các em học sinh không nên bỏ qua, Nội dung đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 8 được xây dựng dưới dạng đề tự luận có đáp án kèm theo, giúp các em chủ động ôn tập, ôn thi hiệu quả nhất.

2. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng. – Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới, và kiểu khí hậu khác nhau. – Do lãnh thổ rộng, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo

Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

Đặc điểm địa hình và khoáng sản. – Có nhiều dãy núi chạy theo 2 hướng Đông-Tây và Bắc-Nam. – Sơn nguyên và cao nguyên đồ sộ tập trung ở trung tâm. – Nhiều đồng bằng rộng. =>Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức tạp. – Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu,…

Câu 3: Kể tên các đới khí hậu châu Á từ Bắc xuống Nam? Giải thích tại sao khí hậu châu Á lạ phân chia thành nhiều đới như vậy?

– Các đới khí hậu ở châu Á: + Đới khí hậu cực và cân cực, đới khí hậu ôn đới. + Đới khí hậu cận nhiệt. + Đới khí hậu nhiệt đới. + Đới khí hậu xích đạo. – Như vậy, châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau. Sự đa dạng này là do lãnh thổ rộng trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Mặt khác, ở 1 số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên khí hậu con thay đổi theo độ cao.

Câu 4: Trình bày và giải thích sự phân hóa khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?


    a] Kiểu khí hậu gió mùa: – Phân bố chủ yếu của khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á – Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều.

    b] Kiểu khí hậu lục địa:

– Phân bố chủ yếu vùng nội địa và Tây Nam Á. – Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và khô.

    * Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa:

– Là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình bị chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển,…

Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Giải thích sự khác nhau về chế độ nước của các hệ thống sông lớn?


Đặc điểm sông ngòi: – Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn [ I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, MêKông, Ấn Hằng] – Các sông phân bố không đều, chế độ nước khá phức tạp.

    * Bắc Á:

– Mạng lưới sông ngòi dày, mùa đông nước đóng băng mùa xuân có lũ lớn do băng tan

    * Khu vực châu Á gió mùa:

– Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mùa mưa.

    * Khu vực Tây và Trung Á:

– Ít sông nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

Câu 6: Nêu giá trị kinh tế của hệ thống sông lớn châu Á?

– Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,…

Câu 7: Trình bày cảnh quan tự nhiên châu Á và giải thích sự phân bố của một số cảnh quan?

– Các đới cảnh quan tự nhiên: * Các cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại: + Rừng lá kim: ở Bắc Á [Xibia] nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt: ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. – Nguyên nhân phân bố của 1 số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới và các kiểu khí hậu.

Câu 8: Nêu những thuận lợi khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống sản xuất?


– Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phu đa dạng[nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, các tài nguyên đất, nước, thực vật, động vật, rừng,…]
– Khó khăn: núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và nhiều thiên tai.
Câu 9: Trình bày đặc điểm nổi bậc của dân cư và xã hội châu Á?

1. Một châu lục đông dân nhất thế giới: – Dân số đông và tăng nhanh. – Mật độ dân cư cao, phân bố không đều.

2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:

– Dân cu thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít

3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn

– Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo[các tôn giáo lớn như: Phật Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Thiên Chúa Giáo,…]

Câu 10: Cho biết tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của khu vực châu Á.

– Nhật Bản nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước khỏi mọi ràng buột lỗi thời của chế đọ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Câu 11: Những thành tựu về nông nghiệp của các nước ở châu Á được biểu hiện như thế nào.


1. Nông nghiệp: – Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất. – Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới [2003]. – Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đông dân, nay đủ và thừa để xuất khẩu gạo. – Thái Lan và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo. – Các vật nuôi rất đa dạng.

Câu 12: Trình bày tình hình phát triển các nghành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.


   1. Nông nghiệp: – Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất. – Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới [2003]. – Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đông dân, nay đủ và thừa để xuất khẩu gạo. – Thái Lan và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo. – Các vật nuôi rất đa dạng.

   2. Công nghiệp:

– Công nghiệp được ưu tiên phát triển bao gồm: công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến. – Công nghiệp luyện kim cơ khí chế tạo điện tử,… phát triển mạnh. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc. – Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước.

   3. Dịch vụ:

– Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

Câu 13: Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí và địa địa hình như thế nào?


   1. Vị trí địa lí – Nằm trong khoảng từ 12 độ B đến 42 độ B, kinh tuyến 26 độ Đ đến 73 độ Đ – Vị trí chiến lược quan trọng.

   2. Đặc điểm tự nhiên:

– Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên + Phía Đông Bắc, có dãy núi cao chạy từ bờ địa trung hải với hệ An-pi với dãy Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhỉ Kì và I-ran. + Phía Tây Nam là sơn nguyên A-ráp. + Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà. – Khí hậu nhiệt đới khô. – Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thê giới.

Câu 14: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?

– Có 3 mặt giáp với biển và đại dương, phía Bắc là dãy núi Hi-ma-lay-a. – Có 3 miền địa hình: + Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a. + Phía Nam là sơn nguyên Đê-căn. + Ở giữa là đòng bằng Ấn-Hằng

Câu 15: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á?

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.hu vực Nam Á? – Sự phân bố lượng mưa không đều: trên các sườn phía Nam mưa nhiều, sườn phía Bắc lượng mưa

Chủ Đề