Đề bài - giải đề thi học kì 2 toán lớp 9 năm 2020 - 2021 pgd quận cầu giấy

\[\begin{array}{l}P = 2{x^2} - 2xy + {y^2} - 3x + \frac{1}{x} + 2\sqrt {x - 2} + 2021\\P = [{x^2} - 2xy + {y^2}] + 2\sqrt {x - 2} + [{x^2} - 4x + 4] + \frac{1}{x} + x + 2017\\P = {[x - y]^2} + 2\sqrt {x - 2} + {[x - 2]^2} + \left[ {\frac{1}{x} + \frac{x}{4}} \right] + \frac{{3x}}{4} + 2017\\ \Rightarrow P \ge {[2 - y]^2} + 0 + 0 + 2\sqrt {\frac{1}{x}.\frac{x}{4}} + \frac{{3.2}}{4} + 2017\,\,\\ \Rightarrow P \ge 0 + 0 + 0 + 1 + \frac{3}{2} + 2017\\ \Rightarrow P \ge \frac{{4039}}{2}\end{array}\]

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3
  • LG bài 4
  • LG bài 5

Đề bài

Câu 1. [2,0 điểm]

Cho biểu thức \[A = \frac{2}{{\sqrt x - 2}}\] và \[B = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 2}} + \frac{{4\sqrt x }}{{x - 4}}\] với \[x \ge 0\] và \[x \ne 4\]

1] Tính giá trị biểu thức A khi x = 9.

2] Chứng minh \[B = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}}\].

3] Tìm x để \[A + B = \frac{{3x}}{{\sqrt x + 2}}\].

Câu II. [2,0 điểm]

Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:

Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10, hai trường A và B có tất cả 750 học sinh dự thi. Trong số học sinh trường A dự thi có 80% số học sinh trúng tuyển, còn trong số học sinh trường B dự thi có 70% số học sinh trúng tuyển. Biết tổng số học sinh trúng tuyển của cả hai trường là 560 học sinh. Tính số học sinh dự thi của môi trường?

Câu III. [2,0 điểm]

1] Giải hệ phương trình:

\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{2}{{x - y}} + \sqrt {y + 1} = 4}\\{\frac{1}{{x - y}} - 3\sqrt {y + 1} = - 5}\end{array}} \right.\]

2] Cho parabol [P]: \[y = {x^2}\]và đường thẳng [d]: \[y = 2[m - 1]x - {m^2} + 2m\] [m là tham số].

a. Tìm tọa độ giao điểm của parabol [P] và đường thẳng [d] khi m = 2.

b. Tìm m để đường thẳng [d] và parabol [P] cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ \[{x_1};{x_2}\] là hai số đối nhau.

Câu IV. [3,5 điểm]

Cho nửa tròn [0 ; R] đường kính AB và điểm M thuộc nửa đường tròn đó [M khác A và B]. Trên dây BM lấy điểm N [N khác B và M], tỉa AN cắt nửa đường tròn [O] tại điểm thứ hai là P. Tia AM và tia BP cắt nhau tại Q.

1] Chứng minh: bốn điểm M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn.

2] Chứng minh: \[\Delta \]MAB và \[\Delta \]MNQ đồng dạng.

3] Chứng minh MO là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác MNQ.

4] Dựng hình bình hành ANBC. Chứng minh QB = QC.sin\[\widehat {QPM}\]

Câu V.[0,5 điểm]

Tìm GTNN của biểu thức:

\[P = 2{x^2} - 2xy + {y^2} - 3x + \frac{1}{x} + 2\sqrt {x - 2} + 2021\].

LG bài 1

Phương pháp giải:

1] Kiểm tra x = 9 có thỏa mãn điều kiện hay không và thay vào A tính toán.

2] Quy đồng và rút gọn.

3] Rút gọn biểu thức\[A + B = \frac{{3x}}{{\sqrt x + 2}}\] rồitìm x.

Chú ý kết hợp ĐKXĐ.

Lời giải chi tiết:

Câu 1:

1] Thay \[x = 9\] [t/m đk] vào A ta được:

\[A = \frac{2}{{\sqrt 9 - 2}} = 2\]

Vậy khi \[x = 9\] thì \[A = 2\].

2]

\[\begin{array}{l}B = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 2}} + \frac{{4\sqrt x }}{{x - 4}}\\ = \frac{{\sqrt x [\sqrt x - 2] + 4\sqrt x }}{{[\sqrt x + 2][\sqrt x - 2]}}\\ = \frac{{x + 2\sqrt x }}{{[\sqrt x + 2][\sqrt x - 2]}}\\ = \frac{{\sqrt x [\sqrt x + 2]}}{{[\sqrt x + 2][\sqrt x - 2]}}\\ = \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}}\end{array}\]

3]

Ta có:

\[\begin{array}{l}A + B = \frac{{3x}}{{\sqrt x - 2}}\\ \Leftrightarrow \frac{2}{{\sqrt x - 2}} + \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}} = \frac{{3x}}{{\sqrt x - 2}}\\ \Leftrightarrow 2 + \sqrt x = 3x\\ \Leftrightarrow 3x - \sqrt x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow [3\sqrt x + 2][\sqrt x - 1] = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{3\sqrt x + 2 = 0\,[VN]}\\{\sqrt x - 1 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow x = 1\,\,[t/m]\end{array}\]

Vậy \[x = 1\] thỏa mãn đề bài.

LG bài 2

Phương pháp giải:

1] Phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

- Gọi ẩn và đặt ĐK cho ẩn.

- Biểu diễn các đại lượng đã biết và chưa biết theo ẩn.

- Thiết lập các phương trình từ điều kiện bài cho suy ra hệ phương trình.

- Giải hệ và kết luận.

Lời giải chi tiết:

Gọi số HS trúng tuyển của trường A và B lần lượt là x và y[\[x,y \in {\mathbb{N}^*};\,\,x,y < 750\]].

Ta có phương trình: \[x + y = 750\,\,[1]\]

Do trường A có \[80\% \] số HS trúng tuyển nên số HS trúng tuyển của trường A là: \[0,8x\] [học sinh]

Do trường A có \[70\% \] số HS trúng tuyển nên số HS trúng tuyển của trường A là: \[0,7y\] [học sinh]

Vì tổng số HS trúng tuyển của hai trường là 560 học sinh nên ta có pt:

\[0,8x + 0,7y = 560\,\,[2]\]

Từ [1] và [2] ta có hệ phương trình:

\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 750}\\{0,8x + 0,7y = 560}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 350}\\{y = 400}\end{array}} \right.} \right.\]

Vậy số học sinh trúng tuyển của trường A và B lần lượt là: 350 học sinh và 400 học sinh.

LG bài 3

Phương pháp giải:

1]- Đặt ẩn phụ suy ra hệ phương trình mới

- Giải hệ phương trình mới rồi thế vào cách đặt tìm được x, y

- Kết luận

Chú ý: Điều kiện của hệ

2]

a] Thay m vào [d] rồi giải phương trình hoành độ giao điểm tìm được x

Suy ra tọa độ giao điểm.

b] - Xét phương trình hoành độ giao điểm

- Đường thẳng [d] và parabol [P] cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ \[{x_1};{x_2}\] là hai số đối nhau khi\[\Delta ' > 0\] và \[{x_1} + {x_2} = 0\]

- Áp dụng định lí vi-ét tìm được m

Lời giải chi tiết:

1] \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{2}{{x - y}} + \sqrt {y + 1} = 4}\\{\frac{1}{{x - y}} - 3\sqrt {y + 1} = - 5}\end{array}} \right.\] điều kiện: \[y \ge - 1,\,\,x \ne y\].

Đặt \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x - y}} = a}\\{\sqrt {y + 1} = b\,[b \ge 0]}\end{array}} \right.\] ta có hpt:

\[\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2a + b = 4}\\{a - 3b = - 5}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 1}\\{b = 2}\end{array}} \right.} \right.\] suy ra:

\[\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x - y}} = 1}\\{\sqrt {y + 1} = 2}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x - y}} = 1}\\{y + 1 = 4}\end{array}} \right.} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 4[t/m]}\\{y = 3[t/m]}\end{array}} \right.\end{array}\]

Vậy hệ phương trình có nghiệm \[[4;\,3]\].

2]

a] Khi \[m = 2\] ta có:

\[\begin{array}{l}y = 2.[2 - 1]x - {2^2} + 2.2\\ \Leftrightarrow y = 2x\end{array}\]

\[\begin{array}{l}{{\rm{x}}^2} = 2x\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2x = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 2}\end{array}} \right.\end{array}\]

+] Với x = 0 thì y = 0

+] Với x = 2 thì y = 2.2 = 4

Suy ra tọa độ giao điểm của \[[d]\] và \[[P]\] là [0; 0] và [2; 4]

b] Xét phương trình hoành độ giao điểm của \[[d]\] và \[[P]\]:

\[\begin{array}{l}{x^2} = 2[m - 1] - {m^2} + 2m\,\,\,\\ \Leftrightarrow {x^2} - 2[m - 1]x + {m^2} - 2m = 0\,\,[1]\end{array}\]

Để \[[d]\] và \[[P]\] cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì phương trình [1] có: \[\Delta ' > 0\]

\[ \Leftrightarrow {[m - 1]^2} - {m^2} + 2m > 0\]

\[ \Leftrightarrow 1 > 0\][luôn đúng]

Vậy phương trình [1] luôn có 2 nghiệm phân biệt.

+] Để \[[d]\] và \[[P]\] cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ là hai số đối nhau thì:

\[{x_1} = - {x_2} \Leftrightarrow {x_1} + {x_2} = 0\]

Mặt khác, theo Vi-ét ta có: \[{x_1} + {x_2} = 2[m - 1]\] nên:

\[2[m - 1] = 0 \Leftrightarrow m = 1\]

Vậy \[m = 1\] thỏa mãn đề bài.

LG bài 4

Phương pháp giải:

a] Sử dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

b] Chứng minh hai tam giác đồng dạng theo trường hợp góc - góc

c] Chứng minh MO vuông góc với bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác MNQ

d] Dựa vào quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác vuông

Lời giải chi tiết:

1]

Ta có: \[\widehat {AMB} = {90^0}\] [Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn]

\[ \Rightarrow \widehat {QMN} = {90^0}\] [kề bù với \[\widehat {AMB}\]]

\[\widehat {APB} = {90^0}\][Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn]

\[ \Rightarrow \widehat {QPN} = {90^0}\][kề bù với \[\widehat {APB}\]]

Xét tứ giác MNPQ có:

\[\widehat {QMN} + \widehat {QPN} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\]

Mà hai góc này ở vị trí đối diện

Suy ra tứ giác MNPQ nội tiếp.

Vậy bốn điểm M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn.

2]

Do tứ giác MNPQ nội tiếp nên: \[\widehat {MQN} = \widehat {MPN}\] [Hai góc nội tiếp cùng chắn cung MN]

Xét [O] có: \[\widehat {ABM} = \widehat {MPN}\] [hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM]

Suy ra: \[\widehat {MQN} = \widehat {ABM}\]

Xét \[\Delta MAB\] và \[\Delta MNQ\] có:

\[\widehat {AMB} = \widehat {NMQ} = {90^0}\]

\[\widehat {MQN} = \widehat {ABM}\]

Suy ra: [g.g]

3]

Gọi I là trung điểm của QN.

Xét tam giác MNQ vuông tại M có I là trung điểm của QN nên:

MN=MI=IQ => I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MNQ.

Do \[\Delta MIN\] cân tại I nên \[\widehat {IMN} = \widehat {INM}\]

Vì tứ giác MNPQ nội tiếp nên: \[\widehat {IMN} = \widehat {MPQ}\] [cùng chắn cung MQ]

Suy ra: \[\widehat {INM} = \widehat {MPQ}\] [1]

Do \[\Delta OMB\] cân tại O [OM=OB=R] nên: \[\widehat {OBM} = \widehat {ABM}\]

Mà: \[\widehat {ABM} = \widehat {MPA}\] [hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM]

Suy ra: \[\widehat {OMB} = \widehat {MPA}\] [2]

Từ [1] và [2] ta có: \[\widehat {OMB} + \widehat {IMN} = \widehat {MPA} + \widehat {MPQ} = \widehat {APQ} = {90^0}\]

Suy ra: \[\widehat {OMI} = {90^0}\,\, \Rightarrow MI \bot MO\]

Vậy MO là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác MNQ.

4]

Do ANBC là hình bình hành nên: BC // AN hay BC // AP mà \[AP \bot BQ\]

Suy ra: \[BC \bot BQ \Rightarrow \widehat {QBC} = {90^0}\]

Do ANBC là hình bình hành nên: AC // MB mà \[MB \bot AN\]

Suy ra: \[AC \bot AM \Rightarrow \widehat {CAQ} = {90^0}\]

Xét tứ giác AQBC có: \[\widehat {QBC} + \widehat {CAQ} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\]

=> Tứ giác AQBC nội tiếp đường tròn.

\[ \Rightarrow \widehat {MAB} = \widehat {QCB}\] [hai góc nội tiếp cùng chắn cung QB] [3]

Ta có: \[\widehat {MAB} + \widehat {MBA} = {90^0}\] [tam giác MAB vuông tại M]

\[\widehat {QPM} + \widehat {MPA} = {90^0}\] mà \[\widehat {MPA} = \widehat {MBA}\] [Hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM]

\[ \Rightarrow \widehat {MAB} = \widehat {QPM}\]\[\][4]

Từ [3] và [4] suy ra \[\widehat {QCB} = \widehat {QPM}\][5]

Xét tam giác QCB vuông tại B có: sin \[\widehat {QCB}\] =\[\frac{{QB}}{{QC}}\] [6]

Từ [5] và [6] suy ra: \[\sin \widehat {QPM} = \frac{{QB}}{{QC}}\] hay \[QB = QC.\sin \widehat {QPM}\] [đpcm]

LG bài 5

Phương pháp giải:

- Tách thành các hằng đẳng thức và các số dương để đánh giá.

Chú ý điều kiện của c khi áp dụng BĐT Cô - Si cho hai số dương.

Lời giải chi tiết:

\[\begin{array}{l}P = 2{x^2} - 2xy + {y^2} - 3x + \frac{1}{x} + 2\sqrt {x - 2} + 2021\\P = [{x^2} - 2xy + {y^2}] + 2\sqrt {x - 2} + [{x^2} - 4x + 4] + \frac{1}{x} + x + 2017\\P = {[x - y]^2} + 2\sqrt {x - 2} + {[x - 2]^2} + \left[ {\frac{1}{x} + \frac{x}{4}} \right] + \frac{{3x}}{4} + 2017\\ \Rightarrow P \ge {[2 - y]^2} + 0 + 0 + 2\sqrt {\frac{1}{x}.\frac{x}{4}} + \frac{{3.2}}{4} + 2017\,\,\\ \Rightarrow P \ge 0 + 0 + 0 + 1 + \frac{3}{2} + 2017\\ \Rightarrow P \ge \frac{{4039}}{2}\end{array}\]

Dấu = xảy ra khi \[x = 2\].

Vậy GTNN của P bằng \[\frac{{4039}}{2}\] khi \[x = 2\].

\[\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề