Dđịa điểm đại học flc hạ long năm 2022

Tập đoàn FLC vừa đệ trình xin phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Quốc tế Công nghệ – Du lịch – Hàng không Hạ Long tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo TS. LS Vũ Đặng Hải Yến – Giám đốc Công ty Luật TNHH SmiC, Trợ lý HĐQT kiêm Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn FLC, đây sẽ là trường đại học đầu tiên xây dựng theo mô hình “đô thị đại học” tại địa phương, với mục tiêu tạo ra nguồn cung nhân lực chất lượng cao theo các tiêu chuẩn hàng đầu của trong nước và quốc tế.

TS. LS Vũ Đặng Hải Yến – Giám đốc Công ty Luật TNHH SmiC, Trợ lý HĐQT kiêm Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn FLC

Đô thị đại học đầu tiên tại Quảng Ninh

Xin bà cho biết một số thông tin sơ bộ về dự án Trường Đại học Quốc tế Công nghệ – Du lịch – Hàng không Hạ Long?

Theo đề án, Trường Đại học Quốc tế Công nghệ – Du lịch – Hàng không Hạ Long có quy mô 50 ha, vốn đầu tư dự kiến gần 4.000 tỷ đồng, là trung tâm của Khu đô thị đại học FLC Quảng Ninh – một tổ hợp đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf và vui chơi giải trí quy mô 620 ha mà Tập đoàn FLC đang nghiên cứu đầu tư tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trường được xây dựng theo mô hình “đô thị đại học” đầu tiên tại Quảng Ninh. Mô hình này sẽ lấy Trường đại học làm trung tâm, còn các khu đô thị, khu thương mại dịch vụ với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, cung ứng dịch vụ là vệ tinh phục vụ cho nhu cầu cho các học viên trong quá trình đào tạo, có thể nói là những “xưởng  thực hành” quy mô lớn.

Kế hoạch tuyển sinh mùa đầu tiên của trường dự kiến diễn ra vào cuối năm 2020 với quy mô đào tạo ban đầu là 2.500 sinh viên và sẽ tăng lên 10.000 sinh viên vào năm 2025, 20.000 sinh viên vào năm 2030.

Tại sao Tập đoàn FLC lại chọn Hạ Long, Quảng Ninh để xây trường đại học mà không phải là Hà Nội hay các đô thị khác?

Là một trong những nhà đầu tư đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh nhiều năm nay, chúng tôi nhận thấy cơ sở và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm hiện chưa đạt hết mức tiềm năng. Dù sở hữu nhiều thắng cảnh và di sản nổi tiếng thế giới, vị trí địa lý được xác định là trung tâm kinh tế mạnh trong chiến lược biển Việt Nam và trong chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung, nhưng các cơ sở đào tạo nhân sự ngành du lịch, công nghệ cao, hàng không thực sự quy mô và đồng bộ.

Do đó, Tập đoàn FLC đã lên kế hoạch đầu tư Trường Đại học Quốc tế Công nghệ – Du lịch – Hàng không Hạ Long tại đây, nhằm xây dựng một cơ sở đào tạo mới mang tính bứt phá, kỳ vọng trở thành động lực góp phần thúc đẩy vượt bậc chất lượng nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt là nhân lực trình độ cao trong bối cảnh Quảng Ninh đang có những bước tăng trưởng mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Được biết trong giai đoạn hoạt động đầu tiên, trường sẽ thành lập ba khoa chuyên môn bao gồm: Khoa Công nghệ cao, Khoa Du lịch và Khoa Hàng không. Nguyên nhân của việc lựa chọn các ngành nghề đặc thù này là gì, thưa bà?

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang “bùng nổ” trên phạm vi toàn cầu còn Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường du lịch, thị trường hàng không thuộc top đầu thế giới về tăng trưởng,  việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho các ngành Công nghệ cao, Du lịch và Hàng không đang là yêu cầu cấp bách.

Tuy nhiên, căn cứ trên thực tiễn tuyển dụng của Tập đoàn FLC và nhu cầu chung của doanh nghiệp, có thể thấy rằng nhân lực trong các ngành này đang chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng.

Tính riêng trong lĩnh vực Du lịch, theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Thực trạng tương tự đang diễn ra trong các ngành Công nghệ cao và Hàng không với những thách thức chung về trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, kỹ năng hành nghề cũng như kỹ năng mềm…

Khi đề xuất đề án này, mục tiêu của chúng tôi là tạo ra nguồn cung nhân lực chất lượng, không những khắc phục căn bản thực trạng thiếu hụt lực lượng lao động tại Quảng Ninh; mà còn góp phần giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho toàn thị trường Việt Nam nói chung.

Nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại 4.0

Việt Nam đang tồn tại thực trạng “thừa thầy thiếu thợ”, rất nhiều trường ĐH mở ra nhưng không thu hút được sinh viên, hoặc sinh viên tốt nghiệp nhưng thiếu kỹ năng, không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Vậy Tập đoàn FLC định hướng phát triển trường ra sao để tránh khỏi vết xe đổ trên?

Với mô hình “đô thị đại học” mà chúng tôi đang đề xuất, thực trạng “thiếu thực tiễn” trong hệ thống giáo dục đào tạo sẽ được giải quyết. Bởi ngay cạnh Trường Đại học Quốc tế Công nghệ – Du lịch – Hàng không Hạ Long sẽ có “xưởng thực hành” quy mô lớn để sinh viên được cọ xát, đó là các sân golf đẳng cấp quốc tế, các khu nghỉ dưỡng 5 sao do Tập đoàn FLC đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, khu Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và các cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng không cũng là môi trường thực hành nghề lý tưởng cho các sinh viên ngành hàng không…

Trường đặt mục tiêu đạt xếp hạng QS rating và kiểm định ASEAN University Network [AUN]; xếp hạng AACSB đối với các chương trình quản trị kinh doanh trong thời gian ngắn nhất giúp học viên được học tập trong môi trường giáo dục bài bản, đẳng cấp quốc tế ngay tại Hạ Long mà không cần đi du học nước ngoài. Từ đó dần thay đổi quan niệm về “du học” truyền thống, thu hút sinh viên ở các tỉnh, thành phố khác về Quảng Ninh “du học”, kể cả sinh viên ở các quốc gia khác đến Việt Nam học về ngôn ngữ và văn hoá.

Cụ thể giải pháp đầu ra cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Trường là gì?

Trung bình mỗi năm, Tập đoàn FLC tuyển dụng lên đến 5.000 – 6.000 lao động phục vụ trong đa lĩnh vực như hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf, tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại chất lượng chuẩn quốc tế; các dự án khu công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao cũng như hãng hàng không Bamboo Airways vừa chính thức vận hành từ đầu năm 2019. Với nhu cầu nhân sự ngày càng gia tăng sau mỗi năm, các học viên của Trường sẽ có cơ hội học tập, trải nghiệm tốt nhất tại những dự án quy mô đã vận hành, điều mà các sinh viên thuộc các cơ sở đào tạo khác khó có thể tiếp cận, đồng thời có cơ hội việc làm phù hợp đúng chuyên ngành ngay sau tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, với chất lượng đào tạo tiêu chuẩn quốc tế, trường cũng sẽ là nơi cung cấp nhân sự chất lượng cao cho ngành Công nghệ cao, Du lịch và Hàng không tại Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, với nhu cầu đang rất lớn tại các cơ sở như Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn hay các khu công nghiệp, các hệ thống khách sạn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch đang ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh.

Xin cảm ơn Bà!

Sau khi được Chính phủ chấp thuận chủ trương thành lập ngày 3/6/2019, dự kiến trường Đại học FLC sẽ chuẩn bị được khởi công tại Quảng Ninh trong ngày 25/8 sắp tới.

Cuối tháng 7 vừa qua, tại Bình Định, hãng hàng không Bamboo Airways, đơn vị thành viên của Tập đoàn FLC đã chính thức khởi công Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways, một dự án nổi bật trong lĩnh vực đào tạo với quy mô gần 10 ha, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cho giai đoạn thành lập và phát triển. Dự án sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2022 sẽ đào tạo gần 3.500 học viên mỗi năm với các chuyên ngành: Phi công, Tiếp viên hàng không, Kỹ thuật, Khai thác Mặt đất…

 Một phối cảnh 3D của Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways

Có thể nói đây là dấu ấn đầu tiên của Tập đoàn FLC trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, trong bối cảnh Việt Nam đang gặp thách thức lớn bởi sự thiếu hụt nguồn cung chất lượng cao, đặc biệt là lĩnh vực du lịch dịch vụ, hàng không, công nghệ trong thời kỳ hội nhập.

Ngay sau Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways, theo thông tin mới nhất, một dự án khác rất được quan tâm trong lĩnh vực đào tạo của Tập đoàn FLC cũng sẽ chuẩn bị khởi công vào cuối tháng 8/2019. Đó là trường Đại học FLC hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận tại Quảng Ninh.

Tiêu chuẩn quốc tế

Tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố di sản Hạ Long, trường có quy mô 50 ha, tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, được định hướng trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực gắn liền với việc phát triển mô hình “Đào tạo toàn diện” đầu tiên tại Quảng Ninh.

 Phối cảnh 3D của Trường Đại học FLC tại Quảng Ninh

Điểm nhấn độc đáo và khác biệt của mô hình này là lấy trường Đại học FLC làm trung tâm, xung quanh là các khu đô thị, khu thương mại dịch vụ với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, cung ứng dịch vụ là vệ tinh phục vụ nhu cầu của các học viên trong quá trình nghiên cứu, học tập. Mô hình này được đánh giá là giải pháp cho vấn nạn “học nhưng không đi đôi với hành” đang là một trong những thách thức của giáo dục bậc cao đẳng, đại học tại Việt Nam.

Trường dự kiến tuyển sinh mùa đầu tiên vào cuối năm 2020

Trường đặt mục tiêu đạt xếp hạng QS rating và kiểm định ASEAN University Network [AUN]; xếp hạng AACSB đối với các chương trình quản trị kinh doanh trong thời gian ngắn nhất giúp học viên được học tập trong môi trường giáo dục bài bản, đẳng cấp quốc tế ngay tại Hạ Long mà không cần đi du học nước ngoài.

Cơ sở vật chất đồng bộ của Đại học FLC

Về cơ sở vật chất, trường Đại học FLC được đầu tư đầy đủ hạng mục phục vụ cho chương trình đào tạo hiện đại với sự tư vấn của đội ngũ thiết kế uy tín đến từ Australia, với các hạng mục nổi bật như: Khu giảng đường lớn với hệ thống phòng học thiết kế linh hoạt; Thư viện xây dựng theo mô hình trung tâm học liệu 3 tầng, tích hợp hệ thống E-learning, thư viện điện tử; Khu nhà hành chính gồm nhà truyền thống, bảo tàng, nhà làm việc của Ban giám hiệu với công suất tối đa 20.000 chỗ; Khu ký túc xá và nhà ăn có khả năng phục vụ lên tới 1.000 học viên…

Đào tạo đa ngành với các lĩnh vực mũi nhọn là công nghệ cao, du lịch và hàng không, Trường dự kiến tuyển sinh mùa đầu tiên vào cuối năm 2020 với quy mô tuyển sinh ban đầu là 600 sinh viên, tăng lên 6.100 sinh viên vào năm 2024 và 10.000 sinh viên vào năm 2035.

“Việc đầu tư Trường Đại học FLC được kỳ vọng sẽ xây dựng một cơ sở giáo dục hệ đại học và sau đại học vượt trội trong phương pháp và chương trình giảng dạy, góp phần phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao của Việt Nam nói riêng và góp phần phát triển các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nói chung” – đại diện lãnh đạo FLC chia sẻ.

Dồn dập khởi công

Nếu Viện Đào tạo hàng không và Đại học FLC là hai dấu ấn mới của Tập đoàn FLC trong lĩnh vực đào tạo thì hàng loạt dự án BĐS đã và đang khởi công trong cuối quý II và quý III năm nay tiếp tục cho thấy định hướng đầu tư quy mô, đồng bộ của FLC trong lĩnh vực cốt lõi vốn đã tạo dựng được nhiều danh tiếng.

Tại miền Trung, dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quảng Ngãi được khởi công cuối tháng 6 tại Bình Sơn [Khu Kinh tế Dung Quất] trên quy mô 1.026 ha với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Dự kiến sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, FLC Quảng Ngãi sẽ là một trong những thiên đường nghỉ dưỡng kết hợp mua sắm, giải trí hàng đầu khu vực Nam Trung Bộ.

FLC Quảng Ngãi – một dự án quy mô vừa được khởi công tại Nam Trung Bộ

Tại Tây Nam Bộ, ngày 21/7, Tập đoàn FLC cũng đã hoàn thành lễ khởi công Khu đô thị FLC La Vista Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp với quy mô 15 ha và được định hướng để trở thành một tổ hợp đô thị đồng bộ và hiện đại tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Và đầu tháng 8 vừa qua, khu đô thị FLC Legacy Kon Tum được công bố chuẩn bị khởi công tại thành phố Kon Tum, điểm đến đầu tiên của FLC tại khu vực Tây Nguyên. Dự kiến sau Kon Tum, Tập đoàn FLC sẽ khởi công tiếp nhiều dự án quy mô tại một số thị trường mới như Gia Lai, Tuyên Quang…

Nửa cuối năm 2019, có thể thấy FLC đang bứt tốc mạnh mẽ với hàng loạt dự án mới trong đa lĩnh vực. Định hướng phát triển một hệ sinh thái đa ngành mang tính gắn kết từ bất động sản, hàng không, du lịch – nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế…đang được doanh nghiệp này xúc tiến một cách đồng bộ và quyết liệt, nhằm phục vụ các nhu cầu ngày càng đa dạng của cộng đồng và xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề