Các phương pháp nghiên cứu khoa học cho trẻ mầm non

36
305 KB
4
181

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 36 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh GIÁO TRÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC MẦM NON [Dùng cho hệ đào tạo từ xa – ngành GD Mầm non] Vinh 2011 1 2 Lời nói đầu Cuốn "Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non" viết về vấn đề phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi. Trong cuốn sách này tác giả trình bày những vấn đề mang tính hệ thống về nghiên cứu khoa học, các vấn đề phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Ngoài ra, trong cuốn sách còn có phần phụ lục nhằm hướng dẫn cho sinh viên các lựa chọn đề tài nghiên cứu và thực thi đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Cuốn sách bao gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học - Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non - Chương 3: Các bước tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non. Cuốn "Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non" là giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, ngành Giáo dục mầm non, hệ đào tạo từ xa, đồng thời là cuốn sách cần cho những ai quan tâm mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu khám phá các vấn đề về giáo dục trẻ em. Cuốn sách viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để hoàn thiện thêm. Tác giả 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Về nghiên cứu khoa học. 1.1. Khái niệm và các đặc điểm của nghiên cứu khoa học a] Khái niệm: Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật và sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi chúng theo mục đích sử dụng. Nói cho cùng nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới. b] Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học: Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi những sự vật mà khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác nhau của nghiên cứu khoa học như sau: - Tính mới: Vì nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập thế giới của những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa biết, cho nên đó là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện, những nghiên cứu đã qua. Vì vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học. - Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau, và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó cũng chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng. 4 Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của nghiên cứu khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu cần chỉ rõ những điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện [nếu có]. - Tính thông tin: Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học ... tuy nhiên trong tất cả các trường hợp khác nhau, sản phẩm khoa học luôn luôn mang đặc trưng thông tin. Đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó. - Tính khách quan: Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên khoa học. Trong xã hội học khoa học, người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định vội vã theo tình cảm, một kết luận chưa được kiểm chứng chưa thể xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật. - Tính rủi ro: Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hoàn toàn có thể gặp thất bại. Đó là tính rủi ro của nghiên cứu. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy, trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm thấp, năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu còn hạn chế, giả thuyết khoa học đặt sai v.v. Tuy nhiên, trong khoa học “thất bại là mẹ thành công”, kết quả ấy dẫn đến một kết luận của nghiên cứu khoa học: đó là các giả thuyết đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa là trong sự vật không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Nó giúp cho các đồng nghiệp đi sau rút được kinh nghiệm cho mình, tránh dẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu. - Tính kế thừa: Ngày nay hầu như không còn một công trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau rất xa. Tính kế thừa có 5 một ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận: một người nghiên cứu chân chính không bao giờ đóng cửa, cố thủ trong những lý luận và phương pháp luận của riêng mình mà bài xích sự thâm nhập về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau. Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ môn khoa học mới xuất hiện chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học. - Tính cá nhân: Dù làm một công trình nghiên cứu khoa học do một tập thể hay cá nhân thực hiện thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân. 1.2. Về nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non: a] Khái niệm: Nghiên cứu khoa học GDMN là hoạt động tìm tòi, khám phá và nhận thức bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực GDMN, từ đó sáng tạo các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Mục đích của nghiên cứu khoa học GDMN chính là nhận thức và cải tạo nâng cao chất lượng công tác chăm sóc- giáo dục trẻ em từ 0-6 tuổi. Bản chất của nghiên cứu khoa học GDMN là sáng tạo ra cái mới b] Đối tượng của nghiên cứu khoa học GDMN Những sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực GDMN cần được khám phá, nhận thức và cải tạo chính là đối tượng của nghiên cứu khoa học GDMN. Có thể kể đến các đối tượng nghiên cứu sau đây trong lĩnh vực này: - Các vấn đề về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ em từ 0-6 tuổi - Các vấn đề về giáo dục trẻ em từ 0-6 tuổi như mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện, kết quả giáo dục, các lực lượng giáo dục, mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong GDMN... - Các vấn đề về quản lý GDMN: quản lý nhà nước về GDMN, quản lý trường mầm non [mục đích, quá trình, nội dung, phương pháp, các điều kiện đảm bảo chất lượng GDMN; quản lý đội ngũ GVMN, quản lý trẻ và nhóm lớp trong trường mầm non...]. 6 1.3. Trẻ em từ 0-6 tuổi là đối tượng cơ bản của nghiên cứu khoa học về GDMN. 3.1.1. Các quan niệm về trẻ em a] Trẻ em là động vật: Đây là quan niệm của trường phái hành vi mà đại diện là J.Watson. Khi nghiên cứu hành vi của con người như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ bên ngoài [theo công thức S - R; S là kích thích của môi trường bên ngoài; R là phản ứng trả lời tương ứng của cơ tthể], J.Watson và những người theo trường phái hành vi đã đồng nhất con người với con vật và đồng nhất trẻ em với động vật. Ông viết : “… Con người là động vật có hai chân, hai tay với những ngón tay cực kỳ tinh vi uyển chuyển. Con người phát triển 9 tháng trong thời kỳ bào thai, 8 năm trong thời kỳ thơ ấu và 70 năm trong suốt cuộc đời”. Pascan cũng quan niệm “... Con người là động vật có phản ứng với từ ngữ và sử dụng từ ngữ, nhưng phản ứng ngôn ngữ ấy chẳng qua chỉ là sự co bóp của cơ cổ mà thôi...” Tóm lại những người theo trường phái hành vi chỉ phân biệt sự khác nhau giữa con người [trẻ em] với con vật ở những dấu hiệu bên ngoài. b] Trẻ em là người lớn thu nhỏ lại. Đó là quan điểm tiến bộ hơn và tương đối phổ biến, ngay cả hiện nay. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn về mọi phương diện [tư tưởng; tình cảm; hành động...] chỉ là sự khác nhau ở số lượng, tầm cỡ, kích thước, chứ không phải là sự khác nhau về chất. c] Quan điểm của J.J Rutxô [1712-1778]: Ngay từ thế kỷ XVIII J.J Rutxô đã nhận xết rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ. Theo ông, trẻ em là trẻ em, không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được trí tuệ, nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ.... Vì ...“trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”. Sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất. d] Quan niệm của Tâm lý học duy vật biện chứng: 7 Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quy luật riêng của nó. Để hiểu được khái niệm về trẻ em cần phải xem xét nó ít nhất trên 3 bình diện: sinh vật, văn hoá hay tâm lý cá nhân - Khái niệm trẻ em xét trên bình diện sinh vật: Trẻ em cũng giống như động vật đều kế thừa cấu trúc và chức năng của cơ thể từ thế hệ trước, tuy nhiên, khác với động vật: + Đứng về góc độ loài, con người không còn chịu sự chi phối của quy luật tiến hoá sinh vật [như động vật], mà chủ yếu chịu sự tác động của các quy luật xã hội. + Bộ não của trẻ em có tính chất co giản đặc biệt, còn "trống"- nên có khả năng học tập, sẵn sàng tiếp nhận những kinh nghiệm lịch sử -xã hội từ thế hệ trước để phát triển tâm lý và nhân cách của mình. + Tuy vậy, cấu trúc hình thái của cơ thể trẻ phát triển và hoàn thiện từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành [cân nặng, chiều cao, sự thuần thục dần của các cơ quan nội tạng, đặc biệt hệ thần kinh và bộ não]. Có thể nói, khái niệm trẻ em có thể hiểu là một cấu trúc hình thái cơ thể người còn non nớt đang được tăng trưởng. - Khái niệm trẻ em xét trên bình diện văn hoá: + ở người thế hệ sau tiếp nhận kinh nghiệm hoạt động, tri thức, kỹ năng và các phẩm chất tâm lý không phải bằng con đường di truyền sinh vật [như động vật] mà bằng con đường di truyền xã hội hay còn gọi là kế thừa văn hoá. + Thông qua hoạt động và giao tiếp trẻ em linh hội các kinh nghiệm ls-xh của loài người được kết tinh trong nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần [nền văn hoá xã hội] + Trẻ em lĩnh hội các kinh nghiệm nói trên dưới sự hướng dẫn, dạy dỗ thường xuyên của người lớn- giáo dục. + Quá trình phát triển của lịch sử, văn hoá làm thay đổi vốn kinh nghiệm lsxh, làm thay đổi yếu tố môi trường và giáo dục, đặc biệt là thay đổi hành vi, hoạt động, các chức năng tâm lý cấp cao của con người [trẻ em]. 8 Như vậy, khái niệm trẻ em là một khái niệm lịch sử-văn hoá, luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của nền văn hoá. - Khái niệm trẻ em xét trên bình diện tâm lý cá nhân: + Đối với trẻ em từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành đều phải trải qua một quá trình phát triển bao gồm nhiều thời kỳ, giai đoạn, nhiều pha, còn động vật thì chỉ có khả năng sinh trưởng - tuần tự theo thời gian mà bộc lộ những gì tổ tiên đã trang bị sẵn. + Mỗi giai đoạn phát triển đều mang những đặc điểm riêng đặc trưng cho mỗi đứa trẻ, xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới chưa từng có trong giai đoạn phát triển trước. Từ giai đoạn trước đến giai đoạn sau là một bước chuyển biến mang tính nhảy vọt, có sự biến đổi về chất, sự phát triển ở một giai đoạn vừa là kết quả của giai đoạn trước đó, vừa là tiền đề cho bước phát triển tiếp theo ở giai đoạn sau. + Sự phát triển tâm lý trẻ em là kết quả của 2 quá trình quyện chặt với nhau: sự trưởng thành, chín muồi của cơ thể với sự ăn nhập vào nền văn minh nhân loại. Như vậy, xét trên bình diện tâm lý cá nhân trẻ em là một thực thể đang phát triển. Tóm lại: Theo quan điểm tâm lý học duy vật biện chứng trẻ em là một thực thể đang phát triển về nhiều mặt [sinh vật, văn hoá, tâm lý cá nhân] để trở thành một thành viên của xã hội, một nhân cách. Do có nhiều cách hiểu khác nhau về trẻ em như vậy nên có nhiều quan niệm khác nhau về nghiên cứu trẻ em . 1.3.2. Một số quan niệm về nghiên cứu trẻ em a] Trường phái hành vi [coi trẻ em là động vật]. Vì quan niệm trẻ em là động vật nên họ chủ trương nghiên cứu hành vi của động vật và áp dụng kết quả đó cho trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em không phải là động vật vì thế những kết luận từ nghiên cứu trên động vật không đảm bảo tính khoa học. b] Coi trẻ em là người lớn thu nhỏ lại 9 Vì quan niệm trẻ em và người lớn chỉ khác nhau về tầm cỡ, kích thước, chứ không phải khác nhau về chất, nên những người theo quan điểm này đã áp đặt tất cả những nghiên cứu trên người lớn cho trẻ em. Rõ ràng, cách làm này là sai lầm. c] Coi trẻ em là trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại và người lớn chúng ta đôi lúc không thể hiểu được trẻ em [J.J.Rutxo]. Từ cách hiểu này dẫn đến quan niệm cho rằng trẻ em là một thế giới bí ẩn, chúng ta không thể biết được sự phát triển của trẻ em diễn ra như thế nào vì thế không nên can thiệp vào sự pháp triển đó, và tất nhiên cũng chả cần nhọc công nghiên cứu chúng. d] Quan niệm Tâm lý học duy vật biện chứng về trẻ em đã dẫn đến các nguyên tắc sau đây khi nghiên cứu về trẻ em: - Trẻ em là sản phẩm của thời đại lịch sử, nên muốn nghiên cứu trẻ em phải nghiên cứu các yếu tố lịch sử- xã hội bao quanh đứa trẻ. - Trẻ em tự sinh thành ra mình bằng hành động cho nên cần tìm hiểu hành động, hoạt động của trẻ em và sản phẩm hoạt động khi nghiên cứu trẻ em . - Trẻ em là trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, nó vừa mang nét chung ở cùng giai đoạn lứa tuổi với những trẻ em khác, vừa mang đặc thù riêng của chính nó. Do vậy các nghiên cứu trẻ em phải vừa nắm được quy luật tâm- sinh lý chung để lý giải: em bé này đang ở giai đoạn tâm lý nào về tính tình, về trí khôn, lại vừa phải nắm được chân dung tâm lý riêng của nó. - Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng không phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh vật trong sự phát triển tâm lý trẻ em, do vậy, khi nghiên cứu trẻ em chúng ta cần nghiên cứu mặt sinh lý, tức cơ chế hoạt động điều hoà [hay là xem em bé có bệnh tật gì không? khoẻ hay yếu?]. 2. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học GDMN Trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học GDMN nói riêng chúng ta thường gặp các thuật ngữ: phương pháp, phương pháp hệ, phương pháp luận. Vậy phương pháp, phương pháp hệ, phương pháp luận là gì? 2.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học a] Khái niệm: 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề