Dđề so sánh của baaif sóng và bài đất nước năm 2024

Khi nói đến niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử trong câu thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. Ta có thấy Nguyễn Trãi cũng từng khẳng định điều ấy trong “Bình Ngô đại cáo”: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” Khi phân tích câu thơ “Đất Nước có trong những cái ngày xưa mẹ thường hay kể”. Để thấy được vai trò của những câu truyện cổ tích trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, chúng ta có thể liên hệ đến: “Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm” [“Truyện cổ nước mình” – Lâm Thị Mỹ Dạ] Từ hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu” ta có thể liên hệ đến ca dao: “Tóc ngang lưng vừa chung em bới Để chi dài bối rối lòng anh” Khi phân tích nghĩa tình của cha mẹ trong câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” gợi ta nhớ đến lời ca dao quen thuộc, thấm đậm tình nghĩa thủy chung: “Tay bưng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” Nói đến nỗi nhớ trong câu thơ “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” Ta có thể liên hệ đến nỗi nhớ trong “Sóng” – Xuân Quỳnh: “Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức” Hay nỗi nhớ mãnh liệt trong “Tương tư chiều” – Xuân Diệu: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” Từ hình ảnh thơ “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, còn làm ta nhớ đến những vần ca dao lay động lòng người, bồi hồi xao xuyến trước tình cảm chân thành của những trái tim đương thời say đắm: “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên ai” Khi phân tích: “Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông/ Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Ta thấy: câu thơ ngầm ngợi ca dân mình đã gắn bó, đoàn kết dựng nước và giữ nước, bảo vệ từng tấc đất quê hương qua bốn nghìn năm lịch sử. Ý thơ làm ta nhớ đến những lời cuối trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Khi phân tích câu thơ “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước”, với tư tưởng trong ta luôn có một phần Đất Nước, ta có thể liên hệ đến tác phẩm “Quê hương” của Giang Nam: “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần máu thịt của em tôi” Hình ảnh so sánh “Đất Nước là máu xương của mình” gợi ta liên tưởng đến câu thơ: “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,

Đi trả thù mà không sợ lâu dài” Ta có thể liên hệ đến những câu ca dao ngợi ca tinh thần quật khởi của dân tộc: “Thù này ắt hẳn còn lâu Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què”

Tư liệu liên hệ “ Sóng ” – Xuân Quỳnh

Những câu văn, lời thơ mượn hình tượng sóng để nói lên tình yêu Ta từng bắt gặp hình tượng sóng trong những câu ca dao xưa: “Tình anh như sóng dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương” Đến những câu thơ tài hoa bậc nhất của Nguyễn Du: “Sóng tình dường đã xiêu xiêu Xem trong âu yếm có chiều lả lơi” Và sau này là những con sóng mê đắm, cuồng say tràn vào thơ của Xuân Diệu: “Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi” Nói đến trạng thái mâu thuẫn, đối cực, thất thường của người con gái khi yêu trong hai câu thơ “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”, ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau:

“Em bảo anh: đi đi Sao anh không đứng lại Em bảo anh đừng đợi Sao anh lại vội về Lời nói thoảng gió bay Đôi mắt huyền đẫm lệ Sao mà anh ngốc thế! Không nhìn vào mắt em” [“Em bảo anh đi đi” – Kaputikian] Khi phân tích sự chủ động, mạnh dạn, táo bạo của người con gái khi yêu: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”, ta có thể liên tưởng đến hình ảnh cô gái táo bạo “sang nhà hàng xóm” thể hiện tình yêu của mình: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu” [“Hương thầm” – Phan Thị Thanh Nhàn] Nói đến sự bí ẩn, kì diệu của tình yêu ta có thể dẫn câu nói của Pascal: “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi” Khi phân tích nỗi nhớ trong tình yêu ở khổ 5, chúng ta có thể liên hệ, mở rộng đến những vần thơ sau: “Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em” [“Đêm sao sáng” – Nguyễn Bính] Hay có những nỗi nhớ rất khó lí giải trong áng thơ tình của Puskin: “Lạ quá! Không hiểu vì sao Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế? Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao!”

Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong khổ 6, ta cũng từng bắt gặp vẻ đẹp đó trong thi phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Khi phân tích những dự cảm lo âu trong lòng người phụ nữ đang yêu ở khổ 8, ta có thể liên hệ: “Ngọn sào thưa cánh chuồn ai ngái ngủ Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu” [“Chuồn chuồn báo bão” – Xuân Quỳnh] Hay nhà thơ Vân Long từng viết về Xuân Quỳnh: “Thiếu tuổi thơ, Quỳnh viết cho trẻ thơ Khát hạnh phúc, đi tìm hạnh phúc Tìm thấy chưa mà Quỳnh lo đánh mất Cái chết này có hết mọi âu lo”. Nói đến thái độ hy sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, sống hết mình tận độ với tình yêu, ta có thể thấy điều này trong bài thơ “Tự hát” của chính nhà thơ: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa Những biết yêu anh cả khi chết đi rồi” Hay: “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh Và xâu thành một chuỗi

Quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, Anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.” [“Bài thơ số 28” – R] Ngoài ra, khi phân tích thi phẩm “Sóng” chúng ta có thể liên hệ, mở rộng đến vần thơ sau: “Mặt trời tim ta đó Rừng rực ánh lửa hồng Trái tim đang lặn xuống Một biển tình mênh mông” [Heinrich Heine]

Chủ Đề