Đánh giá sự phát triển của trẻ sau sinh năm 2024

Ngạt chu sinh có thể là hậu quả do sự thiểu dưỡng của nhau thai cũng như dây rốn bị đè ép do tình trạng thiểu ối.

là một biến chứng gây ra do cạn kiệt nguồn dự trữ glycogen lúc sinh. Sự chuyển hóa yếm khí sử dụng nhanh chóng toàn bộ glycogen dự trữ, gây ra tình trạng hạ đường máu và càng làm trầm trọng hơn tình trạng ngạt chu sinh.

Trẻ sơ sinh già tháng tỉnh táo và trông trưởng thành. Chúng bị giảm lượng mô mềm, đặc biệt là mỡ dưới da. Da lỏng lẻo do mất lớp mỡ dưới da và thường khô hoặc bong da. Móng tay và móng chân dài. Móng tay và dây rốn có thể bị nhuộm phân su trong tử cung.

  • Điều trị các biến chứng

Chăm sóc sản khoa cải tiến trong hai thập kỷ qua đã làm giảm rõ rệt số trẻ sơ sinh đã sinh ra sau 41 tuần tuổi, điều này cũng làm giảm tỷ lệ hội chứng hít phân su.

Trẻ sơ sinh già tháng và chậm lớn có nguy cơ bị hạ đường huyết và cần được theo dõi và xử trí phù hợp.

Đối với trẻ sơ sinh bị ngạt chu sinh, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị hạ thân nhiệt được chỉ định ở những trẻ sơ sinh có bệnh não thiếu oxy thiếu máu mức độ trung bình hoặc nặng, có nhiễm toan nặng, điểm Apgar thấp ở ≥ 5 phút và/hoặc cần hồi sức kéo dài.

Tăng huyết áp phổi dai dẳng được điều trị bằng các liệu pháp hỗ trợ và khí nitric oxide hoặc các thuốc giãn mạch phổi khác.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Nuôi con là một nghệ thuật và hành trình nuôi con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bố mẹ thực sự hiểu rõ về các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời. Vậy, sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần, từng tháng diễn ra chi tiết như thế nào? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.

Hành trình từ một đứa trẻ sơ sinh còn “đỏ hỏn” đến nhân dạng một em bé có khả năng vui chơi, chạy nhảy tung tăng, tự cầm thìa xúc ăn, biết khóc biết cười và thể hiện tình yêu thương – đó là tất cả những gì mà bố mẹ có thể hình dung về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh ngay trong năm đầu đời.

Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc con cái

Trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi, trẻ thường phát triển rất nhanh cả về cân nặng, kích thước, khả năng vận động thể chất, nhận thức, tình cảm, hành vi xã hội và ngôn ngữ giao tiếp. Cụ thể:

  • Về cân nặng và kích thước: Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, trẻ sơ sinh từ khi chào đời có thể tăng gấp 3 lần cân nặng và cao lên gấp 1.5 lần trong năm đầu tiên. Điều đó có nghĩa là bố mẹ hoàn toàn có thể nhìn thấy sự thay đổi về thể chất rõ rệt của bé qua từng tháng. Cụ thể, mỗi tháng trẻ có thể cao thêm từ 2 – 2.5cm và nặng hơn khoảng 500g so với tháng trước đó.
  • Về thể chất, nhận thức, hành vi xã hội và khả năng giao tiếp: Trong năm đầu đời, bé liên tục phát triển và hoàn thiện dần các bộ kỹ năng sống thông qua từng giai đoạn nhất định. Chẳng hạn, mỗi khi trẻ biết mỉm cười, biết lật, biết bò, biết đi hay biết vẫy tay chào tạm biệt,… Đây đều là các “cột mốc” đáng chú ý trong hành trình tăng trưởng của bé.

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh

Thực tế, không có thời điểm chính xác chung cho tất cả các em bé, mỗi em bé phát triển theo tốc độ của riêng mình. Theo các nghiên cứu, hầu hết trẻ sơ sinh đều đạt được các mốc phát triển quan trọng trong năm đầu tiên. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên:

1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh: 0 – 3 tháng tuổi

Trong 3 tháng đầu đời, sự phát triển của trẻ sơ sinh phần lớn diễn ra trong giấc ngủ nên bé cần phải ngủ trên 15 tiếng mỗi ngày. Vì thế, trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi trẻ thức, mẹ cần tích cực cho trẻ bú sữa và tương tác với trẻ thật nhiều để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng cũng như có thêm trải nghiệm với thế giới bên ngoài. Trong quá trình chăm sóc bé từ 0 – 3 tháng tuổi, bố mẹ có thể nhận thấy:

  • Bé thường khóc để đòi bú hoặc ra các ám hiệu như thè lưỡi, mút tay và bặm môi để mẹ biết trẻ cần bú;
  • Trẻ thường cười với các trò đùa ngẫu nhiên. Sau đó, trẻ thường cười khi biết bố mẹ đang pha trò và cố gắng khiến bố mẹ cười lại với mình;
  • Bé hay nhìn chăm chăm vào bàn tay và hay đưa tay lên miệng;
  • Trẻ biết ngẩng đầu khi nằm sấp để dáo dác nhìn xung quanh. Cuối tháng thứ 3, trẻ có thể ngẩng cả ngực và đầu một cách thoải mái.
  • Trẻ hay nhìn theo các vật thể chuyển động bằng mắt. Ban đầu, trẻ chỉ có thể liếc mắt nhưng đến khi đạt 3 tháng tuổi, trẻ có thể xoay đầu nhìn theo chuyển động mà không cần liếc mắt.
  • Trẻ biết chạm hoặc đập tay vào đồ vật đang treo trong nôi để khám phá.

Nằm sấp và nhìn dáo dác xung quanh là cột mốc dễ nhận biết ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi

2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh: 4 – 6 tháng tuổi

Từ 4 – 6 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ đã có cân nặng gấp đôi lúc mới sinh. Lúc này, bán cầu não trái của bé bắt đầu hình thành các kết nối mạnh với bên bán cầu não phải. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể nhận thấy:

  • Trẻ có thể cầm, nắm và chuyền đồ vật qua lại từ tay này sang tay kia;
  • Trẻ bắt đầu “quờ quạng” tứ chi theo nhiều phía và có dấu hiệu muốn bò;
  • Bé có thể chủ động ré lên để thu hút sự chú ý của bố mẹ;
  • Bé có thể ngồi khòm lưng khi được bố mẹ giúp đỡ;
  • Bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm [sáu đến tám giờ liên tục];
  • Khi tròn 6 tháng, trẻ có thể thoái trở mình nằm sấp và nằm ngửa tùy ý.

Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi có thể cầm nắm và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia

3. Sự phát triển của trẻ sơ sinh: 7 – 9 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 7, trẻ đã có thể bắt đầu ăn dặm các loại cháo bột xay nhuyễn. Vì thế, thể chất và nhận thức của trẻ lúc này có sự phát triển rõ rệt:

  • Bé có thể tự ngồi vững hoặc bò mà không cần bố mẹ hỗ trợ;
  • Bé có xu hướng vịn vào tường hay thành tủ để đứng lên;
  • Bé có thể nắm đồ vật bằng cả bàn tay. Đặc biệt, bé có thể nắm đồ vật bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ khi được 8 đến 9 tháng tuổi;
  • Bé bắt đầu thấy nhớ và khóc để “đòi” bố mẹ mỗi khi họ đi vắng;
  • Bé thích tự chơi trước gương, nhận ra hình ảnh của mình trong gương cũng như quay đầu lại nhìn khi nghe bố mẹ gọi.
  • Bên cạnh giấc ngủ đêm kéo dài từ 9 – 12 giờ, bé thường có từ 2 – 3 giấc ngủ ngắn khác trong ngày, mỗi lần ngủ kéo dài từ 1 – 2 giờ.

Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi có thể tự ngồi rất vững và chơi đồ chơi một mình

4. Sự phát triển của trẻ sơ sinh: 10 – 12 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 10 tháng tuổi, trẻ có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh rất mạnh mẽ. Lúc này, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ:

  • Tự dựa vào các đồ vật để đứng lên mà không cần bố mẹ nâng đỡ, một vài trẻ đã có thể chập chững những bước đi đầu tiên hay thậm chí đã tự đi thuần thục;
  • Bé biết cúi xuống lượm bóng hay nhặt các đồ vật nhỏ bằng ngón tay;
  • Có thể tự ăn thức ăn mà bé cầm tay;
  • Biết đập các đồ vật vào nhau để khám phá âm thanh mà chúng tạo ra;
  • Biết lắc đầu để nói “Không” và bắt chước âm thanh mà bố mẹ hay nói;
  • Có thể dùng các cụm từ “Uh”, “Oh” để giao tiếp cơ bản;
  • Biết nhận biết người lạ, người quen và vui khi nhìn thấy bố mẹ.

Trẻ từ 10 – 12 tháng có thể đứng lên và tùy ý đi lại khi có điểm tựa

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần

Những tuần đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh vẫn đang cố gắng để thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy vậy, bé cũng có thể đã đạt được những cột mốc phát triển quan trọng ngay từ những tuần đầu tiên. Cụ thể, sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần diễn ra như sau:

1. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

“Công việc” chính của em bé 1 tuần tuổi là cần thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, học cách bú sữa và cần nhiều thời gian để được ôm ấp bởi người thân. Ở tuần tuổi này, sự phát triển của trẻ sơ sinh phần lớn là:

  • “Mài dũa” các phản xạ bẩm sinh: Các phản xạ bẩm sinh không điều kiện sẽ được bé thực hành trong suốt tuần đầu tiên, chẳng hạn như phản xạ tìm ti mẹ, phản xạ bú, phản xạ cầm nắm, phản xạ đạp chân và phản xạ giật mình.
  • Phát triển khứu, vị và xúc giác: Tầm nhìn của bé 1 tuần tuổi còn hơi mờ. Thế nên, bé chỉ có thể tập trung vào các vật ở cự ly gần cũng như chủ yếu dựa vào khứu giác và xúc giác để phản ứng với các kích thích từ môi trường. Vì vậy, trong thời gian này, mẹ cần dành thời gian da kề da với bé càng nhiều càng tốt.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Vào ngày đầu tiên sau khi sinh, trẻ chỉ có thể bú từ 5 – 7ml sữa cho mỗi lần bú. Tuy nhiên, đến hết tuần thứ nhất, trẻ có thể bú được số lượng sữa gấp từ 5 – 7 lần so với ngày đầu tiên. Vậy nên, mẹ hãy chuẩn bị tâm lý và thể trạng thật tốt để cung cấp một nguồn sữa dồi dào cho bé.
  • Phản hồi với âm thanh: Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có thể ngủ từ 14 – 17 tiếng một ngày. Khi tỉnh dậy, bé lại hoàn toàn không thể hiểu bố mẹ nói gì. Tuy nhiên, nếu phụ huynh cố giao tiếp với trẻ bằng tình yêu thương, chẳng hạn như thông qua những lần thủ thỉ âu yếm hay những cái ôm ấm áp, trẻ hoàn toàn có thể cảm nhận được sự thân quen từ giọng nói và phản hồi lại bằng những cử động tay chân nhịp nhàng theo ngữ điệu.

Tuần đầu sau sinh, bố mẹ cần ưu tiên cho trẻ tiếp xúc da kề da để tăng cường gắn kết tình thân

2. Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh ở tuần thứ 2 không có quá nhiều thay đổi so với tuần đầu tiên. Trong tuần này, bé yêu có thể tập trung nhìn vào những đồ vật cách xa mắt từ 20 đến 35 cm, tức vừa bằng với khoảng cách từ mắt của bé đến mắt của mẹ trong khi bú. Vì vậy, trong cữ bú, mẹ hãy thực hành di chuyển đầu của bé từ bên ngực này sang bên còn lại rồi thử nhìn xem mắt trẻ có liếc nhìn theo mẹ không. Bài tập này sẽ giúp bé xây dựng cơ mắt và rèn luyện kỹ năng theo dõi chuyển động nhạy bén hơn.

Ở tuần lễ thứ 2, bé cũng có thể quấy khóc nhiều hơn. Trong hầu hết trường hợp, trẻ sơ sinh khóc là do đói. Tuy nhiên, đôi khi trẻ khóc vì những lý do khác, chẳng hạn như khi không thoải mái [cần thay tã, bị ngứa ở lưng, khi có một sợi tóc vướng vào ngón tay hoặc ngón chân,…], khi mệt mỏi hoặc khi bị kích thích quá mức. Gặp phải tình huống này, tốt nhất là mẹ nên bế bé lên để an ủi, dỗ dành bằng cách đu đưa, ca hát hoặc địu bé đi vòng quanh,…

Ở tuần thứ 2 sau khi sinh, trẻ thường xuyên quấy khóc để đòi bú

3. Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Mặc dù chuyển động cơ thể của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi khá ngẫu nhiên, khó đoán định và không nhịp nhàng nhưng khi mẹ bế em bé trên tay, bé đã có phản xạ cố điều chỉnh tư thế hướng về phía lồng ngực của mẹ. Đồng thời, trẻ thường xoay đầu, cố theo dấu mùi hương của mẹ để cảm thấy được xoa dịu và an toàn.

Ở tuần lễ thứ 3, bé bắt đầu nhận thức được môi trường xung quanh và có thể giao tiếp bằng mắt với mẹ thường xuyên hơn. Bé vẫn có nhu cầu bú cao và cần được bú nhiều hơn vào ban đêm. Thỉnh thoảng, mẹ có thể nhận thấy bé bị đầy hơi nhiều hơn trước do lượng sữa trẻ bú đã tăng lên gấp 2 – 3 lần so với tuần thứ nhất.

Đặc biệt, nếu mẹ nhận thấy bé yêu khóc lâu hơn 3 giờ mỗi ngày, đó là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị đau bụng. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia [Hoa Kỳ], cứ 5 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị đau bụng nặng vào khoảng 3 tuần tuổi. Chứng đau bụng dần trở nên tồi tệ hơn khi trẻ được 4 đến 6 tuần tuổi. Thông thường, trẻ sơ sinh bị đau bụng sẽ khỏi sau 6 tuần tuổi và hoàn toàn bình thường khi trẻ được 12 tuần tuổi. Đau bụng thường khiến trẻ khóc không nguôi, thường là vào buổi tối và có thể khiến bố mẹ cực kỳ căng thẳng.

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi rất dễ bị đầy hơi, đau bụng nên thường khóc ré lên

4. Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh vào tuần thứ 4 diễn ra rất mạnh mẽ. Lúc này, trẻ đã có thể:

  • Quay sang nhìn khi nghe thấy giọng nói của người thân;
  • Dáo dác nhìn xung quanh và phản ứng với mọi âm thanh nghe được;
  • Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ cũng có thể nhận thấy ngoài việc khóc, trẻ còn linh hoạt sử dụng dây thanh quản theo những cách khác nhau. Ví dụ, bé có thể phát ra âm thanh “ahh” khi chúng nhìn thấy bố mẹ.
  • Thích thú để tương tác với những người khác, đặc biệt là các thành viên trong gia đình của các em như anh, chị, em hoặc thậm chí là vật nuôi.

Nhìn chung, suốt 4 tuần đầu sau sinh, mặc dù bé đã có nhận thức và tương tác nhiều hơn nhưng phần lớn thời gian của bé vẫn dành cho việc ngủ hoặc nằm thư giãn mà không làm gì khác. Nếu bạn thấy trẻ có biểu hiện cực kỳ quấy khóc, thậm chí khóc ré lên, khàn cả giọng, đây có thể là dấu hiệu trẻ bị đau bụng nặng. Nếu trẻ khóc quá lâu, bố mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi đã có thể dáo dác nhìn xung quanh và phản ứng với các âm thanh nghe được

5. Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi

Bước vào tuần thứ 5, bố mẹ có thể nhận thấy các phản xạ sơ sinh của con bắt đầu giảm dần đi. Cùng với đó, các cử động của bé cũng trở nên có ý thức hơn một chút. Bố mẹ có thể thấy điều đó qua các biểu hiện sau:

  • Bé bắt đầu nhìn chằm chằm vào bàn tay và có thể đưa tay vào miệng;
  • Bố mẹ có thể sẽ nhận thấy rằng mắt bé sáng bừng lên khi được bế lên.
  • Nếu bạn đặt em bé của mình dưới nôi có treo đồ chơi, bạn có thể thấy trẻ cố dùng tay để chạm vào chúng.
  • Nếu cố đặt một cái lúc lắc hoặc đồ chơi vào tay, bé thậm chí có thể nắm lấy đồ chơi đó trong tay một thời gian ngắn trước khi làm rơi.
  • Bé thỉnh thoảng có mỉm cười. Tần suất mỉm cười sẽ tăng lên dần khi bé dần tiến sang mốc từ 6 đến 8 tuần tuổi. Tuy nhiên, mỗi em bé đều có tốc độ phát triển khác nhau. Vì vậy, nếu em bé của bạn chưa có dấu hiệu mỉm cười ở tuần thứ 5, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi có thể bắt đầu mỉm cười nhoẻn miệng trong vô thức

6. Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Càng tiến gần đến mốc 2 tháng tuổi thì việc tăng cường giao tiếp xã hội sẽ ngày càng có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh liên tục học hỏi bằng cách quan sát, cảm nhận và bắt chước. Vì vậy, việc bố mẹ thường xuyên dành nhiều thời gian hơn để chơi với con, nói chuyện và tạo ra các âm thanh mới sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ sơ sinh diễn ra mạnh mẽ.

Ở tuần thứ 6, trẻ cần được bú mẹ thường xuyên sau mỗi 2 – 3 giờ. Nếu bé yêu có tiền sử bị đau bụng từ tuần thứ 3 hay thứ 4, bố mẹ sẽ nhận thấy tình trạng quấy phá và khóc lóc của trẻ đạt đỉnh điểm trong tuần thứ 6. Bên cạnh các vấn đề về tiêu hóa, trong tuần thứ 6, bé có thể đạt được những cột mốc sau:

  • Nếu đặt nằm sấp, bé có thể tự ngẩng đầu lên và nhìn xung quanh được khá lâu;
  • Bé đá chân thường xuyên hơn;
  • Cơ cổ của bé đang trở nên khỏe hơn mỗi ngày;
  • Âm lượng và sắc thái trong tiếng khóc của bé khác nhau rõ rệt mỗi khi trẻ đói, buồn chán hay mệt mỏi, v.v.
  • Bé thích dõi theo những chuyển động của ánh sáng, đồ vật và con người;
  • Bé có thể tạo ra được nhiều nguyên âm hơn như “ahh”, “ehhh”, “ohhh”,… một cách vô thức khi chơi đùa cùng bố mẹ.

Trẻ 6 tuần tuổi thường bắt đầu đá chân nhiều hơn

7. Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Bước vào tuần thứ 7, bé yêu đã chính thức kết thúc giai đoạn thích nghi và sinh tồn như trong 6 tuần đầu tiên. Do đó, trẻ sẽ bớt quấy khóc hơn một chút. Trong tuần này, bố mẹ có thể nhận thấy:

  • Bé có nhiều nụ cười xã giao và dễ mỉm cười lại khi có ai đó cười với bé;
  • Giao tiếp bằng mắt nhiều hơn;
  • Bé có thể tự đẩy mình lên khi nằm sấp;
  • Bé thích nhìn chằm chằm và “nghiên cứu” khuôn mặt của bố mẹ;
  • Bé có thể nhận ra bố mẹ đang ở xa, chủ động theo dõi khi bạn đi ngang qua và phấn khích khi bố mẹ đến gần;
  • Bé có thể mở lòng bàn tay và nắm lại;
  • Chuyển động của tay chân chính xác, có chủ ý và mượt mà hơn.

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đã có thể dễ dàng mở và nắm lòng bàn tay của mình

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trong năm đầu đời của trẻ, mỗi tháng trôi qua đều đem đến cho bố mẹ nhiều “chuyến tàu cảm xúc” thú vị khi được chứng kiến hành trình phát triển thiêng liêng của con. Để tiện cho bố mẹ theo dõi tình trạng tăng trưởng của con qua mỗi tháng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome xin trân trọng giới thiệu đến bố mẹ các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh được sắp xếp theo tháng tuổi như sau:

1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé biết di chuyển đầu từ bên này sang bên kia khi nằm sấp tay có thể cầm một vật nhỏ [ví dụ như ti giả];
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé thường nhìn chằm chằm vào bàn tay và ngón tay;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé thường dõi nhìn theo bất kỳ vật gì chuyển động, chẳng hạn như tay của mẹ hoặc đồ chơi treo trong nôi.

2. Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé có thể ngẩng cao đầu và cổ trong vài phút ngắn ngủi khi nằm sấp, biết mở và đóng lòng bàn tay;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé bắt đầu tự chơi với ngón tay;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé biết mỉm cười đáp lại.

3. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé biết vươn tay chạm và cầm nắm đồ vật trong tay;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé hay tạo ra những âm thanh vụn vặt từ miệng như tiếng phì phèo của nước bọt hay tiếng “a a” hoặc “da da” ngây ngô;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé có thể bắt chước bố mẹ khi lè lưỡi, thích thú với trò “ú òa”.

Trẻ 3 tháng tuổi có thể cầm nắm được đồ vật trong tay dễ dàng

4. Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé biết với tay và giật đồ vật về phía mình và có thể chống tay khi nằm sấp [giống tư thế hít đất của người lớn];
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé có thể cười thành tiếng giòn tan;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé thích được vui chơi với bố mẹ và có thể khóc khi ngừng chơi.

5. Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé có thể lăn sang một bên khi nằm và có thể di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé có thể thổi bóng từ nước bọt như một trò tiêu khiển;
  • Về xã hội và cảm xúc: Khóc và vòi vĩnh khi không nhìn thấy bố mẹ.

6. Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé có thể tùy ý lăn sang phải hay lăn sang trái khi nằm và hay dùng tay cào để cảm nhận đồ vật;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé hay bi bô nói lảm nhảm “ba da da”;
  • Về xã hội và cảm xúc: Nhận ra khuôn mặt của nhiều người quen hơn ngoài bố mẹ và phản ứng vui vẻ khi thấy họ.

7. Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé biết bò trườn [bụng sát sàn] và học cách ưu tiên chỉ sử dụng ngón trỏ cũng như ngón cái cho nhiều hoạt động cầm nắm;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé biết bập bẹ làm nhảm với tần suất nhiều hơn;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé biết đáp lại biểu hiện cảm xúc của người khác, ví dụ như cùng cười khi bố mẹ cười.

8. Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé biết bò [bụng nâng cao khỏi sàn] hoặc / và có thể ngồi vững mà không cần điểm tựa;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Bé nhận ra tên mình và quay đầu lại khi bạn gọi tên;
  • Về xã hội và cảm xúc: Biết chơi các trò chơi tương tác với cha mẹ như ú òa.

Trẻ 8 tháng tuổi có thể bò với phần bụng được nâng cao lên khỏi sàn nhà

9. Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé hay cố gắng leo trèo / bò lên các bậc tam cấp hay cầu thang;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Biết nghi ngờ và tìm kiếm một vật gì đó được giấu sau nhiều lớp;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé có phản ứng rụt rè khi thấy người lạ và thường bám chặt vào bố hoặc mẹ.

10. Trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé cố tìm điểm tựa để đứng lên, thích chơi trò chơi dạng lắp ghép;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Biết dùng tay để vẫy chào tạm biệt hay chỉ trỏ;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé biết “thao túng” hành vi, chẳng hạn như biết khóc thì mẹ sẽ đến nên bé thường khóc để gọi mẹ.

11. Trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé hay cưỡi lên đồ vật trong nhà và biết tự lật trang khi bố mẹ cho xem sách ảnh;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Biết gọi “bố” hoặc “mẹ”;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé hay “thăm dò” cảm xúc của bố mẹ trong giờ ăn, chẳng hạn như cố ý làm rớt thìa, cố tình nhè thức ăn và nhận biết các phản ứng của bố mẹ.

12. Trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi

  • Về thể chất: Bé có thể đứng vững mà không cần điểm tựa hoặc tự chủ động đưa tay – chân để giúp bố mẹ mặc quần áo;
  • Về ngôn ngữ và nhận thức: Nói được thêm vài từ khác ngoài “bố” và “mẹ”;
  • Về xã hội và cảm xúc: Bé thích bắt chước bố mẹ, chẳng hạn như giả vờ nghe điện thoại.

Bước đi đầu tiên của trẻ 12 tháng tuổi là cột mốc khó quên đối với bố mẹ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên

Nhìn chung, qua mỗi giai đoạn tăng trưởng, sự phát triển của trẻ sơ sinh luôn có những chuyển biến mạnh mẽ nên cách chăm sóc trẻ trong từng thời kỳ cũng có nhiều điểm khác nhau. Cụ thể:

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi

Khi nuôi dưỡng trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, mẹ nên chú ý cho trẻ:

  • Tăng cường tiếp xúc: Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc da kề da để tăng cường liên kết giữa mẹ và bé. Sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn khi bé cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ bố mẹ.
  • Cho bú đủ cữ: Trẻ sơ sinh cần được cho ăn 2 – 3 giờ một lần hoặc bất cứ khi nào trẻ có vẻ đói. Bé có thể ra hiệu cho bạn bằng cách khóc, cho ngón tay vào miệng hoặc phát ra tiếng mút;
  • Cho bú đúng cách: Khi cho con bú, mẹ hãy dùng tay hỗ trợ đầu và cổ của bé vì cơ cổ của bé còn khá yếu; đồng thời cho bé bú tối thiểu 10–15 phút ở mỗi bên vú hoặc đến khi kiệt sữa mới chuyển sang bên còn lại;
  • Phát triển thính giác: Trẻ sơ sinh thích những âm thanh như lời nói, tiếng hát, âm nhạc. Bộ mẹ nên mua đồ chơi lục lạc hay bật nhạc trên điện thoại di động để kích thích thính giác của trẻ;
  • Cho bé ngủ đúng cách: Đặt bé ngủ ngửa hoặc nằm trên mặt phẳng nghiêng khoảng 30 độ để giảm nguy cơ bị sặc và nôn trớ sữa;
  • Kiên nhẫn dỗ dành: Nếu con bạn quấy khóc, hãy thử hát, ngâm thơ, đồng dao hoặc đọc to khi bạn lắc lư hoặc đu đưa bé nhẹ nhàng trên ghế;
  • Kiểm soát mầm bệnh: Bảo vệ bé khỏi côn trùng và tránh tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm;
  • Thăm khám định kỳ: Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé, đồng thời cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức [nếu có] theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh cá nhân:
    • Bố mẹ nên rửa tay trước khi chạm vào bé;
    • Chỉ tắm cho bé bằng bọt biển mềm mại sau khi cuống rốn rụng và rốn lành hẳn [1 – 4 tuần] hoặc sau khi vết cắt bao quy đầu lành lại [1 – 2 tuần]
    • Thay tã cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi bé đi tiểu hoặc tiêu chảy;
    • Tắm cho bé mỗi ngày hoặc ít nhất 3 lần mỗi tuần, dùng nước ấm và không sử dụng các sản phẩm tắm gội quá nhiều;
    • Vệ sinh miệng, mũi và tai cho bé bằng bông tắm mềm ướt.

Tắm cho bé ít nhất 3 lần mỗi tuần để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Lưu ý, những thông tin trên đây chỉ là các lời khuyên tổng quát. Trong mọi tình huống, bố mẹ cần nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé được chăm sóc đúng cách nhất.

2. Cách chăm sóc trẻ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi đã cứng cáp hơn nhiều so với trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Lúc này, nhu cầu về dinh dưỡng và khao khát được khám phá thế giới xung quanh của trẻ là rất lớn. Vì thế, khi chăm sóc trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, bố mẹ nên:

  • Cho trẻ ăn dặm: Cho trẻ ăn dặm từ 2 – 3 cữ cháo bột dinh dưỡng [ăn dặm] bên cạnh 3 cữ chính bú sữa mẹ mỗi ngày;
  • Đa dạng khẩu phần: Liên tục đổi vị và đa dạng thực phẩm ăn dặm để trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng như luân phiên dùng cháo bột gạo tẻ với bột ngô, khoai lang, cà rốt, thịt bò, thịt gà, cá xay nhuyễn hoặc sữa chua…
  • Ngủ đủ giấc: Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ban đêm và giấc ngủ trưa. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ngủ độc lập, tuy nhiên cần phải kiên trì và đợi đến khi bé sẵn sàng.
  • Tăng cường tương tác: Tích cực tương tác và chơi đùa cùng trẻ để bé nhanh phát triển vốn từ vựng và hình thành cảm xúc;
  • Tăng cường vận động: Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi đã bắt đầu tập bò, đứng và đi. Bạn cần tạo điều kiện cho bé vận động nhiều hơn và cung cấp đồ chơi phù hợp để bé có thể phát triển kỹ năng vận động [chẳng hạn như mua cầu trượt, xe ngựa 4 bánh, xe đạp mini 4 bánh];
  • Giữ an toàn cho bé: Trẻ một khi đã biết bò, biết đi thì bé thường di chuyển khắp nơi trong nhà. Vì thế, để giữ an toàn cho con, bố mẹ nên:
    • Dựng rào chắn những khu vực nguy hiểm, giới hạn không gian vui chơi của trẻ;
    • Lót mút xốp lên sàn gạch bông để tránh bé bị ngã đau;
    • Bọc lại các góc cạnh bàn, cạnh tủ sắc bén dễ gây trầy xước;
    • Đậy nắp ổ điện để tránh trẻ chọc tay vào;…
  • Tập đi vệ sinh: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể bắt đầu tập đi vệ sinh. Bạn có thể sử dụng tã lót và dạy bé về việc chủ động đi vệ sinh hoặc ra hiệu lệnh để bố mẹ biết là bé cần đi vệ sinh.
  • An toàn sức khỏe: Trẻ ở giai đoạn này dễ mắc các bệnh như sốt, cảm cúm và tiêu chảy. Bạn cần đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ và đưa bé đến bác sĩ nếu bé có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Một số lưu ý khi chăm sóc con trẻ năm đầu đời

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bố mẹ KHÔNG NÊN mắc phải trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, đó là:

  • Rung lắc bé: Cho dù đang chơi đùa hay đang bực bội, việc rung lắc có thể khiến bé chảy máu não và thậm chí tử vong. Nếu bạn cần đánh thức trẻ, đừng lắc mà hãy cù nhẹ vào chân hoặc thổi nhẹ vào má của trẻ.
  • Vận động thô bạo: Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh của bạn chưa sẵn sàng để chơi những trò chơi thô bạo, chẳng hạn như đung đưa trên đầu gối [xích đu lơ] hoặc tung lên không trung.
  • Đặt bé nằm sấp khi ngủ: Hãy luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm thiểu nguy cơ bị ngạt. Các khuyến cáo về an toàn khi ngủ khác bao gồm:
    • Không sử dụng chăn mền dày: Tuyệt đối không nên sử dụng chăn, mền dày như mền lông cừu hay thú nhồi bông để chắn xung quanh vị trí ngủ của trẻ bởi những thứ này dễ khiến trẻ bị dị ứng và ngạt thở;
    • Không ngủ chung giường với bé: Bố mẹ chỉ nên ngủ chung phòng chứ không nên chung giường với em bé trong 6 tháng đến 1 năm đầu tiên để tránh nguy cơ bé bị đè hoặc vô tình khiến bé bị ngạt thở.

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ của riêng mình nên bố mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng bé

Trẻ sơ sinh chậm phát triển: Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ?

Bất cứ khi nào nhận thấy sự bất ổn trong quá trình trưởng thành của con cái, bố mẹ hãy tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời có thể làm tăng xác suất chữa trị thành công nếu không may trẻ bị chậm phát triển vì nhiều nguyên nhân.

Đối với trẻ sơ sinh, việc thường xuyên đối chiếu tình trạng tăng trưởng của bé với các mốc phát triển của trẻ sơ sinh quan trọng theo độ tuổi sẽ giúp bố mẹ biết được trẻ có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần nên kiên nhẫn và tạo điều kiện khi thấy con mình phát triển chậm ở một kỹ năng nào đó. Trong mọi trường hợp, bố mẹ có thể cân nhắc đứa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa gần nhất để được tư vấn kịp thời.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bố mẹ nhận thấy các triệu chứng sức khỏe bất thường

Tuy nhiên, trong năm đầu đời, bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy đôi lúc trẻ phát triển nhanh trong kỹ năng này nhưng lại tiến bộ rất chậm ở một kỹ năng khác. Đó là chuyện hết sức bình thường mà bố mẹ không nên quá lo lắng bởi mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển hoàn toàn khác nhau.

Trên đây là tất cả những cột mốc quan trọng về sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần, từng tháng trong năm đầu đời mà bố mẹ cần lưu tâm. Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, điều quan trọng là bố mẹ nên biết rằng sự phát triển của trẻ không phải là một cuộc đua và bé không nhất thiết phải đạt được các cột mốc tăng trưởng đúng như dự kiến.

Đặc biệt, nếu sự phát triển của trẻ sơ sinh bị chững lại vì nguyên nhân dinh dưỡng, bố mẹ có thể đưa bé đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tầm soát và điều trị kịp thời. Tại đây, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẵn sàng giúp mẹ xây dựng một thực đơn ăn uống giàu vi chất để trẻ nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng đã bỏ lỡ. Cuối cùng, Nutrihome xin chúc bố mẹ có một hành trình nuôi con thật hạnh phúc và trọn vẹn!

Chủ Đề