Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo 50% chi phí chế biến

Trang chủ Kiến thức kế toán Kế toán giá thành Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
  • Kiến thức kế toán
  • Kế toán giá thành

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Bởi
admin_neotheme
-
18/06/2019
2
0
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc xác định chi phí sản xuất thực tế của sản phẩm dở dang, lao vụ chưa hoàn thành để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp.

Có 3phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, cụ thể như sau:

  1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
  • Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm.
  • Nội dung: Theo phương pháp nàykế toáncăn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.

Ví dụ :Một doanh nghiệp sản xuất SPA phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí sản xuất cho đơn vị SPA ở từng giai đoạn như sau:

Khoản mục chi phíGiai đoạn 1Giai đoạn 2[gồm cả chi phí giai đoạn 1 chuyển sang]
Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí SXC

10.0004.000

3.000

10.0006.000

5.000

Cộng17.00021.000

Theo báo cáo kiểm kê cuối kỳ

Giai đoạn 1 : còn 400 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 40%

Giai đoạn 2 : còn 300 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50%

Chi phí nguyên vật liệu bỏ hết 1 lần từ đầu qui trình sản xuất của từng giai đoạn

* Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 1 theo chi phí định mức

Chi phí NVL trực tiếp = 10.000 x 400 = 4.000.000

Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 400 x 40% = 640.000

Chi phí sản xuất chung = 3.000 x 4000 x 40% = 480.000

Cộng = 5.120.000

* Giá trị sản phẩm dở dang giai đoạn 2 theo chi phí định mức

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = 10.000 x 300 = 3000.000
  • Chi phí nhân công trực tiếp = 4000 x 300 + [6000 4000] x 300 x 50% =000
  • Chi phí SXC = 3000×300 + [5000 3000] x 300 x 50% = 1200.000

Cộng = 5.700.000

  • Theo quy định hiện hành về Luật thuế TNDN, các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải xây dựng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng định mức sản xuất. Chính vì vậy, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức là phổ biến. Trường hợp các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý thì có thể dựa trên chi phí sản xuất thực tế và tùy đặc điểm sản xuất của mình mà lựa chọn đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc khối lượng hoàn thành tương đương.
  1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
  • Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong tr­ường hợp chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm.
  • Nội dung: Theo ph­ương pháp này, chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành
Giá trị SP dở dang cuối kỳ=Giá trị SP dở dang đầu kỳ+Chi phí NVLC trực tiếp PS trong kỳxSố l­ượng SP dở dang cuối kỳ
Số l­ượng SPhoàn thành trong kỳ+Số l­ượng SPdở dang cuối kỳ

Ví dụ:Tại DN sản xuất sản phẩm có tình hình như sau:

  • Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 20.000.000
  • Chi phí sản xuất trong kỳ đã được tập hợp: 160.000.000
  • CP nguyên vật liệu chính trực tiếp: 100.000.000
  • CP nhân công trực tiếp: 40.000.000
  • CP sản xuất chung: 20.000.000

Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 170 thành phẩm, còn lại 30 sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Giá trị sản phẩmdở dang cuối kỳ=20.000.000 + 100.000.000x30=18.000.000
170 + 30
  1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
  • Điều kiện áp dụng: Áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm, các chi phí khác chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành, khối l­ượng sản phẩm dở dang lớn, không đồng đều giữa các kỳ.
  • Nội dung: Theo ph­ương pháp này phải tính tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng do vậy tr­ước hết căn cứ số l­ượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để tính đổi ra số l­ượng thành phẩm hoàn thành t­ương đ­ương. Sau đó đánh giá theo nguyên tắc: nếu chi phí bỏ vào một lần cho cả quá trình thì tính đều cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành, nếu chi phí bỏ nhiều lần, bỏ dần theo tiến độ sản xuất thì tính quy đổi theo số l­ượng sản phẩm t­ương đ­ương.
Số l­ượng sản phẩm t­ương đ­ương=Số l­ượng sản phẩm dở dang cuối kỳxTỷ lệ hoàn thành

a. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản [1 giai đoạn]

  • Đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần:
Giá trị SP dở dang cuối kỳ từng k/m=Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ+Chi phí phát sinh trong kỳxSố l­ượng SP dở dang cuối kỳ
Số l­ượng SP hoàn thành+Số l­ượng SP dở dang cuối kỳ

  • Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần:
Giá trị SP dở dang cuối kỳ từng k/m=Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ+Chi phí phát sinh trong kỳxSố l­ượng SP hoàn thành tương đương
Số l­ượng SP hoàn thành+Số l­ượng SP hoàn thành tương đương

Ví dụ:Tại một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu sau :

  • GT sản phẩm dở dang đầu kỳ: 13.000.000
  • CP NVL trực tiếp: 10.000.000
  • CP nhân công trực tiếp: 2.000.000
  • CP sản xuất chung: 1.000.000
  • Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp : 139.500.000
  • CP NVL trực tiếp: 100.000.000
  • CP nhân công trực tiếp: 23.500.000
  • CP sản xuất chung: 16.000.000
  • Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 150 sản phẩm, còn lại 50 SP dở dang, mức độ hoàn thành 40% CP NVL trực tiếp bỏ 1 lần.

Giải:Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = 50 x 40% = 20

  • Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
CPNVLTT=10.000.000 + 100.000.000x 50= 27.500.000
150 + 50

CPNCTT=2.000.000 + 23.500.000x 20= 2.000.000
150 + 20

CPSXC=1.000.000 + 16.000.000x 20= 3.000.000
150 + 20

: 32.500.000

b. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều giai đoạn

Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì từ giai đoạn 2 trở đi sản phẩm dở dang được đánh giá làm 2 phần: Phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo nửa thành phẩm bước trước chuyển sang và giai đoạn sau được tính cho sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.

  • Giai đoạn đầu giá trị sản phẩm dở dang được xác định như trường hợp quy trình sản xuất có 1 giai đoạn.
  • Giai đoạn sau:
  • Đối với chi phí bỏ 1 lần:
GT SP DD CK từng khoản mục=DĐKntp[n]+ Zntp[n-1]xQdd[n]+DĐK [từng khoản mục] [n] + CP PS trong kỳ [n]xQdd[n]
Qtp+ Qdd[n] + QH[n]Qtp+ Qdd[n] + QH[n]

  • Đối với khoản mục CP bỏ nhiều lần
GT SP DD CK từng khoản mục=DĐKntp[n]+ Zntp[n-1]xQdd[n]+DĐK [từng khoản mục] [n] + CP PS trong kỳ [n]xQdd[n]
Qtp+ Qdd[n] + QH[n]Qtp+ Qdd[n] + QH[n]

Trong đó: DĐK : Giá trị SP DD đầu kỳ

Qtp: Số lượng thành phẩm

Qdd: Số lượng SP dở dang cuối kỳ

Qdd: Số lượng SP hoàn thành tương đương

QH: SL SP hỏng

*Sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: sản phẩm hoảng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa được.

  • Đối với SP hỏng có thể sửa chữa được DN sẽ phải bỏ thêm chi phí để sửa chữa, sau quá trình sửa chữa khắc phục, sản phẩm hỏng được chuyển thành sản phẩm.

Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp và hạch toán như chi phí sản xuất sản phẩm, việc tính chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và tính giá thành sản phẩm hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.

  • Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được tính vào giá thành sản phẩm [nếu là hỏng trong định mức cho phép] hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường, tính vào chi phí khác, là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì cách xác định tương tự như đối với SP dở dang cuối kỳ.

Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Bài trướcƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
Bài tiếp theoCách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Kiến thức kế toán

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

Kiến thức kế toán

Các loại sổ kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Kiến thức kế toán

Nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

BÌNH LUẬN Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Bạn đã nhập một địa chỉ email không chính xác!
Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn ở đây

Lưu tên, email và trang web của tôi trong trình duyệt này cho lần tiếp theo tôi nhận xét.

- Advertisement -

Recent Posts

Dịch vụ kế toán Trọn Gói Tại Hà Nội

CÁC DỊCH VỤ Tư Vấn Thuế Việt Nam - 01/07/2019
0

CÁC THỦ TỤC BAN ĐẦU CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP CẦN BIẾT

Chưa được phân loại Tư Vấn Thuế Việt Nam - 22/06/2019
0

Hướng dẫn kê khai tổng quan các sắc thuế

BẢN TIN THUẾ CẬP NHẬT Tư Vấn Thuế Việt Nam - 22/06/2019
0

ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NHÀ THẦU TRONG NƯỚC

Hỏi đáp & Tư vấn admin_neotheme - 19/06/2019
0

Video liên quan

Chủ Đề