Chức năng của kế toán giá thành là gì?


Lương Thị Thủy - UTB

Ta có thể rút ra kết luận về bản chất của phạm trù giá thành như sau:

Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào sản

phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Nếu chưa có sự dịch chuyển

này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền

kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật

chất thực tế cần thiết được bù đắp, bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành

giá trị sản phẩm.

Hạch toán giá thành chính là tính toán, xác định sự chuyển dịch các yếu tố vật

chất vào khối lượng sản phẩm vừa thoát ra khỏi quá trình sản xuất và tiêu thụ

nhằm mục đích thực hiện các chức năng của giá thành sản phẩm.

Chức năng của giá thành:

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, tổng hợp. Nó phản

ánh chất lượng hoạt động của công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

là công cụ quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.

Nhằm có căn cứ xem xét tính chất quan trọng của chỉ tiêu giá thành trong công

tác quản lý kinh tế, cần nghiên cứu các chức năng vốn có của chỉ tiêu giá

thành.





Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện

những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm. Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách

đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất và đây đã trở thành một

vấn đề quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế

được biểu hiện trước hết ở chỗ doanh nghiệp có khả năng bù lại những

gì mình đã bỏ ra hay không. Đủ bù đắp là khởi điểm của hiệu quả và là

yếu tố đầu tiên để xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.



22



Lương Thị Thủy - UTB





Chức năng lập giá: Giá cả SP được xây dựng trên cơ sở hao phí lao động

xã hội cần thiết, biểu hiện mặt giá trị SP. Khi xây dựng giá cả thì yêu

cầu đầu tiên là giá cả có khả năng bù đắp hao phí vật chất để sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho các doanh nghiệp trong điều kiện sản

xuất bình thường có thể bù đắp được hao phí để thực hiện quá trình tái

sản xuất. Để thực hiện được yêu cầu bù đắp hao phí vật chất thì khi xây

dựng giá cả phải căn cứ vào giá thành SP. Việc đưa ra các định mức hao

phí trong giá thành SP có ý nghĩa rất tích cực khi sử dụng giá thành làm

căn cứ để lập giá.







Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp

phụ thuộc trực tiếp vào giá thành SP, hạ giá thành SP là biện pháp cơ

bản để tăng cường doanh lợi tạo nên tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.

Phấn đấu hạ thấp giá thành bằng các phương pháp cải tiến tổ chức sản

xuất và quản lý, hoàn thiện công nghệ sản xuất, tiết kiệm CPSX là

hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điêù

kiện nền kinh tế có cạnh tranh. Cùng với phạm trù kinh tế khác như giá

cả, lãi, chất lượng, giá thành SP thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế

quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh

phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị

trường.

Hơn nữa, trong sản xuất kinh doanh, giá thành là chỉ tiêu phản ánh giới



hạn chi phí để tính toán, lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu, do vậy

trong hạch toán kinh tế cần tính đúng, tính đủ giá thành dựa trên cơ sở khách

quan. Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành SP không chấp nhận tất cả

các CPSX mà chỉ chấp nhận những chi phí cần thiết trong sản xuất. Đây là một



23



Lương Thị Thủy - UTB

trong những đặc điểm quan trọng của giá thành mà khi tính toán, người làm

công tác quản lý cần nắm rõ.

Như vậy, chúng ta đều thấy được chi phí, giá cả, giá thành, lợi nhuận là

những phạm trù kinh tế khách quan. Chúng tồn tại gắn liền với sự tồn tại của

quan hệ hàng hoá - tiền tệ và là đòn bẩy kinh tế quan trọng của quản lý kinh tế,

đồng thời chúng hợp thành một hệ thống thống nhất có mối quan hệ mật thiết

và tác động qua lại lẫn nhau trong nền kinh tế quốc dân. Sau đây ta xem xét cụ

thể mối quan hệ giữa CPSX và giá thành SP.

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

CPSX và giá thành SP là hai chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với nhau, thể

hiện ở hai mặt:

Xét về mặt nội dung: Giá thành SP sản xuất được tính trên cơ sở CPSX

đã tập hợp và số lượng SP hoàn thành trong kỳ báo cáo. Nội dung giá

thành SP là CPSX được tính cho số lượng và cho loại SP.

Xét về mặt kế toán: Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP phân

xưởng là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy

nhiên, giữa CPSX và giá thành SP cũng có sự khác nhau rõ rệt. CPSX và

giá thành SP đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá nhưng

tính trong chỉ tiêu giá thành SP thì chỉ tính những hao phí cho SP hoàn

thành trong kỳ. Nếu CPSX và giá thành SP giống nhau về chất thì chúng

lại khác nhau về lượng.

Trên thực tế, tổng CPSX phát sinh trong kỳ và tổng giá thành thường

không thống nhất với nhau là vì CPSXDD đầu, cuối kỳ trong một kỳ

thường khác nhau. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và giá

thành SP qua sơ đồ sau:



24



Lương Thị Thủy - UTB

A CPXS dở dang đầu kỳ



B CPSX phát sinh trong kỳ D



A Tổng giá thành sản phẩm C CPSX dở dang cuối kỳ D



Tổng giá thành SP

hoàn thành



=



CPSXDD đầu

kỳ



+



CPSX phát sinh

trong kỳ



-



CPSXDD cuối

kỳ



Qua sơ đồ trên ta thấy: AC = AB + BD - CD, hay:

Khi giá trị SPDD[ CPSXDD] đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản

xuất không có SPDD thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng CPSX phát sinh

trong kỳ.

Tóm lại: CPSX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với

nhau, mối quan hệ này phản ánh tác động tích cực của công việc ứng dụng

khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý vào sản xuất, nên muốn đạt được thành

công trong quá trình quản lý sản xuất phải đưa ra những nguyên tắc kinh tế kế toán vào công tác quản lý chi phí và tính giá thành SP.

IV. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1. Theo kế toán Mỹ:

Chi phí được định nghĩa như một khoản hao phí bỏ ra để thu được của

cải hoặc dịch vụ. Khoản chi phí này có thể là tiền mặt chi ra, dịch vụ hoàn

thành,... được đánh giá căn cứ trên tiền mặt.

Chi phí được phân chia thành hai loại chính: chi phí sản xuất và chi phí

ngoài sản xuất, trong đó chi phí sản xuất [hay còn gọi là chi phí sản phẩm] là



25



Video liên quan

Chủ Đề