Đánh giá những tổn thất của việc chảy máu chất xám hiện nay nói chúng ở Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong hàng chục năm qua, đặc biệt được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào hồi tháng 1 vừa qua.

Cụ thể trong Nghị quyết nêu rõ, một trong ba đột phá chiến lược đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Báo mạng Lao Động khi trao đổi về việc này với đại biểu Bùi Văn Phương - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình vào ngày 4/3 vừa qua đã trích ý kiến ông Phương cho rằng, việc thu hút, trọng dụng nhân tài từ xưa đã được các thế hệ đi trước làm và gọi hiền tài là “nguyên khí quốc gia”.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát nhận định, việc trọng dụng người tài tại Việt Nam trong thực tế hiện nay vẫn đang còn nhiều khó khăn.

Trao đổi với RFA tối 8/3, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, nguyên là giảng viên đại học Liège – Bỉ, từng trong chương trình đào tạo Thạc sĩ hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam nhận định rằng chính sách tuyển mộ người đứng ra gánh vác công việc Nhà nước dựa theo thực lực, học vấn, hiểu biết đến nay có những thất bại rõ ràng.

“Bất kể cán bộ cơ cấu và sát nạp những vị trí theo cơ chế học không chuyên, có nghĩa là phải được sự tín nhiệm của đảng và phải là đảng viên. Còn những người có học lực, học vấn, hiểu biết, có thể có công trạng nữa cũng không thấy được duyệt đến nơi đến chốn và vẫn ở ngoài lề.”

Nếu thật sự mình muốn đóp góp thì khoảng 10-20 năm nữa khi vững rồi thì mình sẽ đem những cái đó về làm. Lúc đó đúng nghĩa là mình đã hiểu tường tận những gì khác, những gì mới ở đất nước khác mà mình nắm vững, là của mình thì mình đem về làm lại. – TS. Mai Anh

Vẫn theo GS. TS. Nguyễn Đăng Hưng, một trong những lý do hạn chế người tài cho đất nước là tình trạng chảy máu chất xám đang xảy ra và ngày càng trầm trọng:

“Lý do vì họ biết rõ là các cơ sở đại học chưa có những chính sách cởi mở, chưa chuẩn bị cho họ những vị trí mà họ có thể cán đán được cái hướng sự nghiệp của họ.

Họ không thấy vui và về cũng không phát triển được năng lực của họ, nhất là không khí ở đại học chưa được cởi mở lắm. Vấn đề bổ nhiệm, phe phái tùy thuộc vào đảng ủy, đảng bộ.

Có một thời gian có mở cửa bằng cách là bầu hiệu trưởng thì từ mấy chục năm nay chẳng những không có chuyện bầu hiệu trưởng xảy ra nữa mà bổ nhiệm bằng giới quan quyền. Mà giới quan quyền theo chính sách thân hữu, nếu không muốn nói là thân tộc.

Như vậy đâu phải là môi trường thu hút những người có tài, những người mong muốn phát triển.”

Vào tháng 9/2020, trong một phim tài liệu nói về 20 năm chương trình đường lên đỉnh Olympia tổ chức tại Việt Nam, thống kê cho biết chỉ 3/18 Quán quân chương trình sau khi nhận được học bổng du học đã quay về nước.

Cũng trong phim tài liệu này, nhiều quán quân đưa ra nguyên nhân vì sao họ chọn tiếp tục công tác ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp, như lời Phan Đăng Nhật Minh, Quán quân Olympia năm thứ 17: “Mình thấy rằng không nhất thiết phải về nước thì mới trực tiếp đóng góp được. Ngành học của mình ở Việt Nam rất khó kiếm việc và nghiên cứu nên mình muốn ưu tiên nơi nào phát triển hơn. Ở đây, điều mình thích nhất là giáo dục cởi mở, giáo sư và học viên nói chuyện như hai người bạn, không có rào cản. Đó là điều mình mong mỏi nếu có dịp trở về.”

Sinh viên đại học dự lễ tốt nghiệp ở Quốc Tử Giám hôm 18/11/2014. AFP

Chị Mai Anh, một Tiến sĩ [Ph.D] đang làm nghiên cứu cho một trường đại học tại Victoria, Úc đưa ra nguyên nhân vì sao chị tiếp tục ở lại Úc sau khi học xong:

“Khi học ra mà mình đi về nếu nói đóng góp đất nước thì về biết đóng góp gì? Có nghĩa là bởi vì mình ra chân ướt chân ráo mà về Việt Nam làm thì kinh nghiệm cũng chỉ là lấy từ Việt Nam. Đồng ý là mình có học những kiến thức mới ở nước ngoài nhưng thực sự về lâu về dài nếu mình làm một khoảng thời gian thì nó cũng sẽ là một kinh nghiệm học từ Việt Nam.”

Chị Mai Anh cho biết sau khi có bằng Thạc sĩ tại Úc, chị đã quay lại Việt Nam làm trong một năm và thực tế chứng minh như những gì chị nói nên chị quyết định trở lại Úc học cao lên và ở lại đây làm việc:

“Nếu mình học xong, có thể nghiên cứu làm việc ở môi trường khác, có những cái technology [công nghệ] khác, environment [môi trường] khác, những con người khác, những lối sống và làm việc khác thì khi đó sẽ làm phong phú kinh nghiệm của mình và bản thân mình cũng có suy nghĩ độc lập từ những điều mình làm ở môi trường khác, môi trường mới.

Khi đó, nếu thật sự mình muốn đóng góp thì khoảng 10-20 năm nữa khi vững rồi thì mình sẽ đem những cái đó về làm. Lúc đó đúng nghĩa là mình đã hiểu tường tận những gì khác, những gì mới ở đất nước khác mà mình nắm vững, là của mình thì mình đem về làm lại.

Khi đó về không phải là quá muộn mà mình sẽ đem những cái mới về chứ không phải chỉ đem sách vở về thôi.”

Còn theo anh Dũng Phan, Thạc sĩ Khoa học Máy tính hiện đang sống tại California, Hoa Kỳ cho hay nếu nói đi nước ngoài về Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn là không chính xác vì thực tế cho thấy cơ hội việc làm còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ xã hội.

Thêm vào đó, tính cạnh tranh so với sinh viên học trường quốc tế trong nước, có thời gian thực tập, trải nghiệm, được thư giới thiệu từ trường nên du học sinh nước ngoài về thì chỉ được cái tiếng mà thôi.

Đất nước mình có nhiều nhân tài, Việt Nam vốn năng động nhưng chính sách chọn lựa nhân tài còn quá giáo điều và không tập trung ở người dân mà chỉ cơ cấu những người trong đảng. - GS. TS. Nguyễn Đăng Hưng

Vậy nên anh Dũng cho rằng nếu về Việt Nam mà không có quen biết ai thì điểm bắt đầu cho những sinh viên mới du học về có thể sẽ thua ở Hoa Kỳ.

Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra vào cuối năm học 2019-2020, có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài.

Trong đó, các nước có nhiều du học sinh Việt Nam là Úc 30.000, Mỹ 29.000, Canada 21.000, Anh 12.000, Trung Quốc 11.000…

Riêng tại Hoa Kỳ trong năm học 2019-2020, theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế được công bố trước đây, có 23.777 sinh viên Việt Nam hiện đang theo học ở bậc đại học

Cụ thể, 69,8% học đại học, 15,3% sau đại học, 11,4% tham gia vào chương trình thực tập không bắt buộc, và 3,5% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng.

Hiện tại chưa có con số thống kê cụ thể những sinh viên du học không trở về nước nhưng tình trạng này vẫn luôn được nhiều quan tâm.

GS. TS. Nguyễn Đăng Hưng nhận định:

“Đất nước mình có nhiều nhân tài, Việt Nam vốn năng động nhưng chính sách chọn lựa nhân tài còn quá giáo điều và không tập trung ở người dân mà chỉ cơ cấu những người trong đảng.”

Theo GS. TS. Nguyễn Đăng Hưng, để có thể thật sự thu hút được người tài, những người lãnh đạo đất nước cần phải thực hiện được những cải cách, thay đổi tư duy để phù hợp với quyền lợi dân tộc để phát triển đất nước.

Đề bàiNghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám
 

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám [Chuẩn]

1. Mở bài

Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng chảy máu chất xám

2. Thân bài

– Giải thích: “Chảy máu chất xám” là việc mất đi nguồn lực trí thức có năng lực, trình độ khi họ quyết định làm việc và định cư ở nước ngoài.– Thực trạng:+ Nhiều người quyết định sinh sống và cống hiến tài năng cho các nước phát triển thay vì làm việc tại quê nhà.+ Việt Nam đã và đang phải đối diện với thực trạng “khủng hoảng”, thiếu trầm trọng nhân tài.

+ Hàng năm nhà nước phải chi nguồn kinh phí lớn cho việc thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc.

– Nguyên nhân:+ Chủ quan: Do mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, thu nhập cao.

+ Khách quan: Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn kém phát triển, điều kiện làm việc tại các cơ sở trong nước còn hạn chế, chưa phát huy hết được năng lực, tài năng của người tài.

– Đề xuất giải pháp:+ Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước.

+ Nhà nước có những chính sách thiết thực, hiệu quả để thu hút hiền tài.

3. Kết bài

Chốt lại vấn đề nghị luận.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám 

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám, mẫu 1 [Chuẩn]

Nhận định về vai trò của thế hệ trẻ với công cuộc xây dựng đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến vài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Có thể nói thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam phát triển cùng năm châu, cường quốc. Tuy nhiên, hiện nay một thực trạng đáng buồn là tình trạng những nhân tài trẻ của Việt Nam có xu hướng định cư, sinh sống và làm việc ở nước ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng “Chảy máu chất xám”. Hiểu một cách đơn giản, chảy máu chất xám là việc một số lượng lớn những nhân tài, trí thức rời Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài. “Chất xám” ở đây là cách nói hình tượng của trí tuệ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người. Có rất nhiều bạn trẻ, những nhân tài của đất Việt sau khi học tập ở nước ngoài thì quyết định ở lại làm việc, cống hiến tài năng để tạo ra giá trị vật chất, của cải cho nước bạn thay vì về nước. Tình trạng “thất thoát” nhân tài làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu nhân tài trầm trọng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nguyên nhân của tình trạng chảy máu chất xám có thể xét trên hai mặt chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, xuất phát từ mong muốn được sống và làm việc trong môi trường tốt, thu nhập cao. Về khách quan, Việt Nam còn kém phát triển so với các nước tiến bộ, trong nước không có đủ điều kiện, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp để người tài có thể bộc lộ tài năng và cống hiến hết mình. Để gây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, để những nhân tài nước Việt có điều kiện để phát huy tài năng thì nhà nước cần có những biện pháp chiêu mộ hiền tài phù hợp, tạo được điều kiện làm việc để thu hút họ. Mặt khác, mỗi người cũng cần phát huy tình yêu nước, tinh thần dân tộc để làm theo lời Bác, sẵn sàng cống hiến tài năng, sức lực để đưa đất nước đi lên.
 

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám, mẫu 2 [Chuẩn]

Thân Nhân Trung một danh sĩ nổi tiếng dưới thời nhà Trần đã từng khẳng định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”. Câu nói đã thể hiện quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa người tài với sự phát triển của một đất nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của người hiền tài càng được khẳng định, thế nhưng thực trạng “chảy máu chất xám” đang là vấn đề thách thức với sự phát triển và quá trình hội nhập quốc tế của cả đất nước. Việc những người trẻ tuổi có tri thức, trình độ, tài năng rời Việt Nam để định cư ở nước ngoài để sinh sống và làm việc đã làm cho nước nhà rơi vào tình trạng “khan hiếm” nhân tài, đây cũng chính là hiện tượng chảy máu chất xám mà không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới đang phải đối diện. Việt Nam ta là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi sản sinh ra rất nhiều người tài, đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lẫy lừng trong lịch sử, là đại thi hào nổi tiếng Nguyễn Du, là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh…Hiền tài thời nào cũng có, thế nhưng đáng buồn thay, xã hội hiện đại đã có rất nhiều người tài đã từ chối làm việc ở Việt Nam để cống hiến cho một đất nước hiện đại, phát triển. Điều này cũng không thể trách họ bởi ai cũng muốn làm việc trong một môi trường tốt, nơi họ có thể bộc lộ, phát huy hết được tài năng và đam mê. Đã có không ít người quyết định về nước để cống hiến cho Việt Nam nhưng tài năng của họ không có điều kiện để phát triển dẫn đến “thui chột”, lãng phí tài năng. Để phát triển và đưa Việt Nam đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu mỗi người chúng ta cần phát huy được tinh thần và ý thức trách nhiệm với đất nước, mặt khác nhà nước cũng cần có những chính sách thu hút hiền tài.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám, mẫu 3 [Chuẩn]

Trong quá trình xây dựng và hội nhập quốc tế đất nước ta có nhiều cơ hội phát triển song cũng phải đối mặt với không ít thách thức, một trong những “mệnh đề” nan giải mà Việt Nam đang gặp phải, đó chính là tình trạng “chảy máu chất xám”. Chảy máu chất xám là việc mất đi lực lượng trí thức, nguồn lực có khả năng xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay có một lực lượng lớn người lao động có trí thức, trình độ của Việt Nam đang làm việc, cống hiến để làm ra của cải, vật chất cho các nước đang phát triển, điều này gây ra tình trạng thiếu nhân tài trầm trọng ở Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này là nhiều người mong muốn làm việc ở một môi trường tốt, nơi có cơ hội việc làm tốt và chế độ đãi ngộ phù hợp mà điều này họ không được đáp ứng nếu ở Việt Nam. Chảy máu chất xám gây “lãng phí” nhân tài, làm chậm quá trình phát triển của đất nước. Nguồn “chất xám” bị “chảy máu” không chỉ gây lãng phí nhân tài của đất nước mà còn gây thất thoát nguồn kinh phí lớn khi mời các chuyên gia nước ngoài về làm việc. Chảy máu chất xám không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà là hiện tượng mang tính toàn cầu, nó xảy ra nhiều ở các nước nghèo và đang phát triển. Chảy máu chất xám gây gián đoạn phát triển và thiệt hại lớn về kinh tế. Để khắc phục, các nước cần đưa ra được chính sách thu hút người tài về làm việc và cống hiến cho nước nhà.

——————–HẾT———————-

Bên cạnh chảy máu chất xám, có rất nhiều hiện tượng, vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Để tìm hiểu chi tiết, các em hãy tham khảo thêm: Nghị luận về hiện tượng lũ lụt ở miền Trung, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh niềm tin, Nghị luận xã hội về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay, Nghị luận xã hội về tác động của Internet.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề