Đánh giá nghề dạy học là nghề cao quý nhất

STO - Hàng năm, cứ đến tháng 11, mọi người dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã trưởng thành đều hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo.

Cách đây 37 năm, ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ra quyết định chính thức lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Kể từ đó, ngày 20-11 hàng năm đã trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam, là ngày để toàn xã hội tôn vinh những người đã và đang đóng góp bao công sức, bao tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ảnh: ĐTT

Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng tri ân sâu sắc đối với các thầy cô - những người lái đò thầm lặng trên dòng sông tri thức. Cũng là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với những người làm công tác giáo dục, ghi nhận những cống hiến, đóng góp của ngành giáo dục trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bồi dưỡng thế hệ trẻ, góp phần lớn lao vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo”, “ăn quả nhớ người trồng cây” từ ngàn đời nay của người Việt Nam mà còn thể hiện niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với thầy, cô giáo.

Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người giáo viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, tri thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề dạy học, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sứ mệnh “trồng người” mà Đảng và nhân dân giao phó. Đồng thời, bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh, kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi đã viết: “Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người”. Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của Ấn Độ viết: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ”. Có lẽ câu nói này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca “Qua sông phải bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Ca ngợi nghề dạy học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.

Tiến sĩ Mai Thị Yến Lan - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng chia sẻ: “Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải “Khuôn vàng thước ngọc” là “tấm gương cho học sinh noi theo”. Người thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái, cứu chữa cho những con người tha hóa biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn. Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học và “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Từ thuở xa xưa cũng như hiện nay, ông cha ta luôn coi việc học như quốc kế sinh tồn, hưng thịnh. Bởi vậy, người thầy luôn luôn được xã hội kính trọng, tôn vinh. Ngày nay, thầy giáo được vinh danh là kỹ sư tâm hồn, là chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận văn hóa, là những anh hùng vô danh và nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

                                                                                      ĐTT

15/11/2018         Bản tin PTI         admin

Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng khuyết rồi lại tròn nhưng ánh sáng mà người thầy chiếu rọi vào chúng ta sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời.

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của nghề giáo: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

Nhà giáo dục học Tiệp Khắc vĩ đại Comenxki cũng từng phát biểu “dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Quách Mạt Nhược – một học giả nổi tiếng người Trung Quốc khi nói về nghề giáo từng ca ngợi: “Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng khuyết rồi lại tròn nhưng ánh sáng mà người thầy chiếu rọi vào chúng ta sẽ còn mãi trong suốt cuộc đời”.

Những lời khẳng định đó đã cho thấy trong mọi thời đại, mọi xã hội, vị trí, vai trò của người thầy luôn luôn không thay đổi.

Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh giảng bài cho các học viên PTI

Những người thầy người cô dù không nổi tiếng trên những chương trình truyền hình, dù không được nhận ra giữa dòng người qua lại nhưng họ luôn là người âm thầm hy sinh vĩ đại nhất. Tuy không có công sinh thành, nuôi nấng nhưng thầy cô là người đã cho ta đôi cánh tri thức để có thể bay cao, bay xa, thực hiện hóa những ước mơ và trở thành những con người có ích trong xã hội.

Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển, PTI có hơn 100 chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết, phổ biến được hơn 100 chuyên đề khác nhau, được tổ chức thành hơn 30 hình thái chương trình chuyên nghiệp đào tạo thường xuyên. Một trong những phương châm của PTI là: Bài giảng hiệu năng là đòn bẩy tri thức, mỗi Giảng sư là từng hạt nhân mẫu. Các bài giảng hữu ích của các chuyên gia, giảng viên tại PTI đã truyền bá vô vàn tri thức quý báu, là kim chỉ nan cho biết bao thế hệ doanh nhân, góp phần làm nên sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam.

PTI hiện có hơn 100 chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết, phổ biến được hơn 100 chuyên đề khác nhau

Tại PTI, các chuyên gia, giảng viên không chỉ là những “kỹ sư tâm hồn” mà còn là những người góp phần kiến tạo nên Cộng đồng Doanh nhân vững mạnh. Không chỉ giúp thúc đẩy tinh thần tích cực cho học viên, đội ngũ chuyên gia, giảng viên PTI còn đem đến những kiến thức cốt lõi về quản trị, điều hành doanh nghiệp, về các kỹ năng mà mỗi doanh nhân luôn cần có khi tham gia thương trường. Những điều đó giống như hành trang không thể thiếu trên con đường chinh phục thành công của bất kỳ doanh nhân, doanh nghiệp nào.

Các học viên PTI trải khắp 3 miền đất nước, tuy khác nhau về ngành nghề, địa lý nhưng sau mỗi khóa học, họ đều có một điểm chung là mang theo trong trái tim mình bóng dáng của những người thầy người cô đã dẫn dắt họ trong suốt khóa học.

Hơn ai hết, PTI thấu hiểu tâm huyết và những vất vả mà các thầy các cô đã và đang trải qua để có thể dìu dắt các thế hệ doanh nhân. Sự cố gắng của các học viên, sự thành công của các doanh nghiệp cũng chính là lời chúc tốt đẹp nhất, món quà ý nghĩa nhất dành cho các chuyên gia, giảng viên.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI xin gửi lời tri ân sâu sắc, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới đội ngũ chuyên gia, giảng viên PTI. Chúc các thầy các cô luôn đủ TÂM – TRÍ – LỰC để dẫn dắt thêm nhiều thế hệ doanh nhân thành đạt, lan tỏa các giá trị tri thức, góp phần kiến tạo và phát triển Cộng đồng Doanh nhân vững mạnh.

Chủ Đề