Đánh giá học trực tuyến edu vn

Bạn đọc có email gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Con tôi học lớp 1, chỉ học trực tuyến. Xin hỏi, việc đánh giá thường xuyên sẽ được thực hiện như thế nào?

Ảnh minh họa: Tường Vân

Luật gia Hoàng Thị Quỳnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:   

Điểm a, Mục 2, Công văn số 5766/BGDĐT-GDTH ngày 13.12.2021 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch COVID-19 hướng dẫn đánh giá thường xuyên như sau:

Đối với hình thức học tập qua truyền hình, giáo viên thực hiện giao nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, chú ý hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy học trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục.

Phối hợp với gia đình học sinh thực hiện tổ chức dạy học và đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp; hướng dẫn học sinh thực hiện phản hồi thông tin qua phiếu học tập; ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao bài, nhận bài và sản phẩm học tập của học sinh qua các ứng dụng phần mềm phổ biến, thuận tiện trong sử dụng như zalo, facebook, email…

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến [hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến] giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định; tăng cường khuyến khích, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành phiếu học tập, thu thập thông tin phản hồi qua các buổi học trực tuyến để đánh giá học sinh.

Hướng dẫn để cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá học sinh, khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học, luyện tập, thực hành, vận dụng, trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày để hình thành các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục; quan sát các biểu hiện, yêu cầu cần đạt một số phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua trao đổi, trò chuyện, tương tác và giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà để phản hồi thông tin, trao đổi cùng giáo viên trong quá trình đánh giá.

Như vậy, việc đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học khi học trực tuyến được thực hiện theo trích dẫn nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Ngày 23/2/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 571/BGDĐT-GDTrH về khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Ngày 2/3/2022, Công văn này được Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chuyển tiếp đến thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thông tin đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia khảo sát theo yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Tôi đã thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình và xin có đôi điều sau đây.

Thực trạng dạy học trực tuyến của bản thân

Tôi là giáo viên dạy bậc trung học phổ thông [Thành phố Hồ Chí Minh], đã dạy trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian trên 5 tháng. Tỉ lệ học sinh trong các lớp dạy của tôi đảm bảo các điều kiện tham gia học trực tuyến là 100%. Tỉ lệ học sinh tham gia học qua truyền hình trong các lớp dạy của tôi là dưới 20%.

Tôi có những điều kiện sau đây để tổ chức việc dạy học trực tuyến: máy tính xách tay; điện thoại thông minh; đường truyền mạng Internet ổn định; dạy học trực tuyến bằng phần mềm Zoom, Google Meet; được tập huấn các kĩ năng về dạy học trực tuyến [phương pháp, kĩ thuật dạy học, kiểm tra - đánh giá].

Bộ Giáo dục khảo sát tình hình tổ chức dạy học trực tuyến. [Ảnh minh họa: Phạm Minh]

Tôi tự tin khi thực hiện các kĩ năng tổ chức dạy học trực tuyến sau đây: xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến; tổ chức các hoạt động học trực tuyến cho học sinh; sử dụng các phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến; tương tác và quản lí học sinh khi dạy học trực tuyến;

Sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến, ví dụ như Zoom, Google Meet, MS Teams và các ứng dụng quản lý lớp học trực tuyến [LMS]; thực hiện đảm bảo an toàn [về thiết bị, an ninh mạng,…] cho các lớp học trực tuyến.

Trong năm học 2021-2022, môn học mà tôi dạy bằng hình thức dạy học trực tuyến đáp ứng được khoảng từ 80 đến dưới 90% so với kế hoạch dạy học trực tiếp.

Tôi cảm thấy khó khăn khi dạy trực tuyến vì: gặp các vấn đề sức khoẻ [nghe, nhìn, khả năng làm việc với máy móc trong thời gian dài, …]; gặp vấn đề về tâm lí [quá tải, áp lực, khó thích ứng việc dạy trực tuyến…]; học sinh thiếu không gian học tập riêng; nhiều học sinh thiếu ý thức tự giác, chưa biết cách tự học.

Tôi nhận thấy, việc dạy học trực tuyến ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thể chất; tâm lí, tình cảm; khả năng phát triển các kĩ năng xã hội của học sinh.

Đề xuất giải pháp học trực tuyến hiệu quả

Muốn dạy học trực tuyến hiệu quả, thầy cô cần thực hiện các hoạt động sau: khai thác và sử dụng các nguồn học liệu có sẵn trên Internet; giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước, trong và sau bài học trực tuyến; tổ chức các hoạt động cho học sinh tương tác trong giờ học trực tuyến;

Quan sát, quản lý sự tham gia của học sinh trong giờ học trực tuyến; cho học sinh phát biểu, trình bày sản phẩm học tập trong quá trình dạy học trực tuyến; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; tạo lập nhóm trên mạng để kết nối và hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến; thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập của học sinh khi học trực tuyến.

Cùng với đó, học sinh phải: chủ động hoàn thành các bài tập, nhiệm vụ học tập; duy trì sự tập trung trong quá trình học; tương tác tích cực với thầy cô và các bạn; phản hồi nhanh và hiệu quả trong quá trình học tập; tiến bộ qua từng bài học;

Kết quả kiểm tra đánh giá thường xuyên của học sinh đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình; kết quả kiểm tra đánh giá định kì của học sinh đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình.

Ngoài ra, học sinh cần tìm kiếm năng lượng học tập nhằm giúp việc học trực tuyến hiệu quả hơn. Chẳng hạn, động viên bản thân khi phải học trực tuyến dài ngày. Tìm sự hứng thú và chọn lựa phương pháp học tập đúng đắn.

Ví dụ: liệt kê động lực thúc đẩy bản thân học tập; chơi chung với bạn mang nguồn năng lượng tích cực; lập nhóm học tập; sử dụng phương pháp quản trị thời gian; xem phim, nghe nhạc, chơi game… khi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Tài liệu tham khảo:

//vnes.edu.vn/ks10-giao-vien/

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Ánh Dương

Chủ Đề