Đánh giá điểm chuẩn vào đại học bách khoa

Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM cũng đã công bố điểm chuẩn năm 2022 theo phương thức 5 [mã 701] - xét tuyển tổng hợp, bao gồm các tiêu chí về học lực [kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT, năng lực khác, hoạt động xã hội].

Với cách tính điểm chuẩn mới, ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường này là ngành khoa học máy tính với 75,99 điểm.

Cụ thể: Ngành Kỹ thuật máy tính có đầu vào cao nhất là 28,29 điểm. So với năm ngoái, điểm chuẩn ngành này tăng nhẹ 0,19. Hai ngành có điểm chuẩn cao tiếp theo là Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa 27,61 và Công nghệ thông tin [Việt - Nhật] 27,25.

Các ngành có đầu vào thấp nhất - 23,03 gồm Kỹ thuật hoá học, Kỹ thuật in, Kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường. Mức này thấp hơn mức thấp nhất của năm ngoái 0,22 điểm.

Ngoài công bố điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra mức đầu vào dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy do trường tổ chức [ký hiệu DGTD].

Năm 2022, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển gần 8.000 sinh viên theo ba phương thức, gồm: Xét tuyển tài năng [10-20% chỉ tiêu], dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy [50-60%] và kết quả thi tốt nghiệp THPT [30-40%]

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa có thông báo sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2022 vào đúng 17 giờ 30 phút chiều nay, 15/9.

Cách tính điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội như sau:

Chi tiết điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 ở tất cả các mã ngành như sau:

Năm 2022, Đại Học Bách Khoa Hà Nội giảm mạnh chỉ tiết xét tuyển cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, năm nay phổ điểm lại cao hơn năm 2021, vì vậy điểm chuẩn vào trường sự báo sẽ có sự tăng nhẹ.

Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 dự kiến tăng nhẹ.

Theo PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, số điểm 10 ở môn Toán và Tiếng Anh giảm nhưng chỉ tiêu của trường cũng giảm, do đó khả năng điểm chuẩn các ngành HOT như nhóm ngành tự động hóa, công nghệ thông tin sẽ ổn định như năm trước.

Về cơ bản, năm nay sự thay đổi trong xét tuyển của các trường và của Bộ GD&ĐT có nhiều biến động, dẫn tới sự xáo trộn trong điểm chuẩn của từng ngành, từng trường, rất khó để dự đoán một cách chính xác.

Tuy nhiên, nhiều thí sinh giỏi đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm, vì vậy chỉ tiêu cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT giảm chưa chắc sẽ gây ra bước “nhảy vọt” về diểm chuẩn. Dự báo với phổ điểm năm nay, hiện tượng 30 điểm vẫn trượt NV1 sẽ không xảy ra.

Ngoài ra, đa số các chuyên ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy, bởi vậy sẽ xảy ra sự chênh lệch điểm chuẩn lớn giữa các ngành có xét tuyển theo phương thức này với các ngành xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, các ngành xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT có mức điểm chuẩn cao hơn.

Năm nay, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] xét tuyển vào các ngành đào tạo ĐH chính quy gồm 3 cột điểm: Thí sinh cần đạt điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 650/1.200 điểm; Kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển 3 môn trở lên đạt từ 18/30 điểm; Kết quả học tập THPT [điểm học bạ], đạt từ 18/30 điểm [18 điểm là trung bình tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 năm học THPT của thí sinh].

Đây là điểm sàn theo phương thức xét tuyển tổng hợp gồm nhiều tiêu chí, chiếm 75-90% tổng chỉ tiêu năm nay.

Theo thông tin tuyển sinh đã công bố, phương thức tuyển sinh này gồm 3 thành tố với trọng số gồm: học lực 90%, thành tích cá nhân 5%, hoạt động xã hội và văn thể mỹ 5%. Riêng về học lực thì điểm kỳ thi đánh giá năng lực có trọng số từ 50-70%, điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 20-30% và học lực THPT chiếm 10-20%.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, lưu ý điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển gồm 3 thành tố kể trên. Trong trường hợp thí sinh không dự thi đánh giá năng lực, Hội đồng tuyển sinh trường sẽ cân nhắc dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để thay thế [với một tỷ lệ quy đổi nhất định] và ngược lại, theo ông Thắng.

Điểm chuẩn ngành sẽ ra sao?

PGS-TS Bùi Hoài Thắng cho rằng điểm sàn được công bố là ngưỡng điểm để đảm bảo cơ hội cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh tự do, trong việc ứng tuyển vào trường.

“Thí sinh có thể tự đánh giá những dữ kiện điểm của mình, đối sánh với điểm chuẩn từng thành phần của các năm gần nhất của nhà trường, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT từng năm. Một cách đơn giản là so sánh từng thành phần điểm của cá nhân với điểm chuẩn từng phần các năm và để ý việc bù giữa những thành phần trong công thức tổng hợp điểm”, ông Thắng nói.

\n

Cũng theo ông Thắng: “Thí sinh cứ mạnh dạn ứng tuyển vào các ngành học mà mình yêu thích và sắp xếp thứ tự nguyện vọng phù hợp, kể cả khi bộ kết quả học tập đang có phần chưa chắc chắn nếu so sánh từng thành phần điểm so với những năm gần đây”.

Nhìn nhận về tình hình điểm chuẩn năm nay, ông Thắng dự đoán, nếu so sánh từng thành phần thì điểm chuẩn có khả năng sẽ như năm ngoái chứ không tăng vì chỉ tiêu ổn định. Trong đó, những ngành có điểm chuẩn không cao mọi năm sẽ vẫn "dễ thở" trong năm nay.

Nhìn vào điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021, có thể thấy các ngành luôn dẫn đầu về điểm chuẩn của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM ở các phương thức xét tuyển khác nhau. Số 1 là ngành khoa học máy tính, năm 2021 điểm chuẩn cả chương trình đại trà [tiếng Việt] và chất lượng cao tiếng Anh đều ở mức 28 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngành này chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật cũng có điểm chuẩn 26,75 điểm. Trong phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn ngành này cũng ở mức 907-974 điểm tùy chương trình.

Một số ngành khác có điểm chuẩn cũng ở mức cao các năm gần đây như: kỹ thuật máy tính, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật ô tô…

Nhưng ngược lại, nhiều ngành của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có điểm chuẩn các năm khá "dễ thở" như: xây dựng, bảo dưỡng công nghiệp, kỹ thuật dệt, công nghệ dệt may, kỹ thuật địa chất, kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật vật liệu, quản lý tài nguyên và môi trường và kỹ thuật môi trường [chất lượng cao], cơ kỹ thuật…

Năm ngoái, với điểm chuẩn xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ cần đạt hơn 7 điểm/môn đã trúng tuyển. Ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn các ngành này cũng dao động từ 700 đến dưới 800 điểm.

Chủ Đề