Đánh giá chất giọng lê cát trọng lý

TP - Giữa tháng Năm, 2 đêm diễn “Những khúc ca Việt cổ” tại Hà Nội của Lê Cát Trọng Lý đã thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả. Một số người mua vé chậm tỏ ra tiếc nuối vì đã khá lâu mới có dịp tái ngộ tác giả “Chênh vênh”. Ngay sau đó, Lý tổ chức thêm hai đêm diễn tại TP. Hồ Chí Minh, và câu chuyện lần nữa lặp lại: cháy vé gần như ngay sau khi mở bán đến mức cô phải tổ chức thêm một buổi để “đền” khán giả.

Dự án "Những khúc ca Việt cổ" tập hợp những khúc ca cổ xưa của nhiều dân tộc trên khắp cả nước như Mông, Giáy, Dao, Thái, Bana, Chămpa, Mường, Paco... được Lê Cát Trọng Lý và những người bạn viết lời Kinh và chuyển soạn phối khí cho dàn nhạc thính phòng. Công trình này bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 2 năm nay. Nữ nhạc sĩ thường được ví với Trịnh Công Sơn chia sẻ: “Trong dự án này, Lý cùng những người bạn đồng hành đóng vai trò là người quan sát, ghi chép và thực hiện thu âm để đưa những khúc ca dân gian nguyên gốc đến gần hơn với khán giả. Mong sao các khúc hát cổ với hình ảnh dung dị, đẹp, sâu sắc cũng như giai điệu ấm áp, lung linh và nhiều tình cảm phần nào xoa dịu vỗ về được cảm giác nhung nhớ "vẻ đẹp xưa cũ đã bị lãng quên hay mất đi". Cũng như làm giàu thêm cho chúng ta về vốn văn hoá dân gian trên chính quê hương mình".

Chia sẻ về quá trình thực hiện dự án, Lê Cát Trọng Lý cho biết: "Có một số vùng thì đoạn hát của họ đầy đủ như 1 ca khúc nhưng một số vùng thì nó chỉ là những tiếng ngân nga thôi, ví dụ như khúc “Đặt tên” của người Dao, họ chỉ thay lời vào cùng loại giai điệu thanh âm”.

Một khó khăn trong quá trình thực hiện dự án mà nhóm của Lê Cát Trọng Lý gặp phải đó là không còn nhiều người có thể hát được những khúc ca cổ của dân tộc mình. Một số người còn nhớ thì mỗi lần hát lại là một phiên bản khác nhau.

Trong hai buổi biểu diễn ở Hà Nội, trên sân khấu, đứng cùng với Lê Cát Trọng Lý và dàn nhạc còn có nghệ nhân Giàng A Sài, nghệ nhân Lò Thị Ban. Lần đầu tiên, những người nông dân này bước chân lên một sân khấu lớn để chia sẻ âm nhạc và câu chuyện của mình. Hình ảnh chất phác và giọng hát tự nhiên của họ khiến tôi nhớ đến những bà cụ chân đất bước thẳng từ đồng chiêm lên sân khấu tráng lệ tại Paris trong những show diễn “Hạn hán cơn mưa” dạo nào của EaSola Thủy.

Hai đêm diễn khép lại, như thường lệ, khán giả dành cho Lê Cát Trọng Lý những cơn mưa lời khen [thường người ta đều phải thích Lý mới bỏ tiền mua vé xem cô biểu diễn].

Khán giả đứng chật sảnh Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia trước buổi biểu diễn “Những ca khúc Việt cổ”

“Một dự án quá tuyệt, đáng ra nó phải được hỗ trợ bởi ngân sách quốc gia chứ không phải cô gái nhỏ nhắn này và ê kíp gánh vác… “Những ca khúc Việt cổ” của Lý là dự án mang tính cộng đồng rất cao… Nó vừa giúp đồng bào các dân tộc bảo tồn âm nhạc cổ của họ, vừa giúp cộng đồng rộng lớn tiếp cận được những giai điệu đó qua lời Việt của Lý” [Văn Song Nguyễn]

“Lý chắc có lẽ là một trong những nghệ sĩ có lượng fan ngầm và trung thành lớn nhất Việt Nam. Nghe Lý hát, lòng thư thái dễ chịu như kiểu được massage tâm hồn bằng âm nhạc nhưng tâm lại ngẫm nghĩ về đủ điều đi qua suốt một đời người”. [Nguyễn Đức Thắng]

Lê Cát Trọng Lý chỉ thực sự bị phản ứng, bị coi là “chiếm dụng văn hóa” sau bài trả lời phỏng vấn của cô trên một kênh podcast. Số người phản đối Lê Cát Trọng Lý cho rằng cô đang làm công việc đồng hóa văn hóa “trong khi ở các nước phát triển người ta tôn trọng sự khác biệt thì ở Việt Nam người ta luôn cố gắng đánh đồng tất cả mọi người”.

Lê Cát Trọng Lý trong hành trình thực hiện “Những ca khúc Việt cổ”

Đáp lại những ý kiến này, một số khán giả đã lên tiếng hộ Lê Cát Trọng Lý: “Tôi nghĩ văn hóa là sự phát triển, nên chắc gì cái chúng ta đang bảo tồn đã là nguyên gốc? Một bài hát dân gian được nghe từ mẹ, mẹ nghe từ bà, bà nghe từ cụ... Vậy bảo tồn bằng cách nào trước một sự thay đổi? Mình chỉ giữ được một thứ khi thấy nó đẹp và hay”.

Một ý kiến trước đó của Lý cũng được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng yêu nhạc: “Tôi đang làm những điều như hòa thanh, phối khí, “biến” những ca khúc đó thành tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ dân gian, giúp khán giả nghe được những tác phẩm hay, thú vị và từ đó họ sẽ đi tìm hiểu văn hóa gốc. Âm nhạc đã hay thì không nhất thiết phải là của ai, sáng tạo không nhất thiết phải là của mình. Việc “của ai” không quan trọng bằng việc mình được nghe một bài nhạc hay."

Những người đã và đang ủng hộ Lê Cát Trọng Lý có lẽ cũng chỉ quan tâm bản nhạc mà cô mang đến cho họ có hay không mà thôi!

Lê Cát Trọng Lý là một ca sĩ sớm tạo cho mình phong cách lẫn vị trí riêng trong âm nhạc. Âm nhạc của cô mang nhiều màu sắc triết lý, suy tư nhưng đầy trong sáng. Ngoài ra, chất dân gian đương đại trong hơi thở mới mà nữ ca sĩ này gửi vào âm nhạc cũng là điều thú vị cho những chiêm nghiệm về cuộc sống.

Cùng với đó là phong cách, chất nghệ sĩ như một người du ca hát cho cuộc đời. Lê Cát Trọng Lý giản dị về mặt hình ảnh nhưng ở cô luôn toát lên vẻ lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống… bằng đôi mắt sáng lẫn cảm xúc.

Ca nhạc sĩ Lê Cát Trọng Lý.

Điều khán giả thường xuyên bắt gặp ở cô là hình ảnh của một người nghệ sĩ với cây ghi ta và cứ thế hát những dòng suy tư, tâm tình. Cô hướng đến chất “bác học” ở âm nhạc quốc tế chứ không tập trung vào thị trường âm nhạc thưởng thức. Với cá tính mạnh cùng cảm xúc rất riêng, Lê Cát Trọng Lý ghi tên mình vào danh sách ca sĩ có gu âm nhạc đặc biệt nhất của làng nhạc Việt.

Đồng Lan

Đồng Lan để lại dấu ấn rõ nét trong chương trình Giọng hát Việt mùa đầu tiên bằng cá tính rất khó lẫn lộn. Dưới “bàn tay phù thủy” của HLV Đàm Vĩnh Hưng, cô dần khẳng định phong cách của mình. Bước ra sau cuộc thi, Đồng Lan tiếp tục là chính mình qua những trải nghiệm của một người du ca.

Với phong cách khá lạ [chất giọng, gu thời trang chẳng giống ai] nhưng có điểm nhấn, Đồng Lan trở thành “hàng hiếm” ở V-biz. Nhiều lần cô được mọi người nhắc nhở với những trang phục không ăn nhập. Tuy nhiên, với cô, đó chính là một hình ảnh riêng và thoải mái nhất để chuyển tải cảm xúc đến mọi người.

Ca sĩ Đồng Lan.

Trên sân khấu, từ cách hát đến biểu cảm khuôn mặt, Đồng Lan ghi điểm khi làm cho nhiều người xúc động bởi sự dạt dào của bản thân. Các bài hát của cô được đánh giá cao như Mẹ tôi, Tự hát, Sợ yêu, Cánh lan dại…

Âu Bảo Ngân

Âu Bảo Ngân cũng là một ca sĩ bước ra từ sân chơi Giọng hát Việt. Chất giọng cao vút là điểm sáng nổi bật ở cô gái sở hữu thân hình hơi mũm mĩm”. Thế nhưng, trước những đối thủ mạnh và thiếu một chút may mắn, nữ ca sĩ đành ngậm ngùi dừng chân tại vị trí top 3 của đội Hồng Nhung.

Khán giả nhìn thấy ở Âu Bảo Ngân tâm hồn của một người nghệ sĩ vô tư, luôn thể hiện hết mình và không gò bó trong bất kỳ khuôn khổ nào. Những phút ngẫu hứng, thăng hoa trên sân khấu, quên đi những hạn chế về ngoại hình là những điểm sáng quy giá của một nghệ sĩ du ca. Sự trong sáng cùng với ngoại hình mũm mĩm cùng sự cá tính trong âm nhạc đã làm nên một Âu Bảo Ngân khó lẫn lộn giữa nhiều ca sĩ trẻ.

Ca sĩ Âu Bảo Ngân.

Với opera, classic jazz hay musicals “khó nuốt”, cô đã làm cho các thể loại này “dễ thở hơn”, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nó và người nghe.

Một số bài hát thành công của Âu Bảo Ngân có thể kể đến: Cô gái vót chông, Gió màu xuân tới, Người ngoài hành tinh…

Tiên Tiên

Tiên Tiên là một trong những ca nhạc sĩ 9X được yêu thích nhất hiện nay qua các bản hit đình đám khúc như My Everything, Say You Do… Bên cạnh việc “làm mưa làm gió” trên các bảng xếp hạng âm nhạc và sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả trẻ, những sáng tác của Tiên Tiên còn được đông đảo người yêu nhạc chọn cover.

Bằng chất nhạc gần gũi, giản dị nhưng vẫn chắc về mặt kỹ thuật cùng lối trình diễn nhẹ nhàng như thể hiện những tâm sự, Tiên Tiên đã chứng tỏ được bản thân có tư duy âm nhạc thông minh, nhạy bén, qua đó tạo cho mình lối đi riêng ở Vpop.

Ca nhạc sĩ Tiên Tiên.

Ngoài ra, khả năng sáng tác và sử dụng guitar điêu luyện còn giúp cô có một loạt ca khúc hit khác: Có khi nào rời xa, Gọi mưa, Mình yêu nhau đi, Giữ em đi, Chưa bao giờ… Tiên Tiên quả thực xứng đáng góp mặt trong nhóm nghệ sĩ có phong cách du ca độc đáo của làng nhạc Việt.

Chủ Đề