Đàng trong - đàng ngoài là ai

Thursday, May 24, 2018

1:12 AM Lịch sử Việt Nam

Lâu nay quan điểm "chính thống" vẫn cho là Đàng Trong là 1 bộ phận lãnh thổ của Đàng Ngoài, tức là lãnh thổ của nhà Lê. Cách đánh giá đó dẫn đến nhiều hệ quả về mặt lý luận về tính chính danh của nhà Tây Sơn, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Nguyễn. Vì thế, phân tích về mối quan hệ này là việc quan trọng nhưng tiếc là sách sử "chính thống" hiện nay thường áp đặt quan điểm kể trên mà không đếm xỉa đến thực tế lịch sử của 2 Đàng.Trước tiên, cần kể sơ lược lại quá trình hình thành lãnh thổ Đàng Trong. Nguyễn Hoàng xin được vào làm trấn thủ xứ Thuận Hóa, theo lời khuyên của trạng Trình "Hoành Sơn nhất đái. Vạn đại dung thân." Như vậy có nghĩa là đất Thuận Hóa là của nhà Lê. Tuy nhiên, con cháu của Nguyễn Hoàng có ý ly khai khỏi nhà Lê, bỏ nộp thuế, tự truyền ngôi chúa, tự định luật lệ...tóm lại là hoàn toàn độc lập khỏi Đàng Ngoài. Chính vì thế nên chúa Trịnh đã tấn công chúa Nguyễn nhiều lần bất phân thắng bại. Hai bên đều lấy danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh/Nguyễn. Cuối cùng phải đình chiến, lấy sông Gianh làm giới tuyến.Chúa Nguyễn yên được mặt Bắc thì mở rộng lãnh thổ vào Nam, định hình được lãnh thổ gần giống với miền Nam ngày nay. Tức là lãnh thổ lớn lên gấp nhiều lần, có lẽ khoảng 3-4 lần. Như vậy, nếu nói lãnh thổ từ Nam Thuận Hóa [từ đèo Hải Vân] vào đến Cà Mau là của nhà Lê thì rất chướng tai, thực tế đó là đất "khai hoang" hay xâm lược của chúa Nguyễn. Có thể nói lãnh thổ Đàng Trong là độc lập với Đàng Ngoài là như vậy, vì phần đất gốc là quá nhỏ so với phần khai hoang.Chúa Nguyễn Phúc Chu đã từng xin nhà Thanh phong vương để độc lập hoàn toàn, nhưng nhà Thanh không chấp nhận. Sau khi chúa Trịnh xưng vương thì chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, tự đúc ấn.Đất Đàng Trong mà chúa Trịnh và vua Lê coi là của mình là chỉ có đất Thuận Hóa và Quảng Nam. Bằng chứng là khi Trịnh Sâm đánh Đàng Trong để diệt chúa Nguyễn thì chỉ đánh chiếm được Phú Xuân là dừng lại, do các quan can gián, coi đất nhà Lê chỉ tới đó. Phần còn lại chúa Trịnh để Tây Sơn đánh nốt.Nguyễn Nhạc sau khi chiếm được Đàng Trong, thì không muốn đánh ra Bắc, chỉ Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh xúi thì mới đánh tiếp. Sau khi đánh được rồi thì Nguyễn Nhạc ra Thăng Long để gọi em về, với lý do Bắc Hà là đất của nhà Lê, không nên xâm phạm.Nguyễn Nhạc ở Thăng Long thì "thiết triều" ở nơi đóng trại, cho vua Lê ngồi 1 bên, Nguyễn Huệ 1 bên, mình ngồi giữa [đấy là lấn át vua, coi vua Lê chỉ ngang NH]. Nguyễn Nhạc nói rằng: “Vì họ Trịnh hiếp chế, cho nên chúng tôi ra giúp nhà vua; nếu bằng đất nước họ Trịnh thì một tấc cũng không để lại, nhưng mà của nhà Lê thì một tấc cũng không dám lấy. Xin mong nhà vua gắng sức làm việc, giữ yên cõi đất, để đời đời giao hiếu với nhau, ấy là cái phúc của HAI NƯỚC đấy”.Như vậy vua Tây Sơn cũng đã xác định 2 Đàng là 2 nước rồi.Khi anh em Tây Sơn rút quân, Lê Chiêu Thống có cắt đất Nghệ An, giáp Đàng Trong, để trả cho Tây Sơn công đánh Trịnh. Nếu là 1 nước sao lại phải cắt đất tặng nhau?Có người cho rằng, người Việt đi mở cõi, nên đất đó là của Đại Việt! Việc mở cõi là do chúa Nguyễn, nhưng không phải hoàn toàn do dân Việt, còn do cả dân...Tàu! Vậy người Hoa cũng nhận đất miền Nam thuộc về TQ thì sao?Vua Lê Chiêu Thống mà không coi Tây Sơn là giặc thì việc gì phải bỏ Thăng Long mà chạy theo Nguyễn Hữu Chỉnh? Hoặc lúc Chỉnh chết rồi sao không về Thăng Long mà tiếp tục làm vua? Vua sợ giặc thôi chứ sợ gì người giúp mình?! Hỏi tức là trả lời.Theo mình thì 2 Đàng lúc đó giống hệt thời Tam quốc thôi. Chỉ là 1 nước trên lý thuyết. Nhưng khác thời Tam quốc ở chỗ đất 3 nước đó gốc gác đều của nhà Hán, còn đất Đàng Trong nhà Lê chỉ có tới Thuận Hóa, rất nhỏ. Về bản chất thì 2 Đàng đã độc lập rồi.Đây mình chỉ viết 1 thực tế lịch sử, 100% đều theo sách sử. Sách chính thống lúc đó là cuốn ĐV SK tục biên do quốc sử quán nhà Lê viết. Đừng có vu cho mình chia tách đất nước. Mình chỉ viết sự thật bị che giấu thôi.

P/S: Lê Thánh Tông đã sáp nhập vùng đất của Chiêm Thành này là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào Đại Việt. Nhưng vùng đó trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ thì rất hoang vu, ít người ở. Chúa Nguyễn bắt đầu lấn từ Phú Yên vào đến Cà Mau.

Dương Quốc Chính, Post FB

Cùng chủ đề

Bài khác

Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài là sông Gianh.

A. Sông Gianh

B. Sông Mã

C. Sông La

D. Sông Bến Hải

Đáp án đúng A.

Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài là sông Gianh.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt đất nước là:

– Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” [Nam triều].

– Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XVI thì Triều Mạc bị lật đổ.

– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.

– Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. ⇒ Xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn.

– Năm 1627-1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ và không phân được thắng bại, đành gảng hòa, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong.

⇒ Đất nước bị chia cắt.

Tiến trình chia cắt đất nước:

– Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc – Bắc Triều.

– Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

– Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn [1627-1672], không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh [Trịnh Tùng nắm quyền] là Đàng Ngoài [Bắc Hà], biến vua Lê thành bù nhìn.

+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong [Nam Hà].

– Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

– Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

– Bộ máy chính quyền ở Đàng Ngoài mô phỏng bộ máy chính quyền thời Lê sơ, được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

– Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài với chế độ “vua Lê – chúa Trịnh”, vua Lê chỉ danh nghĩa chứ không có thực quyền mà trên thực tế quyền hành thuộc về chúa Trịnh.

– Bộ máy chính quyền ở Đàng Trong lúc đầu chỉ là chính quyền ở địa phương, đến giữa thế kỉ XVII mới thành lập chính quyền ở trung ương, nhưng cũng chưa được hoàn chỉnh.

Video liên quan

Chủ Đề