Dẫn xuất không đạm là gì

Bài giảng dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [275 KB, 46 trang ]

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ
KHOA NÔNG LÂM
-------------------------------------

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN: NÔNG VĂN TRUNG
[Lưu hành nội bộ]

Phú Thọ - năm 2013

1


Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi là môn khoa học cơ sở. Môn học này giúp
sinh viên nắm được vai trò các chất sinh dưỡng: Nước, protein, năng lượng,
vitamin, khoáng đối với động vật nuôi; Một số bệnh liên quan đến các chất dinh
dưỡng; Một số phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng, ước tính giá trị năng
lượng của các loại thức ăn cho động vật nuôi. Đặc điểm dinh dưỡng của các nguồn
thức ăn, phương pháp sử dụng một số loại thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học
trong nuôi dưỡng động vật nuôi, phương pháp giải quyết thức ăn
Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về thức ăn gia súc và cơ
sở khoa học chung nhất về dinh dưỡng gia súc, cung cấp cho người học chìa khóa
để mở cánh cửa vào lĩnh vực khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia súc. Toàn bộ
chương trình môn học được chia làm 4 chương lớn:
Chương 1: Giới thiệu các thành phần hóa học cơ bản của thức ăn như nước,
protein, Carbohydrate, lipit, vitamin và khoáng
Chương 2: Giá trị dinh dưỡng của các thực liệu làm thức ăn gia súc, mức sử
dụng tối đa, tối thiểu trong khẩu phát triển và sản xuất của vật nuôi.
Chương 3: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về đặc điểm


nhu cầu dinh dưỡng của các giai đoạn phát triển.
Chương 4: Giúp người học có khả năng biết cách phối hợp khẩu phần thức
ăn thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi với giá cả hợp lý.
Để hoàn thành cuốn bài giảng này, tôi đã tham khảo nhiều giáo trình dinh
dưỡng thức ăn động vật nuôi trong và ngoài nước, các tạp chí chuyên ngành, các
giáo trình hóa sinh, an toàn thực phẩm. Với mong muốn cung cấp cho người học
những kiến thức cơ sở mới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổng hợp và cập nhật các vấn đề, nhưng bài
giảng chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Tôi mong đợi và xin chân thành cảm ơn
các ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, người học và bạn đọc.

TÁC GIẢ

2


Chương 1 : VAI TRÒ SINH HỌC CỦA CÁC DƯỠNG CHẤT
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng nắm được vai trò các
dưỡng chất đối với sức khỏe và khả năng sản xuất của vật nuôi
1.1. Khái niệm - thành phần hóa học của thức ăn.
1.1.1. Khái niệm
Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật và hoá học mà có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp thu được và
không gây ra những tác động có hại đến sức khoẻ vật nuôi, chất lượng sản phẩm
của chúng. Những nguyên liệu này phải chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể
hấp thu để trong quá trình tiêu hoá sẽ được vật nuôi sử dụng cho nhu cầu duy trì,
xây dựng các mô, cơ quan và điều hoà trao đổi chất.
Những nguyên liệu có chứa các chất độc, chất có hại cũng có thể được sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi sau khi đã khử/hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các yếu tố gây
độc, gây hại cho sức khoẻ vật nuôi, cho thế hệ sau và cho chất lượng sản phẩm của

chúng.
Trong việc xác định chất lượng của thức ăn bên cạnh thành phần hoá học, giá trị
dinh dưỡng cũng cần phải tính đến khả năng ăn của vật nuôi, đặc điểm bảo quản, kĩ
thuật chế biến.
Thức ăn có nguồn gốc thực vật chiếm tỉ trọng lớn nhất trong thức ăn chăn nuôi.
Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của nhóm thức ăn này biến động phụ
thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu, loài thực vật, hệ thống canh tác, mức phân
bón, thời gian và phương pháp thu hoạch, điều kiện bảo quản, phương pháp chế
biến Trên đất được canh tác tốt, giàu mùn thì năng suất cũng như chất lượng
thức ăn thu được sẽ cao, ngược lại trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng thì năng suất và
chất lượng thức ăn thu được sẽ thấp. Trong đất thiếu/hoặc thừa một số nguyên tố
khoáng [iôt, coban, đồng, flo, selen ] sẽ gây ra những biến đổi tương ứng trong
thành phần hoá học của thực vật, hậu quả là xuất hiện bệnh thiếu hoặc thừa các
nguyên tố khoáng này ở thực vật và vật nuôi.
Tổng nhiệt độ, lượng mưa cả năm, thời gian sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt
đến năng suất, hàm lượng các chất hữu cơ và chất khoáng của cây trồng.

3


Thời gian chiếu sáng của mặt trời cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thành
phần hoá học của thực vật. Ở vùng trung du và miền núi, thực vật ở sườn núi phía
nam giàu protein và caroten hơn thực vật ở sườn núi phía bắc [Menkin, 2004].
Giai đoạn sinh trưởng của thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến thành phần hoá
học và giá trị thức ăn của chúng. Thực vật ở giai đoạn còn non có hàm lượng nước,
protein, chất chiết không nitơ, tỉ lệ tiêu hoá vật chất khô cao hơn, nhưng xơ thô
thấp hơn so với thực vật ở giai đoạn già.
Phương pháp thu hoạch và chế biến cỏ cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thức
ăn của có. Ví dụ: Cỏ khô, được sấy khô nhân tạo sẽ có chất lượng thức ăn cao hơn
nhiều so với cỏ phơi khô trên đồng ruộng. Bột cỏ được ép viên sẽ bảo quản tốt

caroten và một số vitamin khác.
1.1.2. Thành phần hóa học của thức ăn.
a. Cám gạo
Cám gạo là một thức ăn giàu vitamin nhóm B và rất hấp dẫn đối với mọi vật
nuôi. Tuy nhiên chất béo của nó có ảnh hưởng là làm nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ
sữa. Vì vậy nếu chú ý đến hàm lượng dầu của cám thì đây là một loại thức ăn có
giá trị cho tất cả các loại gia súc, gia cầm ở vùng nhiệt đới.
Lượng cám sử dụng tối đa trong khẩu phần của bò là 40% trong phần thức
ăn tinh. Trong khẩu phần ăn của lợn lượng cám không nên vượt quá 30 - 40% để
tránh thịt nhão và nên giảm thấp ở những tuần cuối trước khi xuất chuồng. Có thể
đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25 - 40%.
Cám gạo thường bị trộn lẫn với vỏ trấu nên hàm lượng xơ thô lên đến 10 15%. Khi cám chứa một lượng lớn vụn trấu thì tên thương mại của nó là "rice mill
feed" [cám bổi], có giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều.
Vì những hạn chế do chất xơ gây ra nên việc sử dụng cám gạo trong khẩu
phần lợn không thể đạt được kết quả như mong đợi. Trên thế giới, để nâng cao tỉ lệ
tiêu hoá các nguyên liệu nhiều xơ như cám gạo người ta bổ sung thêm enzym vào
khẩu phần.
b. Tấm
Tấm được tách ra sau quá trình đánh bóng gạo. Gạo chứa càng nhiều tấm thì
giá trị càng hạ nên tùy theo nhu cầu tiêu thụ của con người mà tỉ lệ tấm dùng trong
chăn nuôi thay đổi.
4


Tấm là một nguyên liệu thức ăn ngon miệng, giàu năng lượng nên được ưa
dùng cho nhiều loại vật nuôi, đặc biệt nhờ giàu năng lượng và ít xơ nên rất có giá
trị trong khẩu phần nuôi gà sinh trưởng.
c. Ngô
Ngô có nguồn gốc từ Nam Mĩ, hiện được trồng rộng rãi trên khắp thế giới.
Ngô hạt là nguyên liệu giàu carbohydrate dễ tiêu hóa và được dùng chủ yếu để

nuôi các loại gia súc, gia cầm, tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ đạt đến 90%. Ngô vàng
chứa sắc tố Caroten là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc
của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc, màu da và lòng đỏ trứng gia cầm.
Ngô chứa khoảng trên 60% tinh bột, xơ thấp, năng lượng cao, protein từ 8 12%, lipit khoảng 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no.
Ngô thường nghèo lysine, methionine và tryptophan nên khi sử dụng cần
chú ý bổ sung các axit amin sản xuất công nghiệp hoặc protein nguồn gốc động
vật. Việc nghiên cứu tạo các giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao được các
nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Nhiều giống ngô mới có hàm
lượng protein cao, giàu axit amin đã được tạo ra như Flowry - 2, HQ 2000
Giống ngô HQ 2000 có tỉ lệ protein tương đối cao, lysine/protein 3,95% và
tryptophan/protein 0,86%, cao hơn hẳn so với ngô thường. Kết quả thí nghiệm trên
lợn và gia cầm nuôi thịt cho thấy sử dụng ngô HQ 2000 cho hiệu quả cao hơn so
với ngô thường [Trần Hồng Uy và cộng sự, 2004].
Ngô cũng nghèo Ca và một số khoáng chất, vitamin [đặc biệt nhóm B] do đó
cần phải sử dụng phối hợp ngô chung với các thức ăn khác nhằm đảm bảo dinh
dưỡng vật nuôi, cân đối về protein, các chất khoáng và vitamin.
Ngô thường được cho ăn dưới dạng nghiền: nghiền thô cho trâu bò, cừu và
mịn cho lợn và mảnh cho gia cầm. Ngô nghiền rất dễ bị hỏng so với hạt nguyên, do
đó chỉ nên nghiền trước trong thời gian ngắn [không quá 2 tháng]. Chế biến bằng
cách rang, cán ép, hấp cán ... sẽ làm tăng tỉ lệ tiêu hóa và độ ngon của thức ăn. Tuy
vậy, không thể bảo quản ngô hấp lâu trước khi cho ăn. Do hàm lượng dầu khá cao
mà chủ yếu là axit béo chưa no nên không thể sử dụng nhiều ngô trong khẩu phần
vỗ béo vì làm mỡ mềm. Ngoài ra, ngô vàng có sắc tố Caroten làm vàng mỡ lợn,
nhưng lại rất có giá trị trong khẩu phần nuôi gà thịt, gà đẻ.
d. Phụ phẩm bia

5


Phụ phẩm bia bao gồm: bã bia tươi, bã bia khô, bã men bia tươi, bã men bia khô

và mầm thóc.
Bã bia tươi chứa 70 - 80% nước nên rất nhanh bị thối, hỏng. Trong 1 kg bã bia tươi
có 42 g protein tiêu hoá, 0,5 g canxi và 1,1 g phôtpho. Mức sử dụng bã bia tươi cho
bò sữa tới 10 - 15 kg, bê dưới 1 tuổi: 4 - 6 kg, bê trên 1 tuổi: 8 - 12 kg, trâu bò vỗ
béo: 15 - 20 kg, lợn nái và đực giống: 4 - 6 kg/ngày.
Bã bia khô có thể thay thế một phần hạt ngũ cốc trong khẩu phần ăn của gia súc,
gia cầm. Trong 1 kg bã bia khô chứa 160 - 170 g protein tiêu hoá, 3 - 4 g canxi và 6
- 7 g phôtpho.
Bã men bia là nguồn thức ăn giàu protein và vitamin nhóm B. Trong 1 kg bã
men bia tươi chứa 0,25 đvtă và 85 g protein tiêu hoá.
Mầm thóc là thức ăn rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Trong 1 kg mầm
thóc chứa 0,7 - 0,8 đvtă, 170 - 180 g protein tiêu hoá, 120 - 130 g đường, 2 g canxi,
6 g phôtpho và lượng đáng kể vitamin nhóm B và vitamin E.
Bã men bia khô và mầm thóc thường được sử dụng trong thành phần của
thức ăn bổ sung protein - vitamin trong sản xuất thức ăn hỗn hợp.
e. Thân củ [root].
Các đặc điểm chính của thân củ là nhiều nước [75 - 94%] và ít xơ [4 - 13%
tính theo chất khô], chất hữu cơ chủ yếu của thân củ là các loại đường [của cải thức
ăn 600 - 700 g, củ cải đường 650 - 750 g/kg chất khô] và tỉ lệ tiêu hóa cao [80 87%]. Nói chung các loại thân củ đều nghèo protein mặc dù cũng như các loại hoa
màu khác, thành phần này có thể bị ảnh hưởng do việc bón phân nitơ. Hàm lượng
protein có thể biến động từ 4 - 8% tính theo chất khô. Thành phần và giá trị dinh
dưỡng cũng thay đổi theo kích thước củ. Tỉ lệ nước cao dẫn đến hô hấp hiếu khí
của các tế bào thực vật mạnh, củ dễ bị hỏng trong quá trình bảo quản. Nhiệt độ bảo
quản cao thì hô hấp hiếu khí mạnh, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng.
Tỉ lệ đường cao dễ dẫn đến bệnh axit dạ cỏ đối với gia súc nhai lại vì đường
lên men nhanh trong dạ cỏ tạo ra các axit hữu cơ làm hạ nhanh pH dịch dạ cỏ.
Trong khi đó xơ trong thân củ lại thấp, gia súc ít nhai lại nên càng làm trầm trọng
thêm bệnh axit dạ cỏ. Do vậy cần chú ý đến mức sử dụng thân củ trong khẩu phần
cũng như các biện pháp phòng chống axit dạ cỏ cho gia súc nhai lại.


6


Bảng 1: Thành phần hoá học của một số loại củ [%]
Tên thức ăn
CK
Protein
Lipit Xơ
DXKN KTS Ca P
thô
thô
Củ cà rốt
13,80 0,09
0,10 1,00 10,90 0,90 0,03 0,03
Củ cải đường
11,00 1,10
0,03 0,06 7,80
1,20 0,06 0,0
5
Củ cải trắng
9,60 1,10
0,20 1,00 6,30
1,00 0,07 0,0
5
Củ dong giềng
24,00 1,10
0,30 1,30 19,90 1,40 0,09 0,04
Củ hoàng tinh
36,20 1,30
0,10 2,30 31,30 1,20 0,04 0,01

Củ khoai lang
26,5 0,91
0,50 0,90 23,69 0,51 0,08 0,04
1
Củ khoai lang khô 86,80 3,20
1,70 2,20 77,10 2,60 0,17 0,16
Củ khoai tây
21,5 1,80
0,30 0,90 17,50 1,00 0,02 0,04
0
Củ khoai tây khô
88,00 7,40
0,40 2,30 74,00 3,90 0,07 0,02
Củ sắn bỏ vỏ
31,5 0,90
0,60 0,70 28,60 0,70 0,08 0,0
0
5
Củ sắn cả vỏ
27,70 0,90
0,40 1,00 24,70 0,70 0,05 0,04
Củ sắn cả vỏ khô
89,10 2,91
2,38 4,07 77,56 2,18 0,17 0,19
[Nguồn: Viện Chăn nuôi, 1995]
Thân củ nghèo protein nên khi sử dụng cần kết hợp với các nguồn thức ăn
giàu protein, đặc biệt nguồn protein nguồn gốc động vật.
f. Củ sắn
Củ sắn thường được dùng để sản xuất tinh bột chất lượng cao, dù vậy củ sắn
vẫn được sử dụng làm thức ăn cho bò, lợn và gia cầm dưới dạng bột khô hoặc tươi.

Thường dùng nhất là ở dạng thái lát phơi khô, khi dùng đem nghiền thành bột. Ðây
là một nguyên liệu khá phổ biến trong thức ăn hỗn hợp, kể cả những nước ôn đới
phải nhập khẩu. Bột sắn thương mại có độ ẩm 12,5 - 13,5%, protein thô 1,8 - 3%,
lipit 0,3 - 0,4%, xơ thô 1,5 - 4,2%, dẫn xuất không nitơ 76 - 81,5% trong đó tinh
bột đến 68%; ít khoáng chất 1,3 - 3,3% trong đó Ca 0,07 - 0,09 và P 0,05 - 0,09%.
Chất hữu cơ của sắn dễ tiêu hóa, bột sắn cũng tương đối giàu năng lượng.
Bột sắn nghèo protein, nghèo vitamin và khoáng chất nên khi sử dụng bột sắn phải
bổ sung các chất này để cân đối trong khẩu phần ăn của vật nuôi. Sử dụng củ sắn
7


phải chú ý đến các biện pháp chế biến khử độc tố HCN cũng như mức sử dụng
trong khẩu phần ăn. Trong khẩu phần có thể dùng không quá 10% để nuôi gia cầm,
không quá 40% nuôi lợn và 40 - 70% tính theo giá trị năng lượng của khẩu phần để
nuôi vỗ trâu bò.
Bảng 2: Công thức thức ăn tinh vỗ béo bò
Nguyên liệu
Tỉ lệ trong thức ăn tinh Khối lượng
[% CK]
[kg]
Bột sắn khô
70
78
Bột ngô
10
11
Khô dầu lạc
7
7,5
Bột cá

3
3,5
Rỉ mật
5
6,5
Urê
3
3
Bột xương
1
1
Muối
1
1
[Nguồn: Victor J Clarke và cộng sự, 1997]
h. Củ khoai lang
Củ khoai lang giàu tinh bột [tới 50%] và đường dễ tan [10%], ít xơ [5 10%], có tính ngon miệng cao nên gia súc rất thích ăn. Có thể cho gia súc ăn ở
dạng tươi, khô, nấu chín, ủ chua. Củ khoai lang dễ tiêu hóa và là một nguyên liệu
cung cấp năng lượng rất tốt. Tuy nhiên củ khoai lang không thể bảo quản và sử
dụng được lâu nếu không được chế biến vì dễ bị hà, hỏng do hàm lượng nước cao.
Củ khoai lang thái lát/hoặc nghiền nhỏ ủ chua với cám gạo/hoặc bột phân gà có thể
bảo quản ít nhất 90 ngày không bị hỏng [Nguyễn Thi Tịnh và cộng sự, 2006]. Sử
dụng củ khoai lang ủ chua nuôi lợn thịt với mức 1 - 1,6 kg/con/ngày [tăng theo giai
đoạn nuôi] cho kết quả tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế cao.
i. Củ khoai tây
Khác với các loại củ khác, thành phần chính của củ khoai tây là tinh bột,
khoảng 70% tính theo chất khô, protein thô khoảng 10%, xơ thô thấp khoảng 2%.
Khoai tây là loại thức ăn rất thích hợp cho lợn. Khoai tây giàu năng lượng, dễ tiêu
hoá [>90%], nhưng nghèo các chất khoáng.
Trong khoai tây có chứa chất kháng dinh dưỡng solanine, thường gây ra

bệnh viêm dạ dày, ruột đối với vật nuôi. Hàm lượng chất kháng dinh dưỡng này
tăng lên khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt là những củ khoai tây có màu
8


xanh, có nhiều ở chồi và phần vỏ củ. Những củ non chứa nhiều solanine hơn củ
già, độc tố sẽ giảm đi đáng kể khi khoai tây được hấp/hoặc nấu chín
1.2. Nước trong dinh dưỡng động vật
1.2.1. Vai trò
Nước tuy không cung cấp năng lượng nhưng giữ vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình sống. Con vật có thể sống khi mất toàn bộ mỡ , hơn một nửa lượng
protein trong cơ thể, nhưng đã thấy khó sống nếu mất 1/10 lượng nước trong cơ thể
và có thể chết khi mất tới 2/10 lượng nước cơ thể. Gà mái không được cung cấp đủ
nước, sản lượng trứng giảm ngay từ ngày thứ năm, nhưng nếu được cung cấp đủ
nước trở lại, sản lượng trứng sẽ phục hồi sau 36 giờ. Gà con một tuần tuổi nếu trong
24 giờ không được uống nước, sinh trưởng sẽ ngừng trong 42 ngày.
* Vậy nước giữ những vai trò gì
- Vai trò tiêu hoá hấp thu chất dinh dưỡng
Các dịch tiêu hoá đều chứa nước, nước bọt và dịch vị chứa tới 98% nước.
Nhờ có nước mà các chất dinh dưỡng trương phồng lên và hoà tan, các men tiêu
hoá trong môi trường nước xúc tác phản ứng thuỷ phân, biến các hợp chất phức tạp
như tinh bột, protein... thành các hợp chất đơn giản để hấp thu.
- Vai trò vận chuyển vật chất
Mọi tế bào trong cơ thể đều ngâm chìm trong môi trường nước. Nhờ có hệ
thống tuần hoàn, nước chảy đi khắp cơ thể và mang theo nó các chất dinh dưỡng
cung cấp cho tế bào. Mặt khác nó cũng chuyên chở các chất cặn bã, thải ra từ sự
chuyển hoá vật chất trong tế bào, đào thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết.
- Tham gia các phản ứng hoá học
Hoạt động sống là quá trình hoạt động của hàng loạt phản ứng hoá học,
những phản ứng đó đều xảy ra trong dung môi là nước. Nước không những là dung

môi mà cũng là thành viên tham gia phản ứng hoá học, ví dụ như phản ứng thuỷ
phân.
- Vai trò điều hoà áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể
Nhờ có tính bán thấm của màng tế bào và sự phân bổ không đều của chất
điện giải và các chất hoà tan bên trong và bên ngoài tế bào, nước sẽ dịch chuyển
qua màng. Khi nồng độ chất tan cao, tạo cho dung dịch một áp suất thẩm thấu cao,
nước sẽ đi từ dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp đến dung dịch có áp suất thẩm
9


thấu cao qua màng bán thấm. Quá trình này có ý nghĩa lớn trong việc giữ cân bằng
dịch thể trong cơ thể.
- Vai trò giữ thể hình ổn định, giảm ma sát
Nước làm cho cơ thể phồng to, nhờ vậy mỡ giữ được thể hình ổn định. Mặt
khác nước dễ dịch chuyển làm cho cơ thể có tính đàn hồi, giảm nhẹ bớt lực cơ học
tác động vào cơ thể. Nước trong dịch bao khớp giữa hai khớp nối trong cơ thể cũng
làm giảm lực ma sát khi cơ thể vận động.
- Vai trò điều tiết thân nhiệt
Nước là loại vật chất có tỷ nhiệt cao, nhờ vậy sự biến đổi nhiệt trong cơ thể
diễn ra từ từ không đột ngột. Vai trò điều tiết nhiệt của nước trong cơ thể còn thể
hiện ở sự đổ mồ hôi khi trời nóng hay khi cơ thể vận động mạnh. Mồ hôi trên da khi
bốc thành hơi nước sẽ toả bớt nhiệt [cứ 1g nước bốc thành hơi nước sẽ mang theo
580 cal].
1.2.2. Nguồn cung cấp nước
Nước cung cấp cho con vật gồm 3 nguồn: nước uống, nước trong thức ăn và
nước nội sinh.
a. Nước uống
- Lượng nước uống trên chỉ là con số trung bình, nó sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào thời
tiết, khí hậu, và lựợng thức ăn con vật tiêu thụ, năng suất sản phẩm.
- Cách cung cấp nước tốt nhất cho con vật là cho chúng tiếp xúc tự do với nguồn

nước sạch. Nước sạch là nước không có ký sinh trùng vỡ vi trùng gây bệnh, không
có hoá chất độc hại.
b. Nước trong thức ăn
- Tuỳ theo loại thức ăn, giai đoạn sinh trưởng phát triển của thực vật, kỹ thuật canh
tác và chế biến... mà hàm lượng nước trong thức ăn thay đổi.
- Cỏ khô chỉ chứa 7 - 9% nước nhưng cỏ xanh chứa tới 80 - 90% nước. Như vậy
lượng nước cung cấp cho con vật cần điều chỉnh theo loại thức ăn vỡ lượng thức ăn
mà con vật tiêu thụ.
c. Nước nội sinh
- Là nước sinh ra trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong cơ thể. Nước sinh
ra khi oxy hoá 100g lipit là 107g, 100g đường là 56g vỡ 100g protein là
41g.
10


- Nhờ nước nội sinh này mỡ lạc đã có thể nhịn uống một thời gian dài trên sa mạc,
động vật ngủ đông không cần uống nước suốt cả mùa đông.
1.2.3. Nhu cầu nước của vật nuôi
a. Nhu cầu nước của lợn
Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn, chủng loại thức ăn, nhiệt độ môi
trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khoẻ con vật, mật độ chuồng nuôi,
phương thức chăn nuôi... Mỗi lứa tuổi khác nhau, có nhu cầu lượng nước tối thiểu
khác nhau.
Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn
Loại lợn
Chế độ cho ăn
Nhu cầu nước uống
Lợn con theo mẹ
Cho ăn thức ăn tập ăn

0,046 lít
Cho ăn tự do, sau cai
0,49 lít
sữa 3 tuần.
Cho ăn tự do, sau cai
Lợn con cai sữa
0,89 lít
sữa 5 tuần
Cho ăn tự do, sau cai
1,46 lít
sữa 6 tuần
Lợn choai đến xuất Ăn hạn chế
10-15 lít
Ăn tự do
10-12 lít
chuồng
Lợn nái chửa
Ăn hạn chế
18-20 lít
Nái nuôi con
Ăn tự do
25-40 lít
Lợn đực giống
Ăn hạn chế
15-20 lít
b. Nhu cầu nước của trâu, bò
Nhu cầu nước uống của trâu, bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thức ăn, tuổi,
giống.... Vd: Bò đực: 40 - 60 lit; bò sữa: 40 - 60 lít + số lít nước bằng số lít sữa mỡ
bò tiết ra hàng ngày
c. Nhu cầu nước của gia cầm

Lượng nước cho gà bình quân gấp đôi lượng thức ăn, nhưng phụ thuộc thời
tiết nóng thì gấp đến 3 lần, còn tuỳ thuộc theo lứa tuổi.
- Ở 220C lượng nước cho gà gấp 1,5 lần - 2 lần lượng thức ăn, ở 35 0C cần 4,7 - 5
lần lượng thức ăn. Gà không đẻ cần 140g/nước/ngày, gà đẻ 250g/ngày. Bình thường
nước cho gà đẻ gấp 3 lần lượng thức ăn.
11


- Lượng nước cho ngan vịt tuần tuổi đầu 120ml/ngày/con, tuần thứ 2 là
350ml/ngày/con, tuần tuổi 5 - 8 lượng nước cho vịt ngan 0,4 - 0,6 l/con/ngày. Vịt
ngan hậu bị 0,5 - 0,6 l/con/ngày, vịt ngan sinh sản 0,6 - 0,7 l/con/ngày. Vịt ngan
uống nước nhiều cần có nước thường xuyên trong máng và tập tính vẩy nước lên
tắm khi nuôi vịt ngan trên cạn cho nên lượng nước thường tăng gấp đôi.
1.3. Protein trong dinh dưỡng động vật
1.3.1. Khái niệm
Protein [Protit hay Đạm]: Là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân mà các đơn phân là axít amin. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài
nhờ các liên kết peptide [gọi là chuỗi polypeptide]. Các chuỗi này có thể xoắn cuộn
hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của
protein.
1.3.2. Phân loại
Căn cứ vào thành phần và thuộc tính lý hóa của protein người ta chia thành 2
loại: protein đơn giản và protein phức tạp.
a. Protein đơn giản
Là những protein khi thủy phân chỉ cho ra các axit amin.
b. Protein phức tạp
Ngoài thủy phân ra các axit amin liên kết với nhau còn có các nhóm chất hóa
học khác không phải protein như glycoprotein [có nhiều trong lòng trắng trứng, chất
tiết của niêm mạc ruột...], phosphoprotein [có nhiều trong lòng đỏ trứng, cazein
sữa...], lipoprotein [thành phần chính của màng tế bào] và chromoprotein [protein

chứa sắc chất như hemoglobin...].
1.3.3. Vai trò và tác dụng của Protein
- Protein là thành phần của các chất xúc tác enzym, nhờ enzym tốc độ phản ứng có
thể tăng lên tới 1012 lần.
- Là thành phẩn của các chất vận chuyển [Protein vận tải] như hemoglobin, vận
chuyển oxy và khí các bonic trong quá trình hô hấp.
- Tham gia chức năng cơ học như collagen trong xương, răng; chức năng vận động
như co cơ.
- Tham gia chức năng bảo vệ cơ thể trong thành phần của các kháng thể.
12


- Tham gia chức năng thông tin trong các protein thị giác.
- Protein cũng là nguồn năng lượng của cơ thể, 1g protein khi oxy hóa cho ra
4,5Kcal.
1.3.4. Trạng thái thiếu và thừa protein
- Protein giữ vai trò quan trọng nên khi thiếu protein trong khẩu phần, con vật non
sẽ gầy yếu, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh đường tiêu hóa và hô hấp, con vật sinh sản sẽ
chậm động dục, tỷ lệ thụ thai kém, thai phát triển chậm, con đẻ ra sẽ yếu; gia cầm
sẽ đẻ ít trứng, trứng nhỏ, tỷ lệ nở của trứng cũng giảm. Ví dụ: thí nghiệm trên lợn
con với khẩu phần chỉ có 12% protein, lợn chỉ tăng trọng 490g/ngày trong khi khẩu
phần có 16% protein thì lợn tăng trọng 690g/ngày.
- Tuy nhiên khi thừa protein so với nhu cầu cũng có hại. Những thí nghiệm trên lợn
cho ăn khẩu phẩn có lượng protein gấp hai lần so với nhu cầu đã thấy lợn giảm ăn,
lông da thô, ỉa chảy và giảm trọng lượng.
- Thiếu hay thừa protein thường do thiếu hay thừa về số lượng và mất cân đối axit
amin trong khẩu phần. Khẩu phần thiếu một, hai axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến
những rối loạn như thiếu protein và đặc biệt làm giảm hiệu quả sử dụng protein.
- Cũng như vậy nếu thừa một hai axit amin nào đó cũng có tác hại tương tự. Ví dụ:
thừa một trong ba axit amin metionin, tryptophan, histidin, tiêu thụ thức ăn và tốc

độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm rõ rệt.
1.3.5. Các biện pháp nâng cao chất lượng protein
a. Hỗn hợp nhiều loại protein
Phối hợp nhiều loại thức ăn trong khẩu phần: khi có nhiều loại thức ăn trong
khẩu phần thì các axit amin của thức ăn này sẽ bổ sung cho axit amin của thức ăn
khác, nhờ đó đảm bảo khẩu phần có đủ tất cả các axit amin theo nhu cầu, năng suất
chăn nuôi sẽ tăng lên.
Ví dụ: một thí nghiệm trên lợn thịt với 2 khẩu phần, khẩu phần 1 chỉ có ngô
và khô đỗ tương, khẩu phần 2 ngoài ngô và đỗ tương như khẩu phần 1 nhưng có
thêm bột cá [các khẩu phần đảm bảo có 16% protein và 14% protein cho lợn giai
đoạn 25-60 kg và 60kg giết thịt]. Lợn ăn khẩu phần 1 và 2 đã tăng trọng 484 và
573 g/ngày.
b. Bổ sung axit amin công nghiệp

13


Axit amin công nghiệp được sản xuất bằng con đường vi sinh vật hoặc hóa
học. Ngày nay đã có 4 loại axit amin công nghiệp bán trên thị trường, đó là Lysin,
Methionin, Treonin và Tryptophan.
- Tùy thuộc vào các loại thức ăn trong khẩu phần mà có những axit amin hạn chế,
tức là các axit amin thiếu so với nhu cầu con vật.
+ Với khẩu phần hạt cốc + khô dầu lạc, axit amin hạn chế thường là lysin và
methionin.
+ Khẩu phần hạt cốc + khô đỗ tương, axit amin hạn chế thường là methionin...
Khi bổ sung axit amin người ta chỉ bổ sung axit amin hạn chế.
c. Xử lý bằng nhiệt
- Trong hạt họ đậu có các chất kháng dinh dưỡng như các chất ức chế enzym tripsin
và chimotripsin, lectin [còn gọi là hemaglutinmin], axit phytic, goitrogen [chất gây
bệnh bướu cổ], phytoestrogen... Một số chất kháng dinh dưỡng có thể bị phá hủy

trong quá trình chế biến. Nhờ vậy tăng được tỷ lệ tiêu hóa hấp thu protein cũng như
chất lượng protein thức ăn.
- Tuy nhiên xử lý nhiệt ở nhiệt độ quá cao và thời gian quá dài lại làm giảm chất
lượng protein thức ăn. Đỗ tương hấp ở nhiệt độ 120 0C trong 30 phút cho PER cao
nhất, nhưng xử lý ở nhiệt độ cao hơn và thời gian dài hơn PER sẽ giảm.
1.4. Hydratcacbon trong dinh dưỡng động vật
1.4.1. Khái niệm - Phân loại
Carbohydrat là một hợp chất hữu cơ chứa C, H và O, chiếm tới trên 70% vật
chất khô của thực vật [trong cơ thể động vật, carbohydrat chỉ chiếm

Chủ Đề