Cửa khẩu tân thanh ở đâu

Từ trưa 23/2, nhiều người được chủ hàng thuê thực hiện thủ tục hải quan [có giấy giới thiệu, giấy ủy quyền - thường gọi là nhà luật] đã tập trung tại khu vực bến bãi của Công ty CP Vận tải thương mại Bảo Nguyên để phản đối việc thí điểm phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu [XNK] mới tại cửa khẩu Tân Thanh. Tình trạng trên đã khiến việc thông quan, xuất khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh bị ách tắc trong nhiều giờ.

Đại diện hàng chục doanh nghiệp đã tập trung tại khu vực bến bãi cửa khẩu Tân Thanh để thể hiện thái độ không đồng thuận khi các cơ quan chức năng thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa mới qua cửa khẩu này

Theo ông Đinh Trung Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý cửa khẩu [Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn], sáng 23/2, phía Trung Quốc yêu cầu thí điểm 10 xe container thực hiện theo phương thức giao nhận hàng hóa mới.

Cụ thể, xe chở hàng hóa xuất khẩu sang đến bến bãi phía Trung Quốc và cắt container để lại, sau đó đầu kéo sẽ kéo container rỗng hoặc hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam. Theo lý giải của ông Kiên, trước khi thực hiện việc thí điểm giao nhận hàng theo phương thức mới, các đơn vị đã dùng loa phát thanh để tuyên truyền cho các doanh nghiệp, nhưng thời điểm đó không có doanh nghiệp hay đại diện doanh nghiệp nào ở bến Bảo Nguyên để tiếp nhận thông tin nên đơn vị bến bãi và lực lượng chức năng đã cho các doanh nghiệp tự nguyện đăng ký. Đến thời điểm trưa 23/2, đã có 5 xe hàng được giao theo phương thức mới. Lúc này, các “nhà luật” mới tập trung lại để kiến nghị, phản đối.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có hoạt động XNK hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh lại cho rằng, họ không được biết đến việc thí điểm phương thức giao nhận hàng hóa mới diễn ra trong sáng 23/2. Các doanh nghiệp cho rằng Công ty Bảo Nguyên đã tự ý sắp xếp các xe thí điểm thông quan mà không thông báo đến các doanh nghiệp. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp có hàng đến lượt thông quan trong sáng 23/2 bất bình vì xe đã đến lượt nhưng bị chặn lại.

Cùng với đó, dù phía Trung Quốc không yêu cầu nhưng trong quá trình thí điểm, nhưng các xe hàng lại phải cắt container tại phía Việt Nam rồi thuê đầu kéo [do công ty Bảo Nguyên cung cấp với mức phí 3,8 triệu đồng/chuyến] để trung chuyển qua cửa khẩu. Khi hàng sang đến bãi chờ tại Trung Quốc lại một lần nữa cắt container và phải trả phí 2.500 tệ/lượt, khiến chi phí bị đội lên quá cao. 

Đại diện 1 doanh nghiệp hoạt động XNK tại cửa khẩu Tân Thanh [xin được giấu tên], cho rằng: “Bất cập ở chỗ là tại sao Trung Quốc họ không yêu cầu mà bên Việt Nam lại bắt yêu cầu như thế để phát sinh thêm phí dịch vụ. Mức tiền ấy gây thiệt hại cho doanh nghiệp chứ không phải là để đẩy mạnh hoạt động XNK. Tiền chi phí lớn quá, lên đến hơn chục triệu đồng một lần/xe hàng. Mặc dù thí điểm nhưng Công ty Bảo Nguyên không điều tiết xe theo thứ tự, mà họ thích xe nào họ cho đi xe ấy nên chúng tôi phản đối. Bởi vì trước khi muốn làm một việc gì đó liên quan đến hoạt động XNK, thì phải có quyết định, văn bản hay công văn rõ ràng, phải có dấu của các cơ quan ban ngành thì chúng tôi sẵn sàng thực hiện. Nhưng đây là chưa có thông báo nào, vậy thì bao nhiêu cơ quan ban ngành, trật tự bến bãi ở đâu lại cho xe ra lộn xộn như vậy? Tôi nghĩ rằng các cơ quan ban ngành nên lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, cái gì đúng chúng ta cần phát huy, cái gì sai nên khắc phục và sửa sai”.

Ngay chiều 23/2, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cùng các đơn vị, lực lượng đã tổ chức đối thoại, tuyên truyền cho các doanh nghiệp, cá nhân để đạt được sự thống nhất trong hoạt động XNK. Dù vậy, phía doanh nghiệp cho rằng trong bối cảnh hoạt động XNK đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, hay do các chính sách từ phía nước bạn Trung Quốc… khiến các doanh nghiệp XNK vốn đã hết sức khó khăn thì những khoản chi phí khổng lồ hiện nay thực sự là quá sức.

Cộng đồng doanh nghiệp XNK rất mong muốn được hỗ trợ về chi phí, giá cả dịch vụ và trước hết là sự minh bạch, đồng thuận trong quy trình hoạt động XNK, tránh để xảy ra tình trạng cá nhân, tổ chức trục lợi trên khó khăn của doanh nghiệp./.

Tài xế chờ làm thủ tục trước khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc - Ảnh: NAM TRẦN

Thông tin này được ông Hoàng Khánh Duy, phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, cho biết tại buổi họp báo về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và kiểm soát, ngăn chặn dịch COVID-19 tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, chiều 25-1.

Theo ông Duy, sau quá trình đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ ngày 25-1 việc thông quan, xuất nhập khẩu hàng hóa tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài sẽ hoạt động trở lại.

Tân Thanh - Pò Chài là cặp cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu nông sản, trái cây của Việt Nam. Trước mắt, hai bên sẽ thực hiện phương thức giao nhận xe trên đường biên giới, lái xe mặc quần áo bảo hộ và đeo găng tay, khẩu trang theo quy định.

Trước đó, do phát hiện SARS-CoV-2 trên vỏ bao bì và lái xe vận chuyển hàng hóa, phía Trung Quốc tạm dừng thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài từ ngày 18-12-2021.

Tính đến sáng 25-1, chỉ còn 266 xe hàng hóa ở 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma, trong đó chủ yếu là ở Hữu Nghị và Tân Thanh.

Riêng tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh có hơn 100 xe hàng hóa, đa số là nông sản khô như bột sắn, sắn lát và một lượng ít trái cây từ các tỉnh phía Nam.

Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn hy vọng sau khi được thông quan trở lại, các xe nông sản còn tồn ở khu vực cửa khẩu sẽ được giải phóng trước Tết Nguyên đán, nhất là các xe chở nông sản tươi.

Đối với nông sản khô, nếu không kịp làm thủ tục thông quan, ban quản lý sẽ có phương án hạ tải ở các kho trong khu vực để bảo quản, lưu trữ.

Lạng Sơn tạm dừng nhận xe hoa quả tươi từ 17-1

CHÍ TUỆ

Tân Thanh - Pò Chài là cặp cửa khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu nông sản, trái cây của Việt Nam. Trước mắt, hai bên sẽ thực hiện phương thức giao nhận xe trên đường biên giới, lái xe mặc quần áo bảo hộ và đeo găng tay, khẩu trang theo quy định.

Trước đó, để củng cố và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Quảng Tây đã tạm dừng thông quan hàng hóa tại Pò Chài từ ngày 18-12-2021. Sau chuyến công tác tại các cửa khẩu biên giới Lạng Sơn và Quảng Ninh của Bộ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Hồng Diên, Trưởng Ban chỉ đạo giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Quảng Tây quyết định khôi phục thông quan tại cặp cửa khẩu này để phối hợp với Việt Nam giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình tại biên giới Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Bộ Công Thương khẳng định: Quyết định khôi phục thông quan tại Pò Chài là động thái tích cực, quan trọng của Quảng Tây ngay trước Kỳ họp lần thứ 2 Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Trung và Kỳ họp lần thứ nhất Cơ chế hợp tác giải quyết tình hình ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung theo chỉ đạo của Thủ tướng hai nước tại cuộc điện đàm ngày 13-1-2022 vừa qua.

Nhờ những nỗ lực từ cả 2 bên, lượng xe chờ xuất khẩu tại Lạng Sơn đã giảm mạnh trong những ngày qua. Tính đến 8 giờ sáng ngày 24-1-2022, tổng lượng xe còn chờ tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn là 355 xe, giảm gần 4.000 xe so với ngày 24-12-2021.

Việc Quảng Tây khôi phục thông quan tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài sẽ giúp 2 bên giải phóng hàng hóa nhanh hơn nữa, đáp ứng mục tiêu giải tỏa lượng xe tồn đọng trước Tết Nguyên đán mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho Ban chỉ đạo giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: Báo Đầu tư

Do dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm của hai nước là Tết Nguyên đán đang đến gần, quy trình và tiến độ thông quan tại tất cả các cửa khẩu trên tuyến biên giới phía Bắc, bao gồm cả cửa khẩu Tân Thanh, sẽ chưa thể trở lại bình thường.

UBND các địa phương vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu, vì vậy, vẫn cần chủ động theo dõi sát tình hình và áp dụng các biện pháp cần thiết để điều tiết lượng hàng đưa lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh để phát sinh tình trạng ùn tắc gây thiệt hại cho tất cả các bên.

Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn", Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa là tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trao đổi với các Bộ, ngành và địa phương Trung Quốc về các giải pháp cụ thể nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới trước và sau Tết Nguyên đán.

HẰNG PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề