Connect trên Upwork là gì

Skip to content

Hiểu được nền tảng Upwork là gì, để tránh được những tình huống không hay xảy ra [như là không được duyệt hồ sơ, tài khoản bị vô hiệu hóa...] và nhanh chóng đạt được các danh hiêu: Rising Talent & Top-Rated

Biết cách xây dựng / tối ưu hóa hồ sơ cá nhân [như một trang web] ấn tượng, cách chọn hình ảnh đại diện, viết tiêu đề, viết mô tả để khách hàng dễ dàng tìm thấy mình và mời mình vào apply job.

Biết cách lựa chọn công việc phù hợp, tránh mất thời gian cho những job spam, trả tiền thấp.

Biết lựa chọn khách hàng chất lượng, trả lương cao tránh bị lừa đảo.

Biết viết 1 cover letter thuyết phục khách hàng để khách hàng yên tâm giao việc.

Biết cách giao tiếp với khách hàng trước khi bắt đầu dự án, trong khi làm việc và sau khi hoàn thành công việc để xây dựng được mối quan hệ lâu dài. ...

Có rất nhiều bạn muốn làm việc tại nhà nhưng không biết bắt đầu học kinh doanh từ đâu và không biết một platform chất lượng. 

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ làm việc tự do tìm kiếm công việc trên Upwork. Upwork là một nền tảng kiếm tiền Online rất hiệu quả với những công việc như kế toán, Marketing, Admin, Data Scientist, lập trình…

Tuy nhiên:

Upwork là một thiên đường kiếm việc làm nhưng nó khá là ác ôn nếu như bạn chưa có kinh nghiệm sử dụng bởi những chính sách mà cách xử lý của nó với các freelancer và khách hàng như:

❌ Không được thanh toán ngoài phải thanh toán qua Paypal.

❌ Bid nhiều mà việc làm không tốt.

❌ Upwork nghiêng về khách hàng nhiều hơn là các Freelancer.

❌ Bị block tài khoản mà không hiểu lý do.

Đối với nhiều người thì Upwork không hấp dẫn cũng không quá tệ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn  muốn trang bị cho các bạn thêm kiến thức về nền tảng này.

Trong khóa học Freelancer trên Upwork - Kiếm tiền chủ động và tự do, giảng viên sẽ giới thiệu về Upwork, là một trong những platform freelancer toàn cầu lớn nhất hiện nay. Khi tham gia vào khóa học, học viên sẽ được học từ cách tạo tài khoản trên Upwork, cách xây dựng hồ sơ trên Upwork để tạo được ấn tượng với khách hàng, cách tìm việc phù hợp, cách lựa chọn khách hàng chất lượng và cách viết thư xin việc thuyết phục.

Đây là khóa học đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, hướng dẫn chi tiết để các bạn có thể bắt đầu kiếm tiền ngay tại nhà, chỉ với 1 chiếc laptop có kết nối internet. Khóa học là sự chia sẻ tất cả các kinh nghiệm thực tế hơn 5 năm liên tục đạt top-rated trên Upwork, giúp bạn bắt đầu sự nghiệp freelancer nhanh nhất có thể. Ở khóa học sẽ đưa ra cấu trúc viết phần mô tả trong hồ sơ, cấu trúc viết thư xin việc hiệu quả [đã được áp dụng và nhận phản hồi từ khách hàng] và hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi thường gặp khi nộp đơn xin việc.

Đăng ký ngay khóa học Freelancer trên Upwork - Kiếm tiền chủ động và tự do tại Unica.vn để trở thành một Freelancer chuyên nghiệp, chủ động và tự do kiếm tiền thành công.

Phần 1: Giới thiệu khóa học và tìm hiểu Upwork

  • Bài 1: Khóa học này dành cho ai?
  • Bài 2: Bạn sẽ học được gì trong khóa học này?
  • Bài 3: Bạn cần gì để học khóa học này?
  • Bài 4: Upwork là gì? Tại sao lại là Upwork?
  • Bài 5: Các loại hợp đồng làm việc trên Upwork & Phí làm việc trên Upwork
  • Bài 6: Membership & Connects
  • Bài 7: Upwork trả tiền như thế nào?
  • Bài 8: Làm sao để liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Upwork?
  • Bài 9: Huy hiệu Rising Talent
  • Bài 10: Huy hiệu Top Rated.
  • Bài 11: Tỷ lệ thành công trong công việc [Job Success Score]

Phần 2: Tạo Tài khoản, xây dựng hồ sơ trên Upwork

  • Bài 12: Cách tạo 1 tài khoản trên Upwork [cơ bản]
  • Bài 13: Thiết lập tài khoản trên Upwork
  • Bài 14: Khách hàng sẽ nhìn thấy gì ở hồ sơ của bạn đầu tiên?
  • Bài 15: Photo – Cách lựa chọn ảnh đại diện [photo]
  • Bài 16: Hourly rate – Giá mỗi giờ thể hiện trên profile
  • Bài 17: Title- Tiêu đề nghề nghiệp/ chuyên môn
  • Bài 18: Video – video giới thiệu trên Upwork profile
  • Bài 19: Overview – Mô tả trong Upwork profile P1
  • Bài 20: Overview – Mô tả trong Upwork profile P2
  • Bài 21: Lựa chọn chuyên môn và kỹ năng
  • Bài 22: Portfolio
  • Bài 23: Kinh nghiệm làm việc, giáo dục và Kinh nghiệm khác
  • Bài 24: Tóm tắt phần xây dựng hồ sơ

Phần 3: Bắt đầu apply job và giao tiếp với khách hàng

  • Bài 25: Sử dụng công cụ tìm kiếm việc
  • Bài 26: Những thông tin cần lưu ý trong job post.
  • Bài 27: Làm sao tránh bị lừa đảo
  • Bài 28: Nộp đề nghị xin việc
  • Bài 29: Viết Cover letter p1
  • Bài 30: Viết Cover letter p2
  • Bài 31: Ví dụ cover letter
  • Bài 32: Nhận lời mời của khách hàng
  • Bài 33: Những thông tin cần kiểm tra trước khi chấp nhận offer của khách hàng
  • Bài 34: Giao tiếp với khách hàng trước khi bắt đầu hợp đồng, trong lúc làm việc và sau khi làm việc
  • Bài 35: Tóm tắt khóa học

  • Nguyễn Thị Thanh Thảo 1873 học viên đăng ký

  • Bess Business School 5474 học viên đăng ký

    1,800,000 đ 1,800,000 đ *

  • Bess Business School 16232 học viên đăng ký

    1,800,000 đ 1,800,000 đ *

Mình bắt đầu gia nhập hệ thống freelance online lần đầu tiên vào tháng 10/2012, thật tình cờ là đến tháng 10/2017, mình quyết định thay đổi sự nghiệp chuyển sang làm việc như là freelancer / remote 100%. Qua kinh nghiệm 5 năm lăn lộn với Elance rồi tới Upwork mình muốn chia sẻ để các bạn có thể chuẩn bị tốt hơn khi gia nhập thị trường toàn cầu này. Vì mình không giỏi viết lách nên các kinh nghiệm này chủ yếu viết theo dạng Q&A, các bạn có thể hỏi thêm để mình bổ sung vào sau.

Làm gì để kiếm tiền online?

Với Upwork chúng ta có thể làm rất nhiều dạng công việc, từ Admin, Kế toán, Marking, Data Scientist. Tuy nhiên mình là lập trình viên nên chỉ có kinh nghiệm trong mảng này hi vọng các bạn khác có thể đóng góp thêm kinh nghiệm.

Về lĩnh vực lập trình các bạn có thể làm được rất nhiều thứ, từ viết web đơn giản, sửa lỗi giao diện, cho đến các công việc System Admin, tạo Docker hoặc phức tạp hơn có thể làm những dự án về AI, MachineLearning.

Khi bắt đầu làm freelance các bạn nên lựa chọn một thế mạnh của mình và tạo ra thị trường ngách của chính bạn. Ví dụ mình chuyên làm về Piwik, do khi xưa có kinh nghiệm xây dựng hệ thống analytics cho báo VNExpress. May mắn là dự án Piwik vẫn còn phát triển rất mạnh cho đến hiện tại, nên dự án nhiều, mình không cần phải tìm Job nữa, mà khách hàng thường tìm với mình với keyword đứng top trên Upwork.

Nhưng không có nghĩa là bạn ngồi đợi dự án đến mà phải biết chủ động tìm và sắp xếp công việc của mình.

Làm bao nhiêu thời gian – Kiếm bao nhiêu tiền là đủ?

Nếu các bạn làm part-time

– Tùy vào thời gian của mình, sắp xếp lại mỗi tuần dành ít nhất 5 đến 10 tiếng cho việc này, vì nếu ít hơn làm có vẻ không hiệu quả và không được nhiều dự án. Còn nhiều hơn thì tùy sức khỏe, đừng để nó ảnh hưởng đến cuộc sống.

– Để trả lời câu hỏi bid bao nhiêu là vừa cho dự án. Thì đây là kinh nghiệm của mình. Với các dự án theo project hoặc milestone, tự ước lượng và quy đổi ra giờ làm việc. Nếu bạn có 1 công việc full-time. Hãy tính lương theo giờ của bạn. Rồi sau đó lấy số đó nhân lên gấp đôi để tính lương cho freelance. Con số đó mới xứng đáng cho thời gian công sức bạn bỏ ra. Trừ khi bạn mới gia nhập, chưa có nhiều lịch sử, hoặc đang cần tiền gấp.

Nếu các bạn làm full-time freelancer, thì các công thức phức tạp hơn một chút. Vì có thể có lúc ăn không hết, lúc tìm không ra. Phải sắp xếp linh động thời gian của mình để tối ưu được thu nhập trong lúc vẫn cân bằng được với cuộc sống. Thu nhập của bạn lúc này sẽ tùy thuộc vào độ kỷ luật hay là độ lười của mỗi người. Mình chưa có kinh nghiệm nhiều về cái này, khi nào có sẽ viết kỹ thêm.

Chuẩn bị hồ sơ đẹp để được chú ý

– Hình đẹp – Vâng cái đầu tiên nhà tuyển dụng thấy không phải là tên bạn, mà là hình của bạn [vì Upwork che mất tên]. Upwork có hướng dẫn để chọn ra bức hình tốt nhất cho hồ sơ của bạn.

– Chức danh – Job Title cần phải nêu rõ ràng bạn làm gì, nếu được ghi rõ cái mình làm, ví dụ Yii, Laravel, Spark … Keyword – nên lựa chọn kỹ  cho search engine, và khách hàng thấy.

– Giới thiệu bản thân, phần này mình nghĩ không quan trọng cho lắm, giống như phần Cover Letter trong CV thôi. Bởi vì khách hàng ít đọc cái này bằng lúc là Proposal.

– Lịch sử kinh nghiệm làm việc – cái này rất rất quan trọng. Bởi vì nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn. Chỉ đơn giản số giờ đã làm việc + số tiền kiếm được đã chứng minh cho khách hàng thấy mình là người làm được việc. Cố gắng phải giữ số Job Success và Top Rate.

– Portfolio. Nếu trước đây từng có job thành công, bạn có thể link trực tiếp đến job đó. Không cần nói chi tiết quá nhiều, chỉ cần 1 hình chụp nếu có hình và vài dòng về project. Nếu bạn chưa từng làm trên Upwork, thì phần Portfolio phải được đầu tư kỹ càng vào về các dự án đã làm trong quá khứ.

– Cố gắng mà làm test vào cho hồ sơ, nếu trống trơn không ai dám thuê đâu. Test trên Upwork là free, ngoài ra được retake lại nên cứ chuẩn bị tháng này làm không được thì tháng sau là. [Hiện tại chỉ có test Python mình trong top 10%, còn lại toàn điểm bình thường khá tệ hic hic].

Muốn tham khảo các profile đẹp các bạn có thể tham khảo từ những thành viên khác ở đây

//www.upwork.com/cat/developers/

Kinh nghiệm khi bid job

Nên dùng chức năng save search để có thể thông báo những job trong lĩnh vực mạnh của mình. Có job là nó tự động gửi thẳng email thông báo. Các bạn nên bid sớm bởi vì theo kinh nghiệm của mình, bid càng trễ thì sẽ thua những người khác nhanh hơn. Và nếu khách hàng post sau 2 ngày thì coi như khó mà có còn cơn hội, không nên tốn nhiều thời gian vào nó.

Mỗi tháng sẽ có 60 connect để bid job. Nên dùng thế nào đây? Với kinh nghiệm lúc mới làm của mình, nên chia nó ra thành từng ngày để bid. Nếu đầu tháng bạn bid hết connect giữa tháng lại có project hay mà không còn đủ, thì phải chấp nhận nâng cấp tài khoản hoặc ngậm ngùi nhìn người khác ẳm mất. Việc chia ra như vậy còn tăng thêm cơ hộ tìm được việc tốt của bạn.

Nếu cảm thấy mình khá rảnh rỗi, nên đi dạo bid để tìm job phù hợp, hoặc lên lịch sớm cho những tháng tiếp theo. Bid thì phải bid ngay để chọn người, nhưng nếu khách chọn được bạn rồi thì tùy vào khả năng mà bạn có thể sắp xếp thời gian làm việc ổn nhất.

Những khách hàng nào cần nên loại

Tùy vào từng thời điểm mà các bạn nên lựa chọn khách hàng của mình, cũng như khách hàng lựa chọn Freelancer, hãy nghĩ đây là mối quan hệ cộng tác giúp đỡ nhau thôi. Mình luôn quan niệm giúp khách hàng hoàn thiện dự án, hơn là làm việc cho họ.

Những khách hàng mới thường có ít kinh nghiệm, hay bị freelancer chê, vì sợ bị giật… Nếu bạn đã làm lâu, thấy dự án khá dễ với mình làm được thì nên chọn. Tuy nhiên budget những dự án này không to, làm cho đỡ chán hoặc khám phá khách hàng mới vẫn ổn. Tuy nhiên đừng tham những dự án thế này, còn phải để cho các freelancer khác mới vào nghề chứ. Tuy nhiên cũng nên chọn khách đã verify phương thức thanh toán.

Khách hàng một số quốc gia và vùng không nên bid… Đặc biệt nếu chưa có profile mình không muốn nêu ở đây sợ lại vấn đề kì thị, phân biệt. Khách hàng đến từ Âu, Mỹ Úc thường đem lại kết quả tốt cho dự án.

Nên loại bỏ những dự án làm bài tập về nhà. Vâng nếu bạn rất cần tiền bạn có thể bid, những dự án dạng vậy không làm đẹp profile bạn hơn bao nhiêu đâu.

Những dự án có quá nhiều người bid, hoặc đã phỏng vấn khá nhiều người cũng không nên tốn thời gian vào làm gì vì cơ hội sẽ thấp. Trừ khi bạn có 1 proposal không thể nào tốt hơn.

Chăm sóc khách hàng cũ

Phải cảm ơn họ, vì họ đã giúp mình trong công việc, đôi lúc khách hàng cũ quay lại và quay lại vì chất lượng và thái độ của bạn. Nên chừa 1 khoảng thời gian cho khách hàng thân thiết này. Có thể lấy quỹ dự phòng 10% thời gian cho công việc đặc biệt ở trên cho khách hàng cũ.

Có thể khi khách hàng quay lại rate của bạn đã cao lên gấp đôi, bạn nên giữ rate cũ có tăng lên đôi chút, cùng với lời nhắn cho họ biết rằng kinh nghiệm mình đã tăng, chất lượng tốt hơn, thời gian nhanh hơn. Thường sẽ được họ bonus hoặc chấp nhận mức rate hiện tại của bạn.

Bài tiếp theo.

//saylinux.wordpress.com/2018/08/31/chia-se-cach-kiem-1-ty-1-nam-bang-nghe-lap-trinh/

Video liên quan

Chủ Đề