Công nghệ trong dạy học và giáo dục bao gồm máy nhóm

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIPGS.TS. LÊ HUY HOÀNGTHIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐẠIHỌC[Tài liệu Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dạy đại học,cao đẳng]Hà Nội, tháng 4 năm 20210 MỤC LỤCI. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC......................................21.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................21.2. Phân loại..........................................................................................................31.3. Vai trò của phương tiện trong quá trình dạy học.............................................41.4. Yêu cầu đối với phương tiện dạy học..............................................................51.5. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa người học.................52. SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHE NHÌN TRONG DẠY HỌC....................................92.1. Máy chiếu bản trong [Transparent Projector].................................................92.2. Máy chiếu phản xạ.........................................................................................112.3. Máy chiếu slide..............................................................................................122.4. Máy chiếu đa phương tiện.............................................................................143. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG DẠY HỌC........................173.1 Khả năng ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học.................................173.2. Thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft PowerPoint.....193.3. Sử dụng các phần mềm ứng dụng để thiết kế tài ngun bài dạy.................293.4. Khai thác và tìm kiếm thơng tin trên Internet................................................303.5 Mơ hình đào tạo e-learning.............................................................................33PHẦN THỰC HÀNH..............................................................................................49TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................52PHỤ LỤC A: Giới thiệu chung về phần mềm PowerPoint......................................53PHỤ LỤC B: Xây dựng bài dạy trên mạng.............................................................59PHỤ LỤC C: Giới thiệu về phần mềm Lectora.......................................................661 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC1.1. Một số khái niệm cơ bản1.1.1. Phương tiện dạy họcTheo Từ điển tiếng Việt thì ”Phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạtmột mục đích nào đó” và ”Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ,phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó” [Từ điển tiếng Việt]Cho đến nay, trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã và đang sửdụng một số thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện, thiết bị phục vụ cho quátrình dạy học như: cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị trườnghọc, dụng cụ học tập, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu v.v... Trongđó có thể hiểu:- Cơ sở vật chất bao gồm phịng thí nghiệm, vườn trường, phịng học, bàn ghế,các thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy tính, máy in, máyphotocopy, máy ảnh ...- Phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sửdụng phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Ví dụ: hệthống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máychiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; cácloại tranh, ảnh, tranh giáo khoa, bản đồ, bảng biểu; các loại mơ hình, vật thật; các dụngcụ, thiết bị thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học thực hành v.v... Đôi khi,người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vật chất của trườnghọc.Có lẽ sử dụng khái niệm theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là thích hợp hơn cả:”Phương tiện dạy học [còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học] là một vật thểhoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nângcao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hìnhthành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” [Từ điển Bách khoa Việt Nam].Xét theo nghĩa hẹp, giữa ”thiết bị” và ”phương tiện” có điểm giống và khác nhau,trong đó ”thiết bị” có nội hàm hẹp hơn và thường để chỉ có một phương tiện kĩ thuậtnào đó. Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này với cáchhiểu như nhau.1.1.2. Đa phương tiệnĐa phương tiện là một hệ thống kĩ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thơngtin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình [qua hệthống computer]; trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống.Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình cơng nghệkép, bao gồm cơng nghệ về tổ chức q trình nhận thức và cơng nghệ về phương tiện2 kĩ thuật dạy học. Hai công nghệ thành phần này phải được kết hợp với nhau theo quanđiểm hệ thống, nghĩa là chúng phải tạo thành một hệ toàn vẹn trong sự tương tác lẫnnhau.1.2. Phân loạiCó nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí, dấu hiệu phân loạikhác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số cách phân loại phương tiện dạy học.1.2.1. Theo tính chất của phương tiện dạy họcTheo tính chất, phương tiện dạy học được chia ra hai nhóm: phương tiện mangtin và phương tiện truyền tin.- Nhóm phương tiện mang tin là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chưađựng một khối lượng tin nhất định. Đó là các loại như tài liệu in, băng đĩa âm thanhhoặc cả âm thanh và hình ảnh, tranh vẽ, phim ảnh, mơ hình, vật thật v.v...- Nhóm phương tiện truyền tin là nhóm phương tiện được dùng để truyền tin tớihọc sinh như hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD;các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện,máy vi tính v.v...1.2.2. Theo cách sử dụng phương tiện dạy họcTheo cách sử dụng, có thể chia phương tiện dạy học ra các loại:- Phương tiện được dùng trực tiếp để dạy học, gồm hai loại nhỏ:+ Phương tiện dạy học truyền thống: là những phương tiện đã được dùng từ xưatới nay trong dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,…+ Phương tiện dạy học hiện đại: là những phương tiện dạy học mới được đưa vàonhà trường như camera số, máy chiếu đa phương tiện,…- Phương tiện được dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học, gồm các loại như:+ Phương tiện hỗ trợ: giá đặt phương tiện, thiết bị ánh sáng,...+ Phương tiện ghi chép, in ấn,...1.2.3. Theo mức độ chế tạo phương tiện dạy họcCách chia này căn cứ theo một số tiêu chí về cấu tạo, vật liệu, giá thành, tuổi thọcủa thiết bị, chia ra hai loại:- Chế tạo đơn giản: cấu tạo đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, giá thành thấp,thường có tuổi thọ ngắn.- Chế tạo phức tạp: địi hỏi sự thiết kế, chế tạo cơng phu, vật liệu đắt tiền, cấutạo phức tạp, giá thành cao, sử dụng tiện lợi và tuổi thọ cao v.v...1.3. Vai trò của phương tiện trong q trình dạy học1.3.1. Vai trị chungKhoa học và cơng nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng ngàycàng trở thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá3 trình dạy học. Đặc biệt, trong các mơn học thuộc ngành khoa học tự nhiên thì cónhững nội dung sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú trọngtới 3 thành phần là mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Ngày nay, do sự pháttriển về chất, quá trình dạy học được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích [hẹp hơn làmục tiêu], nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học vàkiểm tra đánh giá. Các thành tố này có quan hệ tương tác hai chiều lẫn nhau [Hình1.1].Mục đích DHNội dung DHPhương phápDHPhương tiệnDHTổ chức DHKiểm tra - đánhgiá kết quả DHHình 1.1: Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy họcTrong sơ đồ trên, nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừalà cái để học sinh “trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhậnthức được hiệu quả.Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò củacác giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% quasờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn [Tơ Xn Giáp].- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30%qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% quanhững gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được [Tô Xuân Giáp].- Cũng theo Tô Xuân Giáp, ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi qn;tơi nhìn – tơi nhớ; tơi làm – tơi hiểu.4 Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phảithơng qua q trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện [thiết bị,công cụ] để tác động và hỗ trợ.1.3.2. Vai trò đối với giáo viên- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thứccho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác.- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dunghọc tập một cách vững chắc.- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.1.3.3. Vai trị đối với người học- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình lĩnh hội kiến thức của người học.- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.- Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cảthao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếpliên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.1.4. Yêu cầu đối với phương tiện dạy họcĐể thực hiện tốt vai trò của mình, phương tiện phải đáp ứng được một số yêucầu dưới đây:- Phù hợp với nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học mới và khảnăng lĩnh hội của người học; - Đảm bảo tính nhân trắc học; - Dễ sử dụng, đảm bảo độtin cậy cao, chắc chắn, có độ bền cao; - Kích thước, màu sắc phù hợp; - Đảm bảo antoàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng; - Đảm bảo tính kinh tế; - Có tài liệu hướngdẫn cụ thể.1.5. Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng tích cực hóa người học1.51. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy họca] Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng thiết bị dạyhọc. Các thiết bị dạy học được sử dụng phải an toàn với các giác quan của học sinh,đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Do vậy, trong quá trình sử dụng, giáo viêncần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an toàn chothính giác …b] Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng lúc”Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học là việc trình bày phương tiện vào lúccần thiết, lúc học sinh cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kĩ năng trongtrạng thái tâm, sinh lí thuận lợi nhất [trước đó, GV đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đềchuẩn bị].5 Việc sử dụng phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao nếu được giáo viên đưađúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến. Cần đưa phương tiện theotrình tự bài giảng, tránh trưng bày đồng loạt trên bàn, giá, tủ trong một tiết học cũngnhư biến lớp học thành một phòng trưng bày.- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đúng chỗ”Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ là tìm vị trí để giới thiệu phương tiệntrên lớp học hợp lí nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếpxúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp học.Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riêngcủa nó về chiếu sáng, thơng gió và các u cầu kĩ thuật đặc biệt khác.Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối an toàncho giáo viên và học sinh trong và ngoài giờ dạy. Đồng thời phải bố trí sao cho khơnglàm ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác.Phải bố trí chỗ để phương tiện dạy học tại lớp sau khi dùng để không làm phântán tư tưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng.- Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học “Đủ cường độ”.Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việctrình diễn hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi giảng,hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Theo số liệu của các nhà sinh lí học, nếu như mộtdạng hoạt động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh.Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn khơng q 3 đến 4 lần trong một tuần và kéo dàikhông quá 20 - 25 phút trong một tiết học.c] Đảm bảo tính hiệu quảBảo đảm tính hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn về nội dung dạy học [sử dụng kếthợp nhiều loại phương tiện dạy học một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; cácphương tiện dạy học không mâu thuẫn, loại trừ nhau.Phù hợp với đối tượng học sinh; với nhân trắc và tiêu chuẩn Việt Nam.Bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học"Nói hay chưa phải là dạy, chỉ xem chưa phải là học”.Nói đến tương tác là nói đến sự “hợp tác”, “cộng tác”, tác động qua lại giữagiáo viên, học sinh với các thành tố của quá trình dạy học.Phương tiện dạy học dù có hiện đại đến đâu thì bản thân nó cũng khơng thể thaythế được vai trị của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ. Ngược lại,phương pháp dạy học của giáo viên cũng lại chịu sự qui định của điều kiện, phươngtiện dạy học cụ thể. Vì vậy, giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạyhọc có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với chủ thể học tập [người học]. Mối6 quan hệ đó chính là sự “tương tác” chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học. Sựtương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học.1.5.2. Cách sử dụng một số loại hình phương tiện dạy họca] Tranh giáo khoaTranh giáo khoa là loại thiết bị đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó được thiết kếtheo những ý tưởng sư phạm và được thẩm định chặt chẽ. Hình vẽ được thiết kế cẩnthận, đẹp. Mầu sắc hài hòa và thể hiện được những yếu tố cần nhấn mạnh. Để sử dụngcó hiệu quả tranh vẽ, cần chú ý tới một số yếu tố sau đây:Sử dụng theo hướng coi tranh giáo khoa là “nguồn” thơng tin: theo cách này,thay vì dùng tranh giáo khoa để minh họa cho lời giảng của mình, giáo viên dùng nónhư một nội dung học tập và được thiết kế dưới dạng một hoạt động dạy học. Khi đó,người học sẽ được quan sát, được hướng dẫn quan sát và biết rõ cần trả lời câu hỏi gìsau khi quan sát. Tùy thuộc vào đặc điểm của người học mà giáo viên có thể yêu cầungười học ở các mức độ tìm tịi khác nhau như mơ tả, liệt kê, so sánh, phân tích, tìmtịi từng phần, sáng tạo với sự trợ giúp hợp lí từ phía giáo viên.Động hóa các tranh tĩnh: tranh giáo khoa thường là tranh tĩnh và chứa đầy đủthông tin về đối tượng học tập. Trong q trình mơ tả [người dạy, người học] thườngtrình bày sự “động” trong các đối tượng tĩnh. Điều này dẫn tới nhiều nội dung ngườihọc khó hình dung về hoạt động của đối tượng được phản ánh. Để cho sinh động và dễhiểu hơn, có một giải pháp là tách những đối tượng “động” ra khỏi tranh vẽ tĩnh bằngcách cắt những miếng bìa thay thế cho các đối tượng “động” và có thể thao tác đượcvới nó trong q trình mơ tả hay trình bày đối tượng kỹ thuật. Ví dụ: tranh vẽ về hệthống đánh lửa dùng ắc qui có 2 chi tiết chuyển động quay tròn khi hoạt động [camngắt điện, thanh quét trong bộ chia điện] và một chi tiết chuyển động đóng mở [tiếpđiểm]. Theo giải pháp này, 3 chi tiết đó khơng được vẽ vào tranh mà được thay thếbằng các miếng bìa cứng và được gán vào phần tĩnh của tranh bởi các nam châm. KhiGV hay người học mô tả “cam ngắt điện quay dẫn tới tiếp điểm mở, vừa lúc đó thanhquét quay tới gần cực bên của bộ chia điện...”thì có thể tương tác trực tiếp với nhữngđối tượng đó cho phù hợp với sự mô tả.Tăng cường đàm thoại: hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạo hoặc ngun lílàm việc của thiết bị được vẽ trong tranh bằng các câu hỏi gợi mở. Ví dụ khi dạy vềcấu tạo chung của động cơ, giáo viên có thể hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạođộng cơ trong giáo trình và đặt các câu hỏi như: tại sao bánh răng trục cam lại lớn gấpđôi bánh răng trục khuỷu; tại sao động cơ điezen khơng có hệ thống đánh lửa v.v...Kết hợp với hình vẽ trên bảng: trong trường hợp cần thiết có thể vẽ các hìnhđơn giản trên bảng để minh họa hoặc giải thích hình vẽ [có cấu tạo phức tạp, nhỏ]trong tranh hoặc yêu cầu người học so sánh, phân tích….7 b] Mơ hìnhKhắc phục được hạn chế của tranh giáo khoa, mơ hình thể hiện được yếu tốđộng và khơng gian ba chiều của đối tượng học tập. Sử dụng mơ hình sẽ rất hiệu quảkhi giới thiệu về cấu tạo, cấu trúc, mối quan hệ giữa các bộ phận, chi tiết và đặc biệt lànguyên lý làm việc của đối tượng thực mà mơ hình thay thế cho nó. Tuy nhiên, nếu mơhình q đơn giản hoặc kích thước khơng đủ lớn thì việc sử dụng sẽ kém hiệu quả khisố người học trong lớp quá lớn [học tại hội trường, giảng đường lớn].Khi sử dụng mơ hình, ngồi việc cần coi mơ hình là nguồn thơng tin để ngườihọc tìm hiểu, giáo viên cần chú ý tới việc thao tác với mơ hình, hệ thống các câu hỏitương ứng với những thao tác đó, hướng dẫn người học quan sát, nêu rõ yêu cầu ngườihọc phải thực hiện sau khi quan sát.c] Vật thậtĐây là loại thiết bị khá sinh động và có tính thực tiễn cao. Vật thật thường đượcsử dụng trong các bài dạy về cấu tạo của đối tượng, thực hành trên đối tượng [thiết bịmáy móc, vật ni, cây trồng,...]. Tuy nhiên, vật thật thường có mầu sắc khơng nổi bật,khó hoặc khơng thể hiện được những nội dung bên trong, khó bảo quản và điều khiểntheo ý muốn [nhất là đối với các sinh vật]. Bên cạnh đó, vật thật thường bao gồm cảnhững yếu tố không được đề cập trong nội dung học tập. Do vậy, giáo viên cần địnhhướng người học quan sát, tìm hiểu về đối tượng một cách rõ ràng và phù hợp với nộidung học tập hạn chế giải thích những yếu tố khơng thuộc nội dung học tập hiện tại.8 2. SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHE NHÌN TRONG DẠY HỌCCác phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại khá phong phú [máy chiếu bảntrong, máy chiếu phản xạ, máy chiếu slide, camera, tivi và đầu video, máy chiếu đaphương tiện ...] và chúng thường được sử dụng kết hợp với nhau. Ở đây chỉ bàn đếnviệc sử dụng một số phương tiện kỹ thuật dạy học thông dụng.2.1. Máy chiếu bản trong [Transparent Projector]a] Cơng dụngCịn được biết với tên gọi máy chiếu qua đầu [Overhead Projector] được dùngđể phóng to và chiếu văn bản, hình ảnh tĩnh có trên phim nhựa trong suốt lên màn hìnhphục vụ việc trình bày.b] Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc- Cấu tạo8Các bộ phận chính gồm:31. Hộp máy2. Giá đỡ3. Núm chỉnh tiêu cự244. Hệ thống thấu kính5. Bóng đèn16. Gương cầu lõm7. Quạt làm mát8. Gương hắt516- Nguyên lý làm việcNhờ nguồn sáng công suất lớn và hệ thống quang học [gương cầu lõm, hệ thốngthấu kính, gương phản xạ] hình trên phim trong suốt được phóng to và chiếu lên mànhình kích thước lớn.c] Sử dụng máy chiếu bản trong- Phạm vi ứng dụng+ Dùng để trình bày các vấn đề có tính chất lí thuyết, khơng sử dụng nhiều hìnhvẽ, sơ đồ...để minh hoạ.+ Phù hợp cho các nội dung mang tính tóm tắt, củng cố, tổng kết, các báo cáokhoa học, sáng kiến kinh nghiệm...+ Có thể dùng để biểu diễn các mơ hình phẳng bằng các tấm nhựa trong [hoạtđộng của các cơ cấu máy].- Chế tạo bản trong:9 + Chuẩn bị vật liệu:Giấy, phim trong: Là loại phim chuyên dụng [thường là khổ A4], trongsuốt, chịu được nhiệt [Printable]. VD: 3M, buhl [Mỹ]; Fuji [Nhật] Agfa[Đức]...Bút viết [mầu, đen trắng]: viết, vẽ và bám được trên bản trong.Thiết bị kỹ thuật: Máy tính, máy in, máy photocopy.+ Chế tạoChuẩn bị thủ công: thể hiện nội dung trên bản trong bằng bút, các dụngcụ vẽ. Có thể sử dụng băng dính để đính các hình cắt đã chuẩn bị trước.Chuẩn bị bằng máy tính: sử dụng các phần mềm chế bản, xử lí ảnh đểtạo nội dung trình chiếu. In nội dung trực tiếp vào bản trong hoặc ra giấy[sử dụng máy photocopy ra bản trong].Các phim sau khi được chế tạo cần được bảo quản nơi khô ráo, giữa hai phimcần đặt một tờ giấy mềm nhằm tránh ẩm, hư hỏng nội dung đồng thời dễ nhận biết nộidung của các bản trong....- Một số chú ý khi sử dụng+ Xác định vị trí đặt và kiểm tra các chức năng của máy chiếu+ Đảm bảo có bóng đèn thay thế khi cần thiết+ Điều chỉnh độ nét và khn hình tối ưu+ Chỉ bật máy lên khi bản trong đã được đặt vào ở vị trí ngay ngắn+ Muốn thay bản trong, trước hết phải tắt máy+ Sau khi đã bật máy, GV nên rời ra vị trí khác đảm bảo học sinh quan sát tốtnhất+ Khơng quay lưng lại về phía học sinh+ Sử dụng bút hay que chỉ để tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung trìnhbày.+ Dành thời gian cho học sinh quan sát những nội dung trên màn chiếu.Hình ảnh một số máy chiếu qua đầu2.2. Máy chiếu phản xạ [Opaque Projector]a] Cơng dụngDùng để chiếu phóng to các tài liệu in ấn và những mẫu vật nhỏ, mỏng lên màn10 hình phục vụ việc trình bày.b] Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc- Cấu tạo1. Thân máy2. Giá để tài liệu3. Bóng đèn4. Gương cầu lõm5. Quạt làm mát6. Gương phản xạ27.Thấukinh746531Hình 2.2: Cấu tạo máy chiếu phản xạ- Nguyên lý làm việcBóng đèn phát ra ánh sáng, rọi tập trung vào tài liệu [nhờ gương cầu lõm],chùm tia phản xạ nhận được được phản xạ qua gương 6, qua thấu kính 7 tới mànchiếu. So với máy chiếu qua đầu, hiệu suất của máy chiếu phản xạ nhỏ hơn. Vì vậy, đểcó cường độ sáng như nhau trên màn chiếu, cơng suất bóng đèn của máy chiếu phản xạlớn hơn so với máy chiếu qua đầu.c] Sử dụng máy chiếu phản xạ- Phạm vi ứng dụng+ Thay thế chức năng chiếu tài liệu của máy chiếu qua đầu [vật mang tin là cáctài liệu in ấn].+ Có thể chiếu trực tiếp các mẫu vật có kích thước nhỏ.+ Phù hợp cho giờ dạy có sử dụng nhiều tranh ảnh, bảng biểu, đồ thị minh hoạ.- Một số chú ý khi sử dụng+ Đặt tài liệu in ấn hay mẫu vật mỏng vào vị trí cân đối, đậy nắp lại rồi mới bậtcông tắc.+ Không nên chiếu tài liệu trong khoảng thời gian dài do cường độ ánh sángchiếu lên bề mặt rất lớn, có thể làm hỏng tài liệu.+ Tắt máy mỗi khi có thể2.3. Máy chiếu slide [Slide Projector]a] Cơng dụngDùng để phóng to và chiếu các hình ảnh trong phim slide [là một tấm phim dươngbản được kẹp chặt bởi một khuôn nhựa]b] Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc- Cấu tạo21. Thân máy341151 2. Bóng đèn3. Gương cầu lõm4. Hệ thống thấu kính5. Quạt làm mát- Nguyên lý làm việcÁnh sáng phát ra từ bóng đèn được định hướng bởi gương cầu lõm 3, qua thấukính thứ nhất, xuyên qua tấm phim slide, qua thấy kính thứ hai phóng to và in hìnhtrong slide lên màn chiếu. Giống như máy chiếu bản trong, ánh sáng cũng xuyên quatấm phim slide. Tuy nhiên, hệ số phóng đại của máy chiếu slide lớn hơn rất nhiều. Dovậy, muốn ánh sáng thu được trên màn chiếu như nhau thì cường độ ánh sáng khixuyên qua slide phải rất lớn, điều này sẽ làm cháy phim. Để đảm bảo an toàn cho phimslide, người ta chấp nhận giảm cường độ sáng ở màn chiếu. Khi đó, phịng học sửdụng máy chiếu slide phải che tối hoàn toàn.Một số máy chiếu slidec] Sử dụng máy chiếu slide- Phạm vi sử dụngDùng cho các bài dạy cần minh hoạ bằng các hình ảnh thực tế:+ Hình ảnh về phân xưởng, qui trình cơng nghệ, hướng dẫn sử dụng, máy móc,chi tiết...+ Các nội dung có tính chất hướng nghiệp.+ Báo cáo về các chuyến đi thực tế, tham quan học tập+ Hình ảnh các nhà khoa học, các sự kiện, tài liệu lịch sử kỹ thuật.- Chế tạo slide+ Chuẩn bị vật liệu, thiết bị:Máy ảnh: là loại máy ảnh chụp phim.Phim dương bản dùng cho slide: Có hai loại kích thước thơng dụng là24x36mm và 40x40mm.Khn phim [frame]: thường làm bằngnhựa cứng và được ghép lại bởi hai nửa.+ Chế tạoXây dựng kịch bản [dới dạng chuyện tranh].Chụp ảnh: chụp bình thường theo kịch bản.12 Biên tập: lựa chọn các cảnh đủ tiêu chuẩn về độ sáng và nét, cắt phimthành các đoạn theo kịch bản. Tiến hành chụp lại hình nếu thấy cần.Đóng khung: mở và đa phim vào khung ở vị trí cân đối.Đánh số thứ tự cho slide.Đóng hộp và ghi tiêu đề cho bộ slide.- Một số chú ý khi sử dụng+ Lắp slide vào khuôn đúng thứ tự và đúng chiều [để tránh nhầm lẫn, sau khilắp slide chính xác, sử dụng bút viết vạch một đường xiên lên mặt trên của cácslide]+ Do cấu tạo của máy chiếu, nên che tối phòng học+ Khi sử dụng băng tiếng đi kèm, chú ý sự đồng bộ giữa âm thanh và hình ảnh.+ Tuỳ từng mục đích dạy học, slide có thể được chuyển đổi tự động hay đượcđiều khiển bởi giáo viên.2.4. Máy chiếu đa phương tiện [Multimedia Projector]a] Công dụngDùng để phóng to và chiếu các nộidung từ các nguồn tín hiệu điện khác nhaunhư tín hiệu Video, tín hiệu Audio, tín hiệu SVideo, tín hiệu RGB...từ các thiết bị điện tửnhư máy radio cassette, đầu video, máy tính...phục vụ cho việc trình bày.b] Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc- Cấu tạo chung1. Khối lăng kính chia tách ánh sáng2. Các kính lọc mầu [Red; Green;Blue]2. Các màn tinh thể lỏng4. Khối lăng kính kết hợp ánh sáng5. Khối thấu kính quang học- Nguyên lí làm việcTín hiệu điện đưa vào từ các thiết bị khác nhau được máy chiếu nhận dạng vàxử lí, kết quả hình ảnh được đưa tới và hiển thị tại các màn tinh thể lỏng. Nguồn sángsau khi tách và lọc thành 3 mầu cơ bản Red; Green; Blue xuyên qua các màn tinh thểlỏng. Sau đó, kết hợp lại bởi khối lăng kính và đưa tới hệ thống các thấu kính tới mànchiếu thể hiện hình ảnh với mầu sắc và độ phân giải phù hợp với tín hiệu đưa vào.13 Hình ảnh máy chiếu đa phương tiện của một số hãngSonynechitachiepsonc] Ngoại diện đặc trưng của máy chiếu đa phương tiệnHầu hết các loại máy chiếu đa phương tiện đều có một số chức năng chính vàđược điều khiển giống nhau. Khi xem xét kỹ ngoại diện đặc trưng thì có thể điều khiểnđược các máy chiều khác. Dưới đây là một số điểm cơ bản- Hệ thống đèn báo [LED]+ TEM indicator: Báo hiệu khi nhiệt độ trong máy cao quá giới hạn cho phép.+ LAM indicator: Báo hiệu tình trạng của bóng đèn.+ POWER indicator: Báo hiệu trạng thái hoạt động của máy chiếu [power-on;standby và chế độ shutdown]- Bảng điều khiển [control panel]+ STANBY/ ON button: chuyển đổi giữa hai chế độ power-on và standby.+ MENU button: hiện hay ẩn menu điều khiển trên màn hình.+ VOLUME button: thay đổi âm lượng của âm thanh.+ ZOOM/ FOCUS button: chuyển đổi giữa hai chế độ ZOOM hoặc FOCUS.[những máy đời mới không sử dụng các nút chức năng này mà sử dụng cácvịng xoay ở trước ống kính của máy]+ UP/ DOWN button: thay đổi giá trị của các tham số đã được lựa chọn.+ SELECT button [một số máy dùng Enter hay OK]: lựa chọn yếu tố điều chỉnhtrong menu.+ MODE button [một số máy dùng Input hay Sourse]: lựa chọn nguồn tín hiệu.- Bảng kết nối thiết bị vào - ra:+ Power switch: Công tắc nguồn của máy chiếu.+ AC socket: kết nối với nguồn điện.+ COMPUTE IN 1 và 2 socket [một số máy kí hiệu là: RGB1; RGB2]: nơi cắmđường tín hiệu hình vào máy chiếu từ máy tính.+ AV in socket: tín hiệu Audio và Video đưa vào.+ AV out socket: tín hiệu Audio và Video lấy ra.14 + MONITOR OUT socket: đưa tín hiệu ra máy tính.+ RS- 232 socket: kết nối với cổng COM của máy tính.+ DC OUT socket: cung cấp nguồn điện một chiều 12 V.- Điều khiển từ xa [remote control]:+ MOUSE button [right, left]: nhấn chuột phải và trái.+ POINTER control: điều khiển vị trí của chuột trên màn chiếu.+ AUDIO mute: chế độ câm loa.+ PICT mute [một số máy dùng Shuter; Blank]: tạm cắt tín hiệu chiếu- Một số bộ phận khác:+ Chân nâng hạ máy chiếu+ Cửa quạt gió ra ngồi+ Cửa cấp khơng khí vào bên trong+ Nắp đậy ống kính+ Tay xáchd] Các thơng số cơ bản của máy chiếu đa phương tiện- Cường độ sáng [càng lớn thì máy có khả năng chiếu càng xa, chất lượng hìnhcàng tốt; có các mức: 300, 600, 700, 1250, 1500, 1900 Lumens].- Độ phân giải [là số điểm ảnh có thể biểu diễn trên hình; càng cao thì hình sẽcàng mịn và nét; có các mức: 640 x 480, 800 x 600, 1024 x 768, 1400 x 1280]- Tuổi thọ bóng đèn [có các mức: 1000, 1500, 2000, 3000 giờ]- Độ lớn đường chéo màn hình [độ lớn đường chéo của khn hình chiếu;thường từ 20 đến 300 inches]- Trọng lượng [thường từ 2,5 đến 22 kg]e] Phạm vi ứng dụng- Thay thế hoàn hảo cho các loại máy chiếu khác.- Dùng cho dạy, học các nội dung cần minh hoạ nhiều- Kết hợp với máy tính, dùng để thể hiện những nội dung trong thực tế khó hoặckhơng thể biểu diễn được.f] Một số chú ý khi sử dụng- Kết nối tồn bộ các đường điện, tín hiệu trong trạng thái khơng có điện- Tránh di chuyển máy khi đang ở chế độ power-on- Bật máy: Kết nối các đường tín hiệu, bật cơng tắc nguồn chính [nếu có] ->nhấn nút Power trên control panel hay trên điều khiển từ xa và chờ cho tới khi hìnhxuất hiện. Nếu hình khơng xuất hiện, kiểm tra lại nguồn tín hiệu được đưa vào và cóthể thay đổi bằng cách nhấn lần lượt nút Input [mode; sourse]. Với máy tính xách tay,cần điều khiển thêm bởi tổ hợp phím Fn+Fk [Fn là phím chức năng – Function; Fk là15 các phím từ F1 đến F12 tùy thuộc vào từng hãng máy. VD máy Compaq: Fn+F4;Dell:Fn+F10...]- Tắt máy: Không được phép rút dây nguồn cấp điện, tắt công tắc nguồn chomáy chiếu. Làm như vậy, quạt làm mát bên trong máy ngừng hoạt động trong khi nhiệtđộ của bóng đèn cịn rất cao có thể gây hỏng đèn và các bộ phận khác của máy. Muốntắt máy thực hiện theo qui trình như sau: Nhấn nút Power trên bảng điều khiển haytrên điều khiển từ xa -> đèn báo chuyển sang một chế độ khác với ở chế độ standbyhay power-on [tuỳ thuộc loại máy] -> chờ đến khi quạt làm mát dừng quay, đèn báochuyển về chế độ standby lúc đó với cắt nguồn cho máy.- Trong q trình dạy học, khi cần thiết có thể tạm cắt tín hiệu chiếu bằng nútpict mute [shuter; blank với một số máy khác] hoặc chuyển về chế độ standby.3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC3.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcTrong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong nhữngngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất. Được như vậy vì đây là một ngànhkhoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhautrong xã hội. Tuy vậy, tại Việt Nam, tiềm năng to lớn mà công nghệ thơng tin có thểmang lại cho giáo dục chưa được khai thác một cách thoả đáng. Xét cho quá trình giáodục, với sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, cơng nghệ thơng tinhồn tồn có thể trợ giúp cho q trình dạy học bởi những lý do dưới đây:Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học sẽ khiến máy tínhtrở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:Khả năng biểu diễn thơng tin: Máy tính có thể cung cấp thơng tin dưới dạngvăn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh... Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộngkhả năng biểu diễn thơng tin, nâng cao việc trực quan hố tài liệu dạy học.Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các q trình thơng tin, giaolưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học làmột quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình phùhợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh trong việccung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa ra các giải phápcần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao.Tính lặp lại trong dạy học: Khác với giáo viên, máy tính có thể lưu trữ mộtthơng tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho học sinh đến mức đạt được mục đích sưphạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong q trìnhdạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá thể hoá trongquá trình dạy học.Khả năng mơ hình hố các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy16 tính. Nó có thể mơ hình hố các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, sosánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thật vậy, có nhiều vấn đề, hiện tượng khôngthể truyền tải được bởi các mơ hình thơng thường, ví như các q trình xảy ra trong lòphản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra trong xilanh của động cơ đốt trong, từ trườngquay trong động cơ không đồng bộ ba pha, chuyển động của điện tử xung quanh hạtnhân... trong khi đó máy tính hồn tồn có thể mơ phỏng chúng.Khả năng lưu trữ và khai thác thơng tin: Với bộ nhớ ngồi có dung lượng nhưhiện nay, máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép thành lậpcác ngân hàng dữ liệu. Các máy tính cịn có thể kết nối với nhau tạo thành các mạngcục bộ hay kết nối với mạng thơng tin tồn cầu Internet. Đó chính là những tiền đềgiúp giáo viên và học sinh dễ dàng chia sẻ và khai thác thông tin cũng như xử lý chúngcó hiệu quả.Thứ hai, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiềuhình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt [face to face]; dạy học từ xa[distance learning]; phòng đào tạo trực tuyến [online training lab]; học dựa trên côngnghệ web [web based training]; học điện tử [e-learning]...đáp ứng được nhu cầu họctập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội.Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao chomáy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau củaq trình dạy học. Nhờ đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máythay thế một số công việc của người giáo viên... Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưuđiểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảomối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập.3.2. Thiết kế nội dung hỗ trợ bài dạy bằng phần mềm Microsoft PowerPointa. Một số khái niệm cơ bản+ MS PowerPoint: Là phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm Office của Microsoft.Dùng để thiết kế và trình chiếu thơng tin. Đây là một phần mềm phổ biến được pháttriển cho hệ điều hành Microsoft Windows và Mac. Được sử dụng rộng rãi trong giớidoanh nhân, các nhà giáo dục đào tạo... và được coi là một dạng phổ biến nhất củacơng nghệ trình diễn. Theo nhà sản xuất, có khoảng 30 triệu trình diễn được tạo ra mỗingày.+ Presentation [trình diễn]: Là sản phẩm được tạo ra từ MS PowerPoint. Trong mỗiPresentation cũng bao gồm các slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất địnhtheo ý đồ của người thiết kế.+ Slide: Chứa đựng các thơng tin trình diễn. Mỗi slide có thể chứa nhiều loại thơng tinkhác nhau như chữ [text], hình ảnh [image], tranh vẽ [picture], âm thanh [sound], hìnhhình [animation], phim [movie]...17 + Trong q trình trình diễn thơng tin, các slide có thể được xuất hiện một các tự độnghay tuân theo sự điều khiển của người dùng.+ Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một slide, với các hiệu ứngAnimation kết hợp với khả năng tương tác với từng đối tượng trong slide..., phần mềmnày khá phù hợp trong việc hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên nhằm nâng caochất lượng dạy và học. Có thể nói, đối với q trình dạy học, về mặt khả năng trìnhdiễn thơng tin, MS PowerPoint là tất cả những gì chúng ta cần. Đây là một sự thay thếtốt cho những gì chúng ta đã có trước đây.+ Tuy nhiên khơng phải có MS Powerpoint là có tất cả. Như mọi phương tiện khác,MS Powerpoint cũng chỉ là cơng cụ. Mọi nguồn thơng tin [hình ảnh, âm thanh, chữviết...] lấy ở đâu? cách sắp xếp chúng theo trình tự thế nào? kịch bản ra sao, lời thuyếtminh cho thông tin ấy thế nào, chiến lược sư phạm sử dụng trong bài dạy là gì... thìhồn tồn phụ thuộc vào con người. Một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào đề cóđược một Presentation hỗ trợ tốt nhất cho quá trình dạy học?b. Qui trình thiết kế bài dạy bằng PowerpointĐể có được một bài giảng tốt, việc thiết kế và xây dựng trình diễn phải được lậpkế hoạch cụ thể và thực hiện theo từng bước nhất định. Dưới đây là một gợi ý:Bước 1: Hình thành ý tưởng bài dạy, lựa chọn nội dung thông tin cần thể hiện trong bàidạyBước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành các mô đun. Mỗi mô đun thông tin sẽ đượchiển thị trong một slideBước 3: Lựa chọn tối đa các đối tượng Multimedia có thể có dùng để tổ chức hoạtđộng hay minh hoạ cho nội dung học tậpBước 4: Chuẩn bị tài nguyên [văn bản; hình ảnh tĩnh, động; mơ hình mơ phỏng; âmthanh; phim..] bằng các công cụ phần mềm khác nhau.Bước 5: Sử dụng MS PowerPoint để tích hợp nội dung trên vào các slideBước 6: Qui định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slideBước 7: Qui định hình thức chuyển đổi giữa các slideBước 8: Viết các thông tin giải thích cho mỗi slideBước 9: In các nội dung liên quan tới bài giảngBước 10: Trình diễn thử và sửa đổic. Nâng cao chất lượng, hiệu quả khi thiết kế và sử dụng bài dạy bằng PPYêu cầu chung- Thiết kế bài dạy bằng PowerPoint phải dựa trên lí luận dạy học, đặc biệt là lí luậndạy học hiện đại. Do vậy, PP chỉ là phần mềm có tính chất hỗ trợ cho giáo viên thểhiện ý tưởng sư phạm của mình một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.- Cấu trúc bài dạy phải chặt chẽ, lôgic. Thông tin ngắn gọn, cơ đọng, được bố trí và18 trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp- Thể hiện đồng bộ và hợp lí các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt độngnhận thức.- Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường trao đổi,hợp tác giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động độc lập, sáng tạo...- Nội dung bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, lôgic củakiến thức.- Sử dụng bài dạy đúng kế hoạch, tiến trình với tư thế, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, ánhmắt của giáo viên hợp lý.Một số định hướng cụ thểA. Cấu trúc thể hiện bài dạyThực tiễn cho thấy, ý tưởng và con đường thể hiện ý tưởng là những yếu tốquan trọng ảnh hưởng tới chất lượng bài trình bày. Về cấu trúc thể hiện ý tưởng, có thểthực hiện theo một vài cách tiếp cận sau:+ Sử dụng cấu trúc đã được thiết kế sẵn:PP cho phép thiết kế một trình diễn mới theo một số thiết kế với những cấu trúcmẫu. Một vài trong số đó là generic [kiểu chung]; training [đào tạo]; Bussiness plan[kế hoạch kinh doanh]; Brainstorming [phương pháp công não]...+ Sử dụng lưu đồ:Giới thiệuVấn đề 1Vấn đề 2..Kết luậnKết thúcCách tiếp cận này thường được sử dụng nhiều bởi tính đơn giản và logic của nó.Theo đó, bài trình bày được bắt đầu bằng cách cơng bố tóm tắt những nội dung [vấnđề] chính cần trình bày, kế đến là lần lượt từng vấn đề được đề cập và giải quyết. Saumỗi vấn đề thường có những tóm tắt và kết luận. Cuối cùng là các nội dung để kết thúcphiên trình bày.+ Sử dụng cấu trúc hình sao19 Kích thíchKết luận,hoạt độngTổng quanTóm tắtNội dungPhần 1: kích thíchMục đích của phần này là đưa học sinh vào trạng thái bị kích thích, các em sẽhưng phấn, tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc lĩnh hội tri thức được thuận lợi vàhiệu quả. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để kích thích người học, dưới đây là một sốbiện pháp mang lại hiệu quả cao:- Trình bày một câu chuyện ngắn hay một ví dụ gây tranh cãi- Sử dụng các câu hỏi khêu gợi, câu hỏi mở khiến học sinh hứng thú, tích cực tranhluận, đưa ra các phương án trả lời..- Sử dụng một lời trích dẫn, nhận định liên quan tới nội dung bài học khiến học sinhrất quan tâm hay thấy bất ngờ- Khai thác những con số thống kê đáng chú ý về chủ đề bài dạy- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, phim...Phần 2: Trình bày tổng quanPhần này nhằm cung cấp cho học sinh một cách ngắn gọn nội dung học tập, cácyêu cầu các em phải đạt được thông qua bài dạy [mục tiêu]. Để làm tốt điều này, giáoviên phải ý thức được rõ ràng bài dạy đề cập tới nội dung nào [nội dung], liên quan tớihệ thống kiến thức khác ra sao [tính kế thừa, sự tích hợp], nội dung được dạy cho ai[đối tượng], các em mong đợi gì ở bài dạy [mục tiêu]...Phần 3: Thể hiện nội dungDựa trên cơ sở những thông tin đã được thiết kế trong bài dạy, giáo viên và họcsinh lần lượt khám phá tri thức theo cách đã được xác định rõ ràng trong kế hoạch bàidạy. Chú ý sau mỗi phần, giáo viên thường đưa ra những nhận định có tính chất kếtluận, tổng kết giúp học sinh nhận biết và khắc sâu từng phần trong tổng thể nội dungbài dạy. Cũng nên dẫn dắt, kể các câu chuyên liên quan...khi chuyển từ nội dung nàysang nội dung khác.Phần 4: Tóm tắt20 Giai đoạn này sẽ giúp học sinh xem xét lại toàn bộ nội dung kiến thức đã đượchọc. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhớ tốt hơn theo cách sắp xếp các kiến thức theo mộtcấu trúc chặt chẽ, logic.Phần 5: Kết luận và hoạt độngNhững kết luận quan trọng của bài dạy, những hoạt động để vận dụng hay kiểmtra sự hiểu biết của học sinh trên cơ sở những kết luận đó là những nội dung chính cầnđược thể hiện trong phần này. Cũng tại đây, giáo viên có thể đưa ra các hoạt động bướcđầu đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của bài dạy.+ Sử dụng biểu đồ dạng xương cá:Thông tin hỗ trợ 1Thông tin hỗ trợ 3Kết quảThông tin hỗ trợ 2Thông điệp chínhTheo cách tiếp cận này, bài trình bày khơng trực tiếp đề cập tới thơng điệpchính cần truyền đi mà nó được bắt đầu với những thơng tin hỗ trợ, trên cơ sở đó, dẫndắt, liên hệ và đi tới kết luận vấn đề chính cần đề cập.+ Một số kỹ thuật đảm bảo thể hiện rõ vị trí nội dung trong cấu trúc- Sử dụng các biểu tượng đồ hoạNội dung chínhCĐ1CĐ2CĐ4CĐ3Chủ đề 1Chủ đề 2Chủ đề 321 Với cách này, người học dễ dàng nhận diện nội dung đang đề cập ở vị trí nàotrong cấu trúc tổng thể về nội dung. Sẽ hiệu quả hơn khi các slide đó được kết nối vớinhau thơng qua hệ thống các liên kết được tạo ra bởi các biểu tượng đồ hoạ.- Sử dụng các ghi chú khi một chủ đề thể hiện trên nhiều slideYêu cầu bài dạy 1[2]Yêu cầu bài dạy 2[2]Tập trung vào nội dungTăng cường đàm thoạiThể hiện rõ cấu trúcKích thích hứng thúThơng tin ngắn gọnKhai thác tốt kênh hìnhVới cách này, người học dễ dàng theo dõi và nắm bắt được những chủ đề mànội dung của nó được trình bày trong nhiều slide. Có thể biểu diễn bằng nhiều cáchkhác như đánh số thứ tự sau tiêu đề 1,2,3...hay sử dụng thuật ngữ [tiếp] sau tiêu đề bắtđầu từ slide thứ 2 thể hiện chủ đề đó...B. Nội dung thơng tinKhơng thể và không nên đưa tất cả các thông tin cần trình bày với học sinh trênslide mà chỉ đưa những thơng tin ngắn gọn, những từ khóa quan trọng. Trên cơ sởnhững thông tin ấy, giáo viên và học sinh trao đổi, đàm thoại, hoạt động để hiểu sâu,hiểu rõ... vấn đề. Do vậy, trên một slide khơng trình bày quá nhiều ý, sử dụng các câungắn gọn, súc tích, đơn giản và dễ nhớ. Để cho nội dung trình diễn khoa học, có tínhlogic và trực quan, việc chuyển tải nội dung dưới dạng sơ đồ cần được khai thác triệtđể. Dưới đây là một số gợi ý- Tăng cường sử dụng các biểu tượng đồ hoạ, các sơ đồ khối thay thế chữ viết.- Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý- Sử dụng các cụm từ khoá hơn là một câu văn hoàn chỉnh- Chuyển đổi câu thành các ý- Chỉ nên có 5 đến 6 dịng trên một slide- Mỗi dịng chỉ nên có khơng q 6 từ- Sử dụng danh sách có thứ tự [danh sách có các kí hiệu như 1, 2, 3; a, b, c...]. khi tầmquan trọng của các ý là khác nhau hoặc danh sách theo một trật tự nhất định.- Sử dụng danh sách khơng có thứ tự [danh sách có các kí hiệu đồ hoạ trước mỗi ý] khikhơng có sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý.- Khuyến khích sử dụng các biểu tượng hình ảnh thay cho các dấu đầu câu trong danhsách22 C. Thể hiện nội dung bài dạy+ Độ lớn chữ viết:Đây là một yếu tố cần được quan tâm nhằm đảm bảo cho tất cả người học có thể thunhận thơng tin một cách rõ ràng trên màn chiếu. Có thể tham khảo tiêu chuẩn dưới đây:Khoảng cách từ người quan sát36 9 12 15 18 21 24tới màn chiếu [m]Chiều cao tối thiểu của chữ [mm]12 25 40 50 60 75 80 100Cần chú ý rằng, chiều cao của chữ trên màn chiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếutố như kiểu chữ, cỡ chữ, khoảng cách từ máy chiếu tới màn chiếu, khả năng phóng to,thu nhỏ của máy chiếu...Do vậy, tuỳ thuộc vào phòng học và trang thiết bị cụ thể màchọn kiểu chữ và cỡ cữ để đáp ứng được tiêu chuẩn trên. Trong thực tế, nên chọn cỡchữ tối thiểu 20pt cho kiểu chữ .vnArial hay tương đương; tối thiểu 24pt cho kiểuchữ .vntime hay tương đương.Còn về kiểu chữ, nên sử dụng các kiểu chữ khơng chân vì đây là kiểu chữ dễđọc. Nên lựa chọn và sử dụng không quá hai kiểu chữ nhằm đảm bảo tính cân bằng vànhất qn trong bài trình bày. Hạn chế sử dụng chữ in hoa vì nó sẽ làm mất hình dạngcủa ký tự gây khó đọc cho người quan sát. Ví dụNên dùng kiểu CHỮ KHƠNG CHÂNKhơng nên dùng kiểu chữ có chân, hình dạng phức tạpKHÔNG NÊN SỬ DỤNG NHIỀU NỘI DUNG BẰNG CHỮ IN HOA+ Đảm bảo độ tương phản:Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc phốihợp giữa mầu nền và mầu chữ. Đó là, nếu màu nền là mầu sáng thì mầu chữ sẽ là mầu tối vàngược lại. Có thể tham khảo một số cặp mầu chữ - nền sau:Mầu nềnMầu vàngMầu trắngMầu xanhMầu trắngMầu đenMầu chữMầu đenMầu đỏ, XanhMầu trắngMầu đenMầu vàngTrong thực tế, có hai phong cách trình bàyMột là, mầu nền tối, mầu chữ sáng. Cách chọn này đảm bảo độ tương phản tốt,tuy nhiên, lớp học có thể bị tối, gây khó khăn cho học sinh ghi chép các nội dung, kiếnthức chínhHai là, mầu nền sáng, mầu chữ tối. Cách chọn này cũng đảm bảo độ tương phảntốt, lớp học sáng, học sinh có thể ghi chép tốt. Tuy nhiên, mầu nền sáng trong một thờigian dài có thể gây ức chế cho người học.+ Xác định vùng hiển thị thông tin quan trọng:Một nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mắt người nhìn vào một hình chữ nhật thì sựtập trung chú ý khơng giống nhau với các vùng khác nhau. Theo sơ đồ này, mắt ngườisẽ tập trung chú ý nhiều nhất vào phía trên, bên trái của khung hình chữ nhật. Đâychính là vùng người thiết kế nên đặt những đối tượng, thông tin quan trọng.23 20%41%14%25%Nếu muốn thể hiện một sơ đồ thông qua sự xuất hiện lần lượt các khối thànhphần, có thể tham khảo kết quả nghiên cứu về sự chuyển động của mắt khi quan sátmột hình chữ nhật.23145+ Đảm bảo yếu tố ngắt dịng:Việc ngắt dịng khơng đúng sẽ làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thơng tintrình bày. Ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ điều này:Ngắt dịng khơng đúngNgắt dịng đúngPowerPoint là một phầnPowerPoint là một phần mềm ứng dụngmềm ứng dụng chocho phép thiết kế và xây dựng trình diễnphép thiết kế và xâydựng trình diễn+ Khai thác ý nghĩa các biểu tượng:Lôgo, biểu tượng khơng những có thể cung cấp các thơng tin về người trìnhbày, về tổ chức, cá nhân...mà cịn có tác dụng hỗ trợ quá trình nhận thức cho ngườihọc. Do vậy, trong bài trình bày, trên các slide nên sử dụng các biểu tượng phù hợp vớinội dung được đề cập. Ví du, có thể sử dụng một biểu tượng như dưới đây:24

Video liên quan

Chủ Đề