Công khoán là gì

Chắc chắn bạn đã nghe đến rất nhiều về hình thức lương khoán. Vậy lương khoán là gì bạn biết không? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về hình thức trả lương này qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang muốn tìm hiểu lương khoán là gì? Trong tiếng Anh thì lương khoán được dùng với thuật ngữ “Payroll”. Đây là một hình thức trả lương của người sử dụng lao động cho người lao động dựa vào chất lượng và khối lượng công việc mà họ phải hoàn thành. 

Giúp bạn trả lời lương khoán là gì?

Hình thức trả lương này được quy định cụ thể và chi tiết trong bộ luật lao động năm 2012. Phía người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện duy trì hình thức trả lương này trong một khoảng thời gian nhất định và có sự thông báo cho người lao động, hay sự thỏa thuận và đồng ý của hai bên.

Trả lương khoán là gì? Ví dụ trả lương khoán

Trả lương khoán là một hình thức rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực kinh doanh sản xuất. Phía nhà sử dụng lao động sẽ đưa ra mức khoán tương ứng với mức lương cụ thể cho người lao động. Hoàn thành khối lượng công việc định mức theo thỏa thuận nhân lương, người lao động sẽ được tính nhân lên với mức lương đã thỏa thuận.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức trả lương khoán này, các bạn cùng đọc ví dụ cụ thể như sau: 

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN TÀI CHÍNH - THU NHẬP TỚI 23 TRIỆU

Nhà hàng trong mùa du lịch có rất nhiều khách đến, do khối lượng công việc lớn nên họ sẽ thuê người lao động làm việc theo giờ, mỗi giờ được trả 50.000đ. Anh A ứng tuyển vào làm phục vụ nhà hàng với khoảng thời gian 4h, sau khi hết công việc, anh nhận được khoản lương là 200.0000đ.

Trả lương khoán là gì?

Hiện nay các doanh nghiệp thuê lao động với hình thức trả lương khoán nhiều. Họ thường sẽ quản lý thông qua bảng lương khoán công việc đối với từng lao động để kiểm soát và đảm bảo trả đủ lương cho họ.

? Xem thêm: Các hình thức trả lương phổ biến – Bạn đang nhận lương theo cách nào?

Hợp đồng giao khoán là gì?

Hợp đồng này là sự thỏa thuận của người thuê lao động và người lao động. Với bản hợp đồng giao khoán, người lao động sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn thành một công việc nào đó theo yêu cầu của phía bên giao khoán. Sau khi công việc kết thúc và hoàn thành đúng thỏa thuận, bên nhận sẽ bàn giao lại cho bên thuê, bên thuê nhận kết quả công việc và phải trải thù lao hay lương cho bên nhận giao khoán.

Công việc giao khoán thường mang tính chất thời vụ hoặc trong một thời gian ngắn. Người sử dụng lao động thường thuê giao khoán công việc theo 2 hình thức là giao khoán toàn bộ và giao khoán toàn phần.

Công thức cho cách tính lương khoán chuẩn

Công thức cho cách tính lương khoán chuẩn

Cách tính lương khoán chuẩn là phải dựa vào khối lượng công việc được hoàn thành đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu, thời gian hoàn thành công việc và đơn giá lương khoán theo thỏa thuận. Cụ thể công thức như sau:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ [%] sản phẩm hoàn thành

Ví dụ để bạn nắm rõ hơn về công thức tính lương khoán chuẩn như sau: 

Chị B được thuê xâu vòng trong khoảng thời gian 3 tháng phải hoàn thành 5.000 chuỗi sẽ được trả 5.000.000đ. 

Trong khoảng thời gian này, chị B chỉ sâu được 4.000 chuồi, đạt 80% khối lượng công việc được giao nên lương chị nhận được sẽ là: 5.000.000*80%=4.000.00đ.

? Xem thêm: Lương gộp là gì? Nên nhận lương gộp hay lương ròng?

Giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề lương khoán

Lương khoán có phải đóng bảo hiểm không?

Lương khoán có phải đóng bảo hiểm không?

Lương khoán là khoản tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành khối lượng công việc trong một khoảng thời gian cụ thể với đơn giá rõ ràng. Nó là khoản tiền không bao gồm phụ cấp hay các khoản bổ sung nên theo quy định của luật bảo hiểm thì sẽ phải đóng bảo hiểm.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi lương khoán có phải đóng bảo hiểm không là có. Người thuê lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp trả lương khoán nên không có lương làm thêm?

Theo quy định thì khi người lao động được trả lương khoán theo thời gian hay theo sản phẩm thì vẫn được hưởng lương làm thêm. Người lao động làm thêm sản phẩm hoặc làm thêm giờ theo quy định sẽ được bên sử dụng lao động trả thêm lương theo đúng quy định bởi pháp luật hiện hành.

? Xem thêm: [UPDATE] Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm 2021

Lương khoán trong công ty xây dựng như thế nào?

Lương khoán trong công ty xây dựng như thế nào?

Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay thì hình thức lương khoán cực kỳ phổ biến. Lương được trả cho người lao động dựa vào khối lượng công việc mà họ hoàn thành. Cụ thể cách tính như sau:

Cách tính lương khoán = Khối lượng công việc hoàn thành x đơn giá khoán

Ví dụ như: Đơn giá của thi công xây dựng 1m2 là 200.000. Người công nhân xây dựng thực hiện được 10m2 thì mức lương khoán họ nhận được là: 10*200.000 = 2 triệu đồng.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về lương khoán là gì? Bạn muốn biết thêm các thông tin về lương các ngành nghề hiện nay như thế nào? Truy cập ngay vào Jobsgo.vn và sử dụng tính năng “tra cứu lương” của trang web này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề