Cơ quan an ninh có nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ Cơ quan An ninh Quốc gia là gì:

Cơ quan An ninh Quốc gia nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Cơ quan An ninh Quốc gia Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Cơ quan An ninh Quốc gia mình


5

  14


Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ/Cục An ninh Trung ương [tiếng Anh: National Security Agency/Central Security Service, viết tắt NSA/CSS] là cơ quan thu thập các tin tức tình báo [..]



>

Từ-điển.com là một từ điển được viết bởi những người như bạn và tôi. Xin vui lòng giúp đỡ và thêm một từ. Tất cả các loại từ được hoan nghênh!

Thêm ý nghĩa

Mục lục bài viết

  • 1. Hiểu thế nào về cơ quan An ninh điều tra
  • 2.Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra
  • 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra
  • 3.1. Nhiệm vụ của cơ quan An ninh điều tra theo quy định Luật Tố tụng hình sự năm 2015
  • 3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự

1. Hiểu thế nào về cơ quan An ninh điều tra

Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân là bộ phận cấu thành của bộ máy tư pháp, là đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an nhân dân, được phép tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, tính toán các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ trong quá trình điều tra, xử lý vụ án. Hệ thống Cơ quan điều tra trong công an nhân dân bao gồm Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra [CQANĐT]. Trong đó, mỗi Cơ quan điều tra đều có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau được quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.Cơ quan ANĐT nằm trong cơ quan điều tra của Công an nhân dân gồm có Cơ quan ANĐT Bộ Công Angồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra.Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công anlà một trong hai cơ quan điều tra trong ngành an ninh của lực lượngcông an nhân dânở Việt Nam. Cơ quan còn lại là Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2.Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra

Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra được quy định tạiĐiều 15 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là:

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an gồm có các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra.

2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra.

Cơ quan An ninh điều tra là lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và là cơ quan điều tra theo tố tụng hình sự của lực lượng An ninh, trực tiếp sử dụng biện pháp pháp luật để điều tra các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm khác theo thẩm quyền được giao. Cơ quan an ninh điều tra đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội nói chung, điều tra, xử lý các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, là lực lượng mở đầu giai đoạn đấu tranh công khai, trực diện, cũng là lực lượng đảm nhận vai trò kết thúc của cuộc đấu tranh, trấn áp tội phạm. Cơ quan An ninh điều tra được tổ chức theo 2 cấp: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và cơ quan An ninh điều tra Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó:

- Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an được tổ chức thành các phòng Điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra thực hiện tiếp nhân, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết, điều tra các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài; kiểm tra hoạt động điều tra xử lý của cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh;

- Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh tổ chức thành các đội Điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh Điều tra thực hiện chức năng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; tiến hành điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân, theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ công An,...

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra

3.1. Nhiệm vụ của cơ quan An ninh điều tra theo quy định Luật Tố tụng hình sự năm 2015

So với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 có thể thấy rằng, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự đã quy định một cách rõ ràng, đầy đủ, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQANĐT Bộ Công an. Nếu Pháp lệnh chỉ quy định chung nhiệm vụ của Cơ quan điều tra tại điều 3 “Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa” thì Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự đã quy định rất rõ về chức năng, nhiệm vụ củaCQANĐT Bộ Công an tại điều 16, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định chức trách, nhiệm vụ, vai trò của CQANĐT Bộ Công an.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật này nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Công an cấp tỉnh

1.Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại cácĐiều 207, 208, 282, 283,284, 299, 300, 303,304, 305, 309, 337, 338,347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sựkhi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Hướng dẫn các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự.

3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tạiKhoản 1 Điều 22 Thông tư 28/2014/TT-BCAvề công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:

a] Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an;

b] Tiến hành điều tra vụ án về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c] Kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra;

d] Kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm;

đ] Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân;

e] Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an là cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Công an. Đây là cơ quan điều tra theo tố tụng hình sự của lực lượng An ninh, trực tiếp sử dụng biện pháp pháp luật để điều tra các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm khác theo thẩm quyền được giao; đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội nói chung, điều tra, xử lý các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, là lực lượng mở đầu giai đoạn đấu tranh công khai, trực diện, cũng là lực lượng đảm nhận vai trò kết thúc của cuộc đấu tranh, trấn áp tội phạm trên phạm vi cả nước.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định pháp luật, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến bài viếtHãy gọi ngay:1900.6162để đượcLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.

Video liên quan

Chủ Đề