Chuyên de bồi dưỡng HSG tin học THCS

Dưới đây là tổng hợp bài tập pascal thi học sinh giỏi có đáp án mới nhất đượccập nhập và sưu tầm bởi onthihsg hy vọng sẽ mang lại cho các bạn bài tập mới nhất.

Tải về tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi pascal thcs

[bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi tin 8]

Bốn người cần đi qua một chiếc cầu. Do cầu yếu nên mỗi lần đi không quá hai người, và vì trời tối nên phải cầm đèn mới đi được. Bốn người đi nhanh chậm khác nhau, qua cầu với thời gian tương ứng là 10 phút, 5 phút, 2 phút và 1 phút. Vì chỉ có một chiếc đèn nên mỗi lần qua cầu phải có người mang đèn trở về cho những người kế tiếp. Khi hai người đi cùng nhau thì qua cầu với thời gian của người đi chậm hơn. Ví dụ sau đây là một cách đi:

– Người 10 phút đi với người 5 phút qua cầu, mất 10 phút.

– Người 5 phút cầm đèn quay về, mất 5 phút.

– Người 5 phút đi với người 2 phút qua cầu, mất 5 phút.

– Người 2 phút cầm đèn quay về, mất 2 phút.

– Người 2 phút đi với người 1 phút qua cầu, mất 2 phút.

Thời gian tổng cộng là 10+5+5+2+2 = 24 phút.

Em hãy tìm cách đi khác với tổng thời gian càng ít càng tốt, và nếu dưới 19 phút thì thật tuyệt vời! Lời giải ghi trong tệp văn bản có tên là P1.DOC 

[Dành cho học sinh THCS]

Trong đợt tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh của thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức hội thi Tin học trẻ tổ chức cho N đoàn [ đánh từ số 1 đến N] mỗi đoàn đi thăm quan một địa điểm khác nhau. Đoàn thứ i đi thăm địa điểm ở cách Khách sạn Hoàng Đế di km [i=1,2,…., N]. Hội thi có M xe taxi đánh số từ 1 đến M [M³N] để phục vụ việc đưa các đoàn đi thăm quan. Xe thứ j có mức tiêu thụ xăng là vj đơn vị thể tích/km.

Yêu cầu: Hãy chọn N xe để phục vụ việc đưa các đoàn đi thăm quan, mỗi xe chỉ phục vụ một đoàn, sao cho tổng chi phí xăng cần sử dụng là ít nhất.

Dữ liệu: File văn bản P2.INP:

– Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương N, M [N£M£200];

– Dòng thứ hai chứa các số nguyên dương d1, d2, …, dN;

– Dòng thứ ba chứa các số nguyên dương v1, v2, …, vM.

– Các số trên cùng một dòng được ghi khác nhau bởi dấu trắng.

Kết quả: Ghi ra file văn bản P2.OUT:

– Dòng đầu tiên chứa tổng lượng xăng dầu cần dùng cho việc đưa các đoàn đi thăm quan [không tính lượt về];

– Dòng thứ i trong số N dòng tiếp theo ghi chỉ số xe phục vụ đoàn i [i=1, 2, …, N].

Ví dụ:

P2.INP P2.OUT
3 4

7 5 9

17 13 15 10

256

2

3

4

Đây là hệ thống các bài tập Pascal tôi dùng để bồi dưỡng HSG tin THCS nay chia sẻ cùng các bạn

[Dành cho học sinh THPT]

Mạng tế bào có dạng một lưới ô vuông hình chữ nhật. Tại mỗi nhịp thời gian: mỗi ô của lưới chứa tín hiệu là 0 hoặc 1 và có thể truyền tín hiệu trong nó cho một số ô kề cạnh theo một qui luật cho trước. Ô ở góc trên bên trái có thể nhận tín hiệu từ bên ngoài đưa vào. Sau nhịp thời gian đó, tín hiệu ở một ô sẽ là 0 nếu tất cả các tín hiệu truyền đến nó là 0, còn trong trường hợp ngược lại tín hiệu trong nó sẽ là 1. Một ô không nhận được tín hiệu nào từ các ô kề cạnh với nó sẽ giữ nguyên tín hiệu đang có trong nó. Riêng đối với ô trên trái, sau khi truyền tín hiệu chứa trong nó đi, nếu có tín hiệu vào thì ô trên trái sẽ chỉ nhận tín hiệu này, còn nếu không có tín hiệu nào thì ô trên trái cũng hoạt động giống như các ô khác. ở trạng thái đầu tín hiệu trong tất cả các ô là 0.

Yêu cầu: Cho trước số nhịp thời gian T và dãy tín hiệu vào S là một dãy gồm T ký hiệu S1, …, ST, trong đó Si là 0 hoặc 1 thể hiện có tín hiệu vào, ngược lại Si là X thể hiện không có tín hiệu vào tại nhịp thời gian thứ i [1£ i £T], hãy xác định trạng thái của lưới sau nhịp thời gian thứ T.

Dữ liệu: vào từ file văn bản P3.INP:

– Dòng đầu tiên chứa 3 số nguyên M, N, T theo thứ tự là số dòng, số cột của lưới và số nhịp thời gian [1 2

  1. Chứng minh khẳng định sau:

Mọi số tự nhiên N đều có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng tổng của một số số trong dãy số Fibonaci.

N = akFk + ak-1Fk-1 + …. a1F1

Với biểu diễn như trên ta nói N có biểu diễn Fibonaci là akak-1…a2a1.

  1. Cho trước số tự nhiên N, hãy tìm biểu diễn Fibonaci của số N.

Input:

Tệp văn bản P11.INP bao gồm nhiều dòng. Mỗi dòng ghi một số tự nhiên.

Output:

Tệp P11.OUT ghi kết quả của chương trình: trên mỗi dòng ghi lại biểu diễn Fibonaci của các số tự nhiên tương ứng trong tệp P11.INP.

[Dành cho học sinh THPT]

N-mino là hình thu được từ N hình vuông 1´1 ghép lại [cạnh kề cạnh]. Hai n-mino được gọi là đồng nhất nếu chúng có thể đặt chồng khít lên nhau.

Bạn hãy lập chương trình tính và vẽ ra tất cả các N-mino trên màn hình. Số n nhập từ bàn phím.

Ví dụ: Với N=3 chỉ có hai loại N-mino sau đây:

Chú ý: Gọi Mn là số các n-mino khác nhau thì ta có M1=1, M2=1, M3=2, M4=5, M5=12, M6=35,…

Yêu cầu bài giải đúng và trình bày đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề