Chương trình chất lượng cao học phí

Nhiều trường đề xuất tăng học phí

Tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021 - 2022 theo ngành học cho khóa 63 [tuyển sinh năm 2021] từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học. Nhà trường cho biết, lộ trình tăng học phí không quá 10% mỗi năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. 

ĐH Ngoại thương mới đây cũng thông báo, năm học 2021 - 2022, học phí dự kiến với chương trình đại trà là 20 triệu đồng/sinh viên/năm. Học phí chương trình chất lượng cao dự kiến là 40 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến 60 triệu đồng/năm. Học viện Ngân hàng cũng áp dụng theo quy định mới về khung học phí năm học 2021 - 2022. Cụ thể, học phí các chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc học bằng tiếng Anh là 130 triệu đồng/bốn năm. Chương trình cử nhân quốc tế [liên kết với Đại học CityU] dao động từ 120 - 160 triệu đồng/bốn năm. Chương trình cử nhân quốc tế [liên kết với ĐH Sinderland, Vương quốc Anh] học phí khoảng 315 triệu đồng, bao gồm ba năm đầu khoảng 175 triệu đồng. 

Như theo công bố mới nhất của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, từ năm học 2021 - 2022 tới đây, trường dự kiến áp dụng mức học phí mới theo hai mức. Trong đó, nhóm ngành y khoa, dược học, răng - hàm - mặt có mức 32 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại là 28 triệu đồng. So năm 2020, mức thu này tăng hơn gấp đôi, bởi hiện nay học phí của trường chỉ theo hai mức: Những em hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh chỉ hơn 14 triệu đồng/năm, còn lại là hơn 28 triệu đồng. 

Tuy nhiên, đối với SV sư phạm vẫn tiếp tục được hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí. Theo Nghị định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với SV sư phạm, từ tháng 11 - 2020 trở đi, SV sẽ được hỗ trợ hai khoản, gồm tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.

Ngoài ra, mỗi SV được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập, theo thời gian học thực tế nhưng không quá 10 tháng/năm học. Đối tượng được hỗ trợ là SV học trình độ ĐH, CĐ các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy; SV học văn bằng thứ hai theo hình thức đào tạo chính quy trình độ ĐH, CĐ các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ nhất đạt loại giỏi.

Theo nghị định này, SV sẽ phải bồi hoàn chi phí đã hưởng nếu không công tác trong ngành giáo dục sau hai năm kể từ ngày tốt nghiệp; đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành khác, tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học... 

Mở rộng đối tượng miễn, giảm học phí

Theo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT]: Hiện nay, Chính phủ quy định về học phí tại Nghị định [NĐ] số 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực khi năm học 2020 - 2021 kết thúc. Bộ GD&ĐT đã phối hợp các bộ, ngành lấy ý kiến rộng rãi các địa phương, các cơ sở GD&ĐT trên cả nước để hoàn thiện dự thảo NĐ thay thế Nghị định 86.

NĐ dự thảo lần này với nhiều chính sách mới, có ý nghĩa lớn, gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà quan trọng hơn còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng GD&ĐT của các cơ sở GD&ĐT công lập; đồng thời cũng mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập để bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.

Dự thảo NĐ quy định đối với các trường công lập chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần Nhà nước quy định, các trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 - 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.

Chỉ các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài thì mới được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội, thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt…

Đối với các trường ngoài công lập theo quy định hiện nay được tự quyết định mức thu học phí, phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 

Bên cạnh đó, dự thảo NĐ thay thế đã mở rộng đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, bổ sung nhiều chính sách mới để bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục của tất cả mọi đối tượng yếu thế trong xã hội.

Cụm từ “Chương trình đào tào chất lượng cao” đang phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc trong xã hội ngày nay. Các trường đại học trong thành phố hầu như đều có mô hình giảng dạy này.

Nghe có vẻ “chất lượng” nhưng hiện nay đang có rất nhiều ý kiến trái chiều gây xôn xao cộng đồng mạng xã hội. Để hiểu hơn về vấn đề này, gia sư Tiên Phong sẽ giúp các em nắm rõ nhé!

Như những bài viết trước mà trung tâm có đề cập đến: Học Đại học từ xa có tốt không? Thì chương trình đào tạo chất lượng cao cũng là 1 trong những mô hình đào tạo của trường đại học. Nghe cái tên “chất lượng cao” thì ắt hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay “giá” nó cũng cao. Nhưng điều quan trọng là, chất lượng như thế nào mới thật sự xứng đáng với số tiền bỏ ra. Cùng đi tìm khái niệm của cụm từ này nhé!

1. Chương trình đào tạo chất lượng cao là gì?

Chương trình đào tạo chất lượng cao còn có tên gọi khác là: đại học chất lượng cao, chương trình đào tạo đặc biệt chất lượng cao, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế,…

Việc tổ chức đào tạo các chương trình chất lượng cao bắt đầu xây dựng kế hoạch triển khai từ năm 2010 tại một số cơ sở đào tạo tại phía Bắc. Tuy nhiên, chính thức được các cơ sở giáo dục tổ chức tuyển sinh và đào tạo từ khi có Công văn số 5746/BGDĐT-GDĐH, ngày 29/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc tuyển sinh đào tạo chất lượng cao.

Các trường đại học hiện nay đang đua nhau để mở rộng chương trình này trong giảng dạy. Chương trình này không quy định về tiêu chí, sinh viên nào có tiền, có nhu cầu thì cứ tự nguyện đăng kí học.

Đây là chương trình vẫn được xây dựng trên cơ sở của chương trình đại trà, ngoài ra bổ sung thêm 1 vài nội dung: sinh viên phải viết khóa luận bằng tiếng anh, chương trình đào tạo được hướng theo kiểu của nước ngoài, tài liệu giảng dạy chủ yếu là từ các trường đại học nước ngoài, chú trọng nhiều vào ngoại ngữ,…

Tùy thuộc vào đội ngũ giảng viên sẽ tổ chức giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc dạy bằng tiếng Việt nhưng phải có giáo trình bằng tiếng Anh tất cả các môn chuyên ngành hoặc giáo dục đại cương.

2. Học phí của chương trình này?

Nói về học phí thì mỗi trường mỗi kiểu, nhiều trường đại học công lập mở những chương trình này với nhiều giá khác nhau. Thường mức giá sẽ giao động 16-60tr/năm. Trong khi các lớp học đại trà của hệ công lập chỉ đóng vài triệu thì chương trình chất lượng cao lên đến vài chục triệu. Chính vì thế, khi xét tuyển, các trường đều khuyến khích thí sinh theo học chương trình này.

Hiện nay, hầu hết các trường công lập đều mở rộng chương trình này với nhiều chuyên ngành. Điều này gây ra không ít sự thắc mắc và băn khoăn liệu chất lượng có thật sự tốt như giá của nó? Và các trường đang đào tạo thực chất hay chỉ chạy theo xu thế?

3. Chất lượng của chương trình này thế nào?

Theo các nguồn thông tin thu thập được, chất lượng của chương trình đào tạo chất lượng cao vẫn đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Số tiền học phí cao bỏ ra không phải là quá vô ích để học. Tuy nhiên, cũng tùy vào trường mà chương trình nó khác nhau, tiêu biểu là các trường có uy tín được đánh giá tốt như: Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Tế, Đại học Kinh Tế, Xã Hội Nhân Văn,…

Về nội dung giảng dạy: hơn 30% học phần ngành và chuyên ngành được đào tạo bằng Tiếng anh, các chương trình đạo tạo trong trường được tham khảo của nước ngoài. Giảng viên là những người có trình độ và học thức cao, cùng với kinh nghiệm trong nghề lâu năm giảng dạy.

Thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài hoặc các chuyên gia đầu ngành hiện đang là chủ tịch của các công ty lớn trong và ngoài nước.

Sinh viên được đào tạo IELTS ngay từ năm nhất, và có 1 chuẩn đầu ra khá cao so với học hệ đại trà.

Điều kiện học tập: quy mô lớp nhỏ [25- 30 sinh viên], có phòng học, phòng máy và khu thư viện riêng, được trang bị tiện nghi, hiện đại, kết nối Internet. Sinh viên được đào tạo song song cả lý thuyết và thực hành.

Nhìn chung, chương trình đào tạo của mô hình này khá tốt, đảm bảo được chất lượng đầu ra hơn so với hệ đại trà. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường chưa đảm bảo được chất lượng so với mức tiền mà sinh viên phải bỏ ra gây nên sự bức xúc trên các mạng xã hội. Nếu các em SV có điều kiện khá và muốn trải nghiệm chương trình này, hãy tìm hiểu thật kỹ về chất lượng từng trường để có được lựa chọn đúng nhất nhé.

Chúc các em học tập thật tốt! Like và share bài viết nhé các em!

Video liên quan

Chủ Đề