Chứng khoán tự doanh là gì

10 Tháng 12 2021 · 8 phút đọc

Hiện nay, chứng khoán được xem là kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư cá nhân và cả tổ chức. Tự doanh chứng khoán cũng là một hoạt động được quy định rõ ràng trong pháp luật. Vậy tự doanh chứng khoán là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Tự doanh chứng khoán là gì?

Tự doanh chứng khoán là gì?

Tự doanh chứng khoán là hoạt động của công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường.

Tự doanh chứng khoán là hoạt động một công ty chứng khoán [CTCK] tự mua bán giao dịch chứng khoán cho mình nhằm hưởng lợi nhuận từ lợi tức hay chênh lệch giá trên thị trường.

Giai đoạn đỉnh điểm năm 2005-2010, hầu hết các công ty chứng khoán có nguồn thu chính nhờ hoạt động tự doanh chứng khoán. Giai đoạn sau thì việc đó bị giảm bớt hoặc chuyên nghiệp hóa thông qua việc tách bạch các hoạt động quản lý quỹ với các hoạt động quản lý cốt lõi.

Chứng khoán phái sinh vẫn chưa được hoàn chỉnh nên hoạt động tự doanh chứng khoán chỉ xoay quanh: Cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ.  

Nếu không được tự doanh chứng khoán nữa, công ty chỉ được bán chứ không được tạo lợi nhuận từ các khoản tự doanh.

Các loại hình tự doanh chứng khoán

Các loại hình tự doanh chứng khoán phổ biến

Ta có thể phân hoạt động tự doanh chứng khoán ra làm 6 loại: 

  • Hoạt động đầu tư ngân quỹ: Nguồn dự trữ của doanh nghiệp có thể dưới dạng tiền mặt, gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc chứng khoán ngắn hạn, có tính thanh khoản cao, lợi nhuận cao.
  • Hoạt động tự doanh chênh lệch về giá: Công ty có hoạt động này thường nghiêng về đầu tư ngắn hạn, mua với giá thấp và bán với giá cao để ăn chênh lệch. 
  • Hoạt động đầu tư đầu cơ: Công ty sẽ mua chứng khoán giá thấp với số lượng lớn và bán giá cao trong tương lai. Hình thức này tiềm ẩn những rủi ro khá cao.
  • Hoạt động tự doanh đầu tư tự vệ: Công ty sử dụng các công cụ phòng vệ để loại trừ rủi ro trước các hoạt động đầu tư khác.
  • Hoạt động tự do thành lập thị trường: Công ty chứng khoán chấp nhận rủi ro để có chứng khoán mới, khối lượng và thị trường nhất định, tạo thị trường và niêm yết giá thường xuyên để kích thích đầu tư.
  • Hoạt động tự doanh giữ quyền kiểm soát: Để thao túng và nắm quyền kiểm soát tổ chức phát hành nào đó. Điều này đòi hỏi công ty cần tiềm lực tài chính đủ mạnh và nhân sự có trình độ. 

Hình thức trong giao dịch hoạt động tự doanh chứng khoán

  • Giao dịch trực tiếp: Giữa hai công ty chứng khoán hoặc giữa công ty chứng khoán với một khách hàng thông qua việc thương lượng. Đối tượng giao dịch trực tiếp chủ yếu là các loại giao dịch chứng khoán đăng ký ở OTC.
  • Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán, lệnh của họ có thể thực hiện với các khách hàng bất kỳ. 

Mục đích của tự doanh chứng khoán

  • Tự doanh chứng khoán để tăng khoản thu chênh lệch giá cho chính mình: Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về khả năng phân tích, dự báo,… nên khi tự triển khai nghiệp vụ tự doanh, khả năng sinh lời sẽ cao hơn những nhà đầu tư khác. 
  • Dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng: Các công ty chứng khoán có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường, bên cạnh đó còn là khả năng sinh lời phù hợp.
  • Điều tiết thị trường ổn định khi có biến động: Nếu các công ty liên kết với nhau thông qua một tổ chức nào đó, ví dụ Hiệp hội chứng khoán.

Những điều kiện đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Công ty chứng khoán cần những điều kiện nghiệp vụ gì để được hoạt động tự doanh chứng khoán?

Những điều kiện tiên quyết để công ty chứng khoán được triển khai hoạt động tự doanh là:

  • Phải tách biệt quản lý: đối với những công ty có cả hoạt động tự doanh và môi giới chứng khoán, cần phải tách biệt rõ ràng giữa hai loại, cụ thể là về con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ. 
  • Phải ưu tiên khách hàng: Khác với công ty chứng khoán, các khách hàng không thể nắm bắt thông tin về diễn biến thị trường được như các công ty. Vì vậy để đảm bảo tính công bằng, lệnh giao dịch của khách hàng phải được thực hiện trước.
  • Bình ổn thị trường chứng khoán: Hoạt động tự doanh được lập ra nhằm bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
  • Tạo tính thanh khoản cho thị trường: Trong thời gian đầu, các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch, hoạt động tự doanh chứng khoán tạo tính thanh khoản cho mua bán giao dịch của thị trường cấp 2.

Quy định của pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 

Nhà nước quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán như sau:

Vốn pháp định của công ty tự doanh chứng khoán:

Yêu cầu về vốn pháp định để doanh nghiệp được cho phép hoạt động tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng Việt Nam theo điểm b, khoản 1, điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.

Hoạt động tự doanh chứng khoán: 

Theo điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC, hoạt động tự doanh chứng khoán cần đảm bảo các quy định cụ thể như sau:

  • Cần đảm bảo đủ tài chính để thanh toán các lệnh giao dịch.
  • Phải thực hiện các giao dịch với danh nghĩa chính chủ, không được mượn danh nghĩa người khác.
  • Có hai trường hợp không được xem là tự doanh chứng khoán: Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch; Mua, bán cổ phiếu của chính công ty chứng khoán. 
  • Ưu tiên giao dịch của khách hàng.
  • Phải thông báo cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận đó.
  • Trong trường hợp giao dịch của khách hàng ảnh hưởng đến giá loại chứng khoán đó, công ty không được mua bán trước hoặc tiết lộ cho bên thứ 3. 
  • Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty không được mua/ bán cùng loại chứng khoán mà giá bằng hoặc tốt hơn mức khách đưa ra.
  • Tài khoản tự doanh chứng khoán.

Theo thông tư 120/2020/TT-BTC như sau:

“Công ty chứng khoán có hoạt động nghiệp vụ tự doanh và là thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam [VNX] chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán tự doanh duy nhất tại chính công ty.”.

Quy trình tự doanh chứng khoán

Tuy chiến lược và cơ cấu của môi giới sẽ có những cách xây dựng quy trình tự doanh chứng khoán khác nhau, nhưng về cơ bản là như sau:

  • Xây dựng những chiến lược đầu tư chứng khoán của riêng mình.
  • Khai thác tìm kiếm những cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp của mình.
  • Phân tích, đánh giá và chọn lọc các cơ hội đầu tư.
  • Thực hiện các giao dịch đầu tư đúng theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý đầu tư và thu hồi vốn, theo dõi biến động thị trường và khám phá các cơ hội đầu tư. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc tự doanh chứng khoán là gì. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết về chứng khoán trên website DNSE nhé!

Tự doanh chứng khoán là một trong số những nghiệp vụ chính của các công ty chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán hoạt động dựa theo việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài viết hôm nay Take Profit sẽ đem đến cho bạn đọc tổng quan kiến thức về tự doanh chứng khoán, bao gồm khái niệm tự doanh chứng khoán là gì, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán cũng như phân biệt môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Hãy theo dõi đến cuối bài viết để nắm được những kiến thức cần biết về tự doanh chứng khoán. 

Trước tiên để tìm hiểu về tự doanh chứng khoán chúng ta bắt đầu với khái niệm tự doanh chứng khoán là gì và tự doanh chứng khoán tiếng Anh là gì? 

Tự doanh chứng khoán tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, thuật ngữ tự doanh chứng khoán được gọi là Self Trading

Khoản 30, Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019, đã định nghĩa tự doanh chứng khoán như sau: Tự doanh chứng khoán là việc mà công ty chứng khoán tự mua, bán chứng khoán do chính mình phát hành

Tự doanh chứng khoán được coi là một nghiệp vụ kinh doanh trong công ty chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. 

Phân loại tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh chứng khoán được phân thành hai loại hình thức giao dịch chính đó là:

  • Giao dịch trực tiếp: là hình thức giao dịch 1-1 giữa hai công ty chứng khoán hoặc giữa một công ty chứng khoán và một khách hàng bằng phương thức trao đổi, thương lượng. Đối tượng giao dịch của hình thức trực tiếp này đó là các loại chứng khoán đã được đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán OTC. 

  • Giao dịch gián tiếp: là hình thức giao dịch mà công ty chứng khoán có thể đặt các lệnh mua bán, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mà họ đặt có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào mà không cần phải xác định trước. 

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Sau khi đã nắm được khái niệm tự doanh chứng khoán là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, mục đích và vai trò cũng như quy định về pháp luật đối với nghiệp vụ tư doanh chứng khoán tại Việt Nam. 

Mục đích và vai trò của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trong công ty chứng khoán được triển khai nhằm các mục đích sau đây:

  • Để có thêm nguồn thu cho chính công ty từ chênh lệch giá: Công ty chứng khoán có nhiều lợi thế về thông tin cũng như khả năng phân tích và định giá chứng khoán nên khả năng sinh lời khi triển khai nghiệp vụ tự doanh chứng khoán sẽ cao hơn các nhà đầu tư khác. Pháp luật cũng quy định các điều kiện để quản lý hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán. 

  • Để dự trữ chứng khoán đảm bảo khả năng cung ứng ra thị trường: Các công ty chứng khoán phải xác định khối lượng chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm phục vụ cung ứng khi cần thiết. Đồng thời việc này cũng đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp, làm tròn trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. 

  • Để điều tiết thị trường khi có sự biến động giá chứng khoán: Mục đích này sẽ được thực hiện trong trường hợp các công ty liên kết với nhau thông qua một tổ chức cụ thể như Hiệp hội chứng khoán. 

Quy định về pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán liên quan đến vấn đề vốn, tài khoản tự doanh chứng khoán và hoạt động tự doanh chứng khoán.

  • Quy định về vốn pháp định: Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán nói chung, các công ty chứng khoán được đầu tư vốn nước ngoài, các chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được quy định là 100 tỷ đồng Việt Nam.  

  • Quy định về hoạt động tự doanh chứng khoán: Theo Điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC, quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán như sau:

  • Công ty chứng khoán luôn phải đảm bảo có đủ chứng khoán và tiền dự trữ để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của công ty. 

  • Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán phải được thực hiện dưới danh nghĩa của chính công ty. Việc sử dụng danh nghĩa cá nhân, hoặc danh nghĩa của người khác hoặc cho người khác mượn tài khoản tự doanh đều không được sự cho phép của pháp luật. 

  • Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán không bao gồm các hoạt động như: mua bán cổ phiếu của chính mình hoặc mua bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch. 

  • Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước, thực hiện lệnh của chính mình sau. 

  • Công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong thỏa thuận với khách hàng.

  • Trong trường hợp các lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể tác động lớn tới biến động giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin về giao dịch này cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.

  • Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện thì công ty chứng khoán sẽ không được mua, bán cùng chiều và cùng loại chứng khoán đó với mức giá bằng hoặc mức giá tốt hơn giá của khách hàng.

  • Quy định về tài khoản tự doanh chứng khoán: Theo Điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch chứng khoán như sau: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác”.

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán tại Việt Nam

Quy trình tự doanh chứng khoán

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có các quy trình tự doanh chứng khoán riêng và phù hợp với mỗi tổ chức, tùy theo cơ cấu tổ chức của mình. Nhưng chung quy lại, quy trình tự doanh chứng khoán về cơ bản sẽ bao gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư

Đầu tiên công ty chứng khoán cần xác định rõ ràng chiến lược trong hoạt động tự doanh là chiến lược chủ động, bán chủ động hay thụ động; ngành nghề hay lĩnh vực đầu tư là gì? 

  • Bước 2: Tìm kiếm và khai thác cơ hội đầu tư

Một số thị trường đầu tư mà các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư như: thị trường phát hành và thị trường lưu thông chứng khoán, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.

  • Bước 3: Phân tích và đánh giá cơ hội đầu tư

Bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc phân tích và đánh giá về chất lượng của cơ hội đầu tư. Một bộ phận khác liên quan cũng có thể tham gia vào bước phân tích đánh giá này đó là: bộ phận phân tích, thẩm định với những kết luận về số lượng, thị trường, giá cả,...

Đây cũng là công đoạn mà bộ phận tự doanh sẽ thực hiện, cụ thể là thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.

  • Bước 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn

Bộ phận tự doanh có trách nhiệm quản lý các khoản đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, cụ thể là:

  • Đối với đầu tư cổ phiếu phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu để đưa ra những phân tích, dự đoán thực trạng cổ phiếu và định giá để ra quyết định bán đi hay tiếp tục nắm giữ.

  • Đối với đầu tư trái phiếu phải thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức để nắm bắt biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái và biến động kinh tế,...

Phân biệt môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán

Môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán đều là hai nghiệp vụ thuộc hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Để phân biệt hai nghiệp vụ này có thể dựa vào các tiêu chí như: khái niệm, vốn pháp định và vai trò của công ty chứng khoán đối với nghiệp vụ đó, cụ thể như sau:

Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian để thực hiện mua, bán chứng khoán thay cho khách hàng.

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán đứng ra để tự mua, bán chứng khoán cho chính mình.

  • Vai trò của công ty chứng khoán đối với nghiệp vụ:

Công ty chứng khoán đóng vai trò làm trung gian thực hiện đặt lệnh cho khách hàng từ đó được nhận hoa hồng trên mỗi giao dịch mua, bán.

Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán giao dịch bằng chính nguồn vốn của công ty.

Vốn pháp định của nghiệp vụ môi giới chứng khoán là 25 tỷ đồng Việt Nam, của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng Việt Nam.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp đầy đủ và chi tiết về tự doanh chứng khoán và những khái niệm liên quan. Với các nội dung căn bản từ khái niệm tự doanh trong chứng khoán là gì, đến khối tự doanh chứng khoán là gì, quy trình giao dịch tự doanh chứng khoán và những so sánh, phân tích sự khác biệt giữa môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Rất hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn, cũng như giúp bạn có những góc nhìn mới về đầu tư chứng khoán. 

#tudoanhchungkhoanlagi

#tudoanhchungkhoan

Video liên quan

Chủ Đề