Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ là gì

Uống rượu bia trước và trong khi lái xe là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tại nạn giao thông ở Việt Nam. Ảnh minh họa

Khắp nơi khắp chốn, từ quán rượu tới bãi bia, từ chợ cóc tới công sở, từ các tay bợm nhậu tới các bà nội trợ, trên báo chí và MXH, đâu đâu cũng râm ran bàn tán về đề tài nồng độ cồn thế nào là thích hợp khi xử lý người vi phạm. Rất nhiều ý kiến tập trung về việc nếu theo quy định thì kể cả việc ăn một số thực phẩm, trái cây, uống một số loại thuốc chữa bệnh cũng có thể tạo nên một độ cồn vượt mức 0,24-0,4 ml/1 thở để bị xử phạt. Rồi có cả những ý kiến về việc mức độ cồn quá cao so với thế giới. Tựu trung lại, các ý kiến đều cho rằng việc cấm sử dụng rượu bia khi lái xe là đúng, là cần thiết, nhưng cần điều chỉnh lại mức quy định về nồng độ cồn.

Mọi ý kiến nói trên, theo tôi, đều rất xác đáng, có lý có tình, có trách nhiệm công dân và xã hội, nên rất cần được quan tâm và trân trọng.

Đặc biệt là các cơ quan có trách nhiệm cần phải nhanh chóng đưa ra các kết luận chính thức về việc những loại hoa quả, thực phẩm, dược phẩm nào có thể dẫn tới có độ cồn cao trong cơ thể người sử dụng. Sau đó là phải có các văn bản hướng dẫn người dân về các phương thức để chứng minh với CSGT khi họ bị nghi oan và phạt oan vì bị nhầm với sử dụng rượu bia.

Bản thân lực lượng CSGT cần phải có ngay các biện pháp để phân biệt nồng độ cồn trong người điều khiển phương tiện giao thông là từ rượu bia hay từ tráí cây, thực phẩm và dược phẩm. Và đây là việc của nhà chức trách, của những người ban hành ra luật, của CSGT, chứ không phải việc của dân, của người điều khiển phương tiện giao thông [PTGT], của những người chịu sự áp chế của luật. Nếu không làm được việc này, thì dân có bị xử phạt vẫn không "tâm phục khẩu phục". Và khi một đạo luật, điều luật không được toàn dân toàn tâm toàn ý tôn trọng, tuân thủ, thì đạo luật, điều luật ấy chắc chắn sẽ thất bại từ trong trứng nước.

Nhưng cũng còn cần có một suy nghĩ khác, không phải là nói ngược lại, nhưng là từ một góc nhìn khác về vấn đề này.

Trước hết cần phải khẳng định những người ban hành và thực thi luật pháp khi áp dụng xử phạt hành vi sử dụng rươu bia khi điều khiển PTGT là vì sự sống còn của tất cả chúng ta chứ không phải vì sự an toàn mạng sống của riêng họ.

Sau đó là chúng ta cần quan tâm đến những thống kê giật mình sau đây.

Theo một công bố vào năm 2018 của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], ước tính trung bình mỗi năm mỗi người Việt Nam [trên 15 tuổi] tiêu thụ 8,3 lít rượu, bia [tức là gấp 4 lần người Singapore].

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2018, cả nước xảy ra 18,7 ngàn vụ tai nạn giao thông, làm chết 8,2 ngàn người và hơn 14,8 ngàn người bị thương. Trong đó, số vụ tai nạn có nguyên nhân xuất phát từ rượu, bia chiếm hơn 50%. Đáng chú ý là nhiều nạn nhân nhập viện mà người còn nồng nặc mùi rượu, bia, nhiều ca còn không thể tiến hành gây mê phẫu thuật vì quá say xỉn. Còn ngay trong dịp 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 vừa qua, theo thống kê của Bộ Công An, có 183 người thiệt mạng cùng 241 người bị thương, nghĩa là mỗi ngày Tết có hơn 20 người lìa đời vì TNGT. Tỷ lệ TNGT do say rượu bia hiện là 40%, khoảng 11% số người chết trong các vụ TNGT là do say rượu, tỷ lệ này tăng 1,5 lần đến 2 lần vào các dịp Tết.

Đến đây, tôi nghĩ chẳng cần phải phân tích lý luận cao siêu gì nữa, mà chỉ cần bạn nghĩ nếu một trong số các nạn nhân của những vụ TNGT do người say rượu bia gây nên là người thân của mình, tôi tin chắc các bạn sẽ nghĩ thà cấm hẳn không cần đo nồng độ cồn còn hơn là quy định mức độ cồn. Và hơn thế, bạn hãy nghĩ không ai khác mà chính bạn đang là nạn nhân thương trực trước mũi xe của bất kì một gã say rượu nào, tôi tin là bạn sẽ là người đầu tiên ủng hộ điều luật này một cách tự nguyện và vô điều kiện nhất.

Tròn 26 năm trước [2/1994] trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Tuất, đã xảy ra 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, bị thương 765 người. Tám tháng sau đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ban hành Chỉ thị 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo trên toàn quốc - một chỉ thị lịch sử đầy mạnh bạo, quyết đoán và sáng suốt đã chấm dứt hẳn 1 tục lệ có truyền thống từ hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam trong các dịp lễ tết nhưng đã trở thành một hủ tục, một tệ nạn của thời hiện đại.

Rồi cách đây 4 năm [2016] là việc ban hành Nghị định 46/CP về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người đi xe máy. Cả 2 Chỉ thị và NĐ đó ban đầu tưởng chừng như không "sống" nổi, không thể đi vào cuộc sống bởi vô vàn các ý kiến phản đối. Nhưng rồi, như các bạn đã thấy, đến hôm nay, tất cả chúng ta đều nhìn những kẻ đốt pháo ném pháo vào người đi đường như những kẻ tội phạm man rợ, đều nhìn những kẻ ko đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy như những người u tối vô văn hóa. Điều ấy chứng tỏ việc không đốt pháo, việc đội mũ bảo hiểm đã không chỉ là việc thượng tôn pháp luật, mà nó đã trở thành một nét văn hóa, một biểu hiện của lối sống văn minh của toàn xã hội hiện nay.

Hy vọng, việc không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông, bất kể là nồng độ cồn bao nhiêu, sẽ được xã hội chấp nhận như đối với việc cấm đốt pháo và việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trước đây.

Chuyện bốn ngân hàng lớn và thông tin của người dân

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng lớn, trong đó đặc biệt là Agribank, VietinBank đang rất khó tăng vốn. ...

Đừng nhìn Luật như "ngáo ộp"!

Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Bên cạnh nỗi ám ảnh sợ phạt của ...

Điều tuyệt diệu đầu tiên của 2020!

Thay đổi những thói quen nhỏ góp phần tạo nên thành công lớn. Việc quy định không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị ...

Video liên quan

Chủ Đề