Chùa đồng yên tử ở đâu

Posted from Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam.

Chùa Đồng từ lâu đã nổi danh với kiến trúc và chất liệu độc đáo. Tuy nhiên, ngôi chùa Đồng nguyên bản vẫn là câu hỏi chưa có lời giải với các nhà khoa học.

Chùa Đồng ở đâu?

Chùa Đồng hay còn gọi là Thiên Trúc Tự tọa lạc trên đỉnh dãy Yên Tử. Từ độ cao 1068m, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh hùng vĩ xung quanh quần thể chùa Yên Tử.

Điều ấn tượng hơn cả là những kỷ lục mà ít có ngôi chùa nào trên thế giới có thể đạt được.

  • Ngôi chùa bằng đồng trên đỉnh núi lớn nhất châu Á năm 2012.
  • Ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận.
  • Ngôi chùa tọa lạc ở vị trí cao nhất tại Việt Nam.
  • Ngôi chùa được mệnh danh là “kỳ quan mới nhất”.

Những câu chuyện thú vị ẩn sau chùa Đồng

Khởi nguồn bí ẩn

Tuy nằm trên đỉnh Yên Tử nhưng chùa Đồng không gắn liền với quá trình tu hành tới khi viên tịch của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tương truyền, chùa được xây vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê do một bà phi của chúa Trịnh phát công đức dựng lên.

Mới đầu, chùa chỉ lớn tầm khám thờ với khung sắt, mái đồng. Người dân tới thờ tự cũng chỉ hướng từ ngoài, không đi được vào trong. Bên cạnh đó, tượng Phật, chuông, khánh đều dùng đồng đúc thành.

Tuy nhiên, kiến trúc nguyên bản của chùa Đồng vẫn là câu hỏi lớn với nhiều nhà nghiên cứu. Hiện chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu xác thực nào miêu tả chi tiết ngôi chùa gốc.

Thăng trầm lịch sử

Đến năm 1740, cơn bão cuốn đến làm bạt mất mái chùa. Kẻ gian nhân cơ đó tháo chùa đi chỉ còn lại dấu chân cột trên mỏm đá.

Phải đến năm 1930, bà Bà Bùi Thị Mỹ mới cho dựng chùa Đồng trên vị trí của chùa xưa. Tuy nhiên, ngôi chùa này được làm từ bê tông cốt thép. Vài chục năm sau, người dân phải lớp tạm mái tôn thay cho mái chùa bay mất. 

Vào năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam và Phật tử hải ngoại cùng chung tay dựng lại chùa bằng đồng ngay cạnh chùa bê tông. Kiểu dáng chùa tương đương hoa sen nở với cánh mở. Bông hoa này được đặt trên sập đồng trổ hình sen cách điệu, chân quỳ dạ cá.

Quy mô chùa cũng chỉ tương đương khán thờ, chi tiết khá ọp ẹp. Song chùa không được khởi công mà chỉ được cẩu lên bằng trực thăng sau hoàn thành.

Hình ảnh chùa Đồng cũ

Hoàn thành mô hình mới

Tới năm 20016, Đại Đức Thích Thanh Quyết [Thượng tọa Thích Thanh Quyết] và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng đã chủ trì lễ khởi công đúc chùa dựa trên mẫu thiết kế của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn. Chùa chính thức hoàn thành năm 2007. 2 ngôi chùa cũ được chuyển tới nhà trưng bày Ban Quản lý di tích.

Giải mã tên gọi chùa Đồng

Xưa du khách chỉ có thể leo bộ lên đỉnh Yên Tử. Hiện nay bạn có thể chọn đi cáp treo rồi 1km rồi đi bộ giữa các điểm. Để tới chùa, bạn cần đi hơn 6km với hàng nghìn bậc thang đá.

Đa số mọi người đều hiểu tên gọi chùa Đồng bắt nguồn từ vật liệu xây dựng. Đây có lẽ là cách hiểu đơn giản và dễ phổ biến nhất. Sự thật thì có một số giả thuyết khá thú vị về “danh xưng” này.

Theo đó, cách giải thích khác dựa trên kết cấu quần thể chùa tháp Yên Tử. Tính từ giữa lên đỉnh núi lần lượt là 3 ngôi chùa Hoa Yên, Giải Oan và chùa Đồng. Trước kia, đây được xem là cấu trúc tam tầng thế giới. Vị trí trên cùng đỉnh Yên Tử được xem là nơi tụ hội giữa vũ trụ và nhân gian.

Tất nhiên đây cũng chỉ là giả thuyết. Tài liệu về chùa quá thiếu thốn cho việc chứng thực. Tuy nhiên, kiến trúc độc nhất của ngôi chùa này không phải bàn cãi.

Bậc đá dẫn lên chúa Đồng

Quy mô chùa Đồng Yên Tử

Tổng quan kiến trúc

Để tạo nên chùa mới, các nghệ nhân đúc đồng Ý Yên [Nam Định] đã được mời tham gia. Các chi tiết chùa được đúc chi tiết sau mới vận chuyển lên đỉnh Yên Tử lắp đặt. Theo đó, chùa Đồng hiện nay gồm 1 gian, 2 chái, 4 hàng cột.

Chùa Đồng có trọng lượng tới 70 tấn, diện tích 20m2, cao 3.35m, dài 4.6m, rộng 3.6m. Trong đó, 1 cột nặng 1 tấn, mỗi viên ngói 4kg. Chùa mang hơi thở kiến trúc Phật giáo Việt, khá giống với khu vực Thượng điện chùa Dâu.

Phần mái sử dụng hoa văn đầu đầu và họa tiết thời Trần. Bốn đầu mái được uốn cong vút như hoa sen bung nở. Đặc biệt, các đầu xà ngang, xà dọc đều đúc đầu rồng quyền uy. Vì lẽ đó, có thể coi đây là sự kết hợp đầy tinh tế giữa nét đẹp khỏe khoắn và sự thơ mộng.

Nói về chùa Đồng, nhà nghiên cứu Phật giáo Nguyễn Duy Hinh cho hay :”Trên thế giới tôi chưa thấy có ngôi chùa nào toàn bằng đồng…”

“…Trên núi Vũ Đang, hoặc ở Vân Nam [Trung Quốc] cũng có các kim điện đúc toàn bằng đồng, nhưng, đó là những điện thờ thần của Đạo Giáo, chứ không phải chùa của Phật giáo”. 

Hệ thống tượng Phật

Chùa sở hữu hệ thống tượng Phật gồm 1 tượng Phật Thích ca, 3 tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Các pho tượng có chiều cao dao động từ 0.45-0.87m với 3 tượng Tổ chế tác lớn hơn. Toàn bộ tượng đều ngự trên đài sen trang trí hoa văn.

Mỗi bức tượng lại được tạo tác trong tư thế khác nhau. Tượng Thích Ca khoác áo cà sa, tọa thiên ở thế liên hoa tọa. Tượng Đệ Nhất Tổ, Trần Nhân Tông úp 2 tay lên đùi trong thế cát tường tọa. Tượng Đệ Nhị Tổ, Pháp Loa và Đệ Tam Tổ, Huyền Quang ngồi thế tay định ấn, lòng bàn chân quay vào trong.

Thêm vào đó, chuông và khánh được đặt ở cạnh chùa có nặng hơn 250kg. Nhà tăng được xây sau chùa trước để phụng sự Đức Phật sau để chăm nom chùa.

Từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ có được cái nhìn bao quát toàn bộ trời, đất, sông, núi. Tất cả hiện lên như dải lụa xanh nên thơ mà hùng vĩ.

Lễ hội chùa Đồng

Hội chùa Đồng song hành với hội Yên Tử được tổ chức mùng 10/1 Âm lịch trong 3 ngày. Mặt khác, những ngày trọng đại khác trong năm như Vu Lan, Phật đản, nhiều người cũng hành hương tới đây để tỏ lòng kính trọng.

Theo dân gian, chùa Đồng là nơi tập trung “sinh lực vũ trụ”. Tín đồ, phật tử tới đây cầu rất nhiều mặt với niềm tin linh nghiệm lớn.

Gợi ý xem thêm:

Chùa Yên Tử ở đâu, thờ ai? Lịch sử chùa Yên Tử như thế nào? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Giới thiệu về chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử ở đâu?

Chùa Yên Tử là một ngôi chùa nổi tiếng được rất nhiều người biết đến và yêu thích bậc nhất ở Việt Nam. Ngôi chùa này nằm ở thôn Nam Mẫu - xã Thượng Yên Công - thành phố Uông Bí - Quảng Ninh. Chùa Yên Tử được Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn làm nơi tu hành sau khi truyền ngôi và thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử [một dòng Phật giáo đặc trưng ở Việt Nam].

Chùa Yên Tử thờ ai? Các địa điểm tham quan ở Yên Tử

  • Đền Trình [chùa Bí Thượng]: Chùa Trình trước khi hành hương lên khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
  • Chùa Suối Tắm: Đây là nơi gắn liền với truyền thuyết vua Trần Nhân Tông đã dừng chân, nghỉ ngơi. Suối tại chùa có tên là Suối Tắm.
  • Chùa Cầm Thực: Chùa được xây dựng vào thời Trần, bị phá hủy trong chiến tranh. Hiện nay đã được sửa chữa lại.
  • Chùa Giải Oan: Xưa đó, khi vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi đi tu, các cung tần mỹ nữ của ngài mong muốn ngài quay lại triều đình. Nhà vua tỏ rõ quyết định ở lại Yên Tử, khuyên họ trở về làm lại cuộc đời. Và để tỏ lòng trung thành, một số người đã đắm mình dưới suối tự vẫn. Sau đó, vì thương tiếc nên nhà vua đã lập đàn để cúng giải oan cho các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng về sau được gọi là chùa Giải Oan nằm ngay bên dòng suối Giải Oan.
  • Chùa Hoa Yên: Đây là ngôi chùa lớn nhất Yên Tử - nơi Phật Hoàng và các vị tổ sư Trúc Lâm Yên Tử giảng đạo.
  • Cụm Tháp Hòn Ngọc: Đây là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối thời Lê cho đến đầu thời Nguyễn gồm có: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử.
  • Khu Tháp Tổ: Đây là nơi cất giữ một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng xá lị của các vị tu hành khác trên núi Yên Tử.
  • Chùa Một Mái: Đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông thường đọc sách, soạn kinh. Chùa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Phật tổ và thờ Mẫu.
  • Am Ngự Dượng, Am Thung: Đây là nơi Phật Hoàng điều chế thuốc, không chỉ chữa bệnh cho các nhà sư trên núi Yên Tử mà còn phân phát thuốc cho người dân lúc dịch bệnh.
  • Chùa Bảo Sai: Chùa được đặt tên theo đệ tử thân tín của Phật Hoàng. Đây là nơi tu hành của đệ tử này, được ngài giao cho việc biên tập và ấn tống tất cả kinh văn của Trúc Lâm Yên Tử [việc quan trọng thời xưa].
  • Chùa Vân Tiêu: Đây là nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.
  • Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Tượng mới được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15m, nặng 138 tấn trong những năm gần đây.
  • Tượng An Kì Sinh: Theo truyền thuyết thì đây là tượng của một vị tu sĩ hóa đá.
  • Chùa Đồng: Đây là điểm đến cao nhất ở Yên Tử. Khi Phật Hoàng còn tại thế thì đây là nơi mà ngài ngồi tọa thiền với một bên là vách đá dựng đứng. Về sau, chùa được vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, chùa được tạc bằng đồng. Năm 2007, chùa đã được trùng tu cho đến ngày nay, chùa Đồng hiện thờ Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam tổ Trúc Lâm.

Tìm hiểu lịch sử chùa Yên Tử

Theo đó, sau khi truyền ngôi lại cho con trai, Phật Hoàng Nhân Tông đã chọn Yên Tử là nơi để tu hành, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe. Sau thời gian tu hành ở đây, người đã sáng tạo và xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Ngoài Phật Hoàng Nhân Tông còn có thêm hai môn đệ là thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang cũng đóng góp vào việc sáng lập ra thiền phái này.

Hình ảnh chùa Yên Tử đẹp nhất

Đền Trình [chùa Bí Thượng]

Chùa Suối Tắm

Chùa Cầm Thực

Chùa Giải Oan

Chùa Hoa Yên

Cụm Tháp Hòn Ngọc

Khu Tháp Tổ

Chùa Một Mái

Am Ngự Dượng, Am Thung

Chùa Bảo Sai

Chùa Vân Tiêu

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tượng An Kì Sinh

Chùa Đồng

Trên đây là một số thông tin về chùa Yên Tử mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

Sản phẩm liên quan

  • Dịch vụ uy tín
  • Đổi trả trong 7 ngày
  • Giao hàng toàn quốc

Video liên quan

Chủ Đề