Chú ý chủ định là gì

So sánh chú ý không chủ định và chú ý có chủ định. Bài tập cá nhân Tâm lý học đại cương 8 điểm.

MỞ ĐẦU

Trong các hiện tượng tâm lí, chú ý là một hiện tượng tâm lý độc đáo, nó không phải là một quá trình tâm lý độc lập, cũng không phải là một thuộc tính cá nhân. Chú ý là một hiện tượng tâm lý luôn xuất hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Vì thế, chú ý là một biểu hiện đặc trưng của trạng thái tâm lý.

NỘI DUNG

I. Một số khái niệm về chú ý, chú ý không chủ định, chú ý có chủ định.

1. Chú ý

1.1. Định nghĩa

Chú ý là một hiện tượng tâm lí; là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất. [Ví dụ: chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, chú ý điều khiển phương tiện tham gia giao thông đúng quy định].

Chú ý luôn tồn tại có tình đối tượng và đối tượng của chú ý ở đây có thể là sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan mà con người hướng sự nhận thức và hoạt động đến; đối tượng của chú ý cũng có thể chính là hoạt động tâm lí của mỗi cá nhân như: ý nghĩ, cảm xúc, sự tự phân tích đánh giá hoạt động và các hành vi, thao tác

1.2. Vai trò của chủ ý

Xem thêm: Quản trị nghiên cứu phát triển là gì? Đặc điểm và vai trò

Chú ý giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Chú ý là điều kiện để hoạt động nhận thức diễn ra dưới các cấp độ khác nhau. Chú ý giúp ta tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức.

Sự chú ý đến các thuộc tính căn bản của sự vật, hiện tượng giúp ta cân nhắc đến các thuộc tính ấy một cách tốt nhất.

Đặc biệt trong hoạt động tư pháp, chú ý có vai trò quan trọng, như: Chú ý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc mà người cán bộ tư pháp tiến hành, giúp người cán bộ tư pháp tập trung nhận thức lên các tình tiết, thông tin cần thiết, qua đó có được cái nhìn tổng thể, khách quan, đúng đắn về vấn đề cần giải quyết. Trong hoạt động tố tụng, khi người cán bộ tư pháp biết định hướng sự chú ý của các chủ thể một cách phù hợp sẽ giúp cho việc đánh giá đúng đắn lời khai của họ, đảm bảo được tính chính xác trong các phán quyết.

1.3. Các thuộc tính của chú ý

Chú ý được đặc trưng bởi các thuộc tính sau:

Khối lượng chú ý

Phân phối chú ý

Xem thêm: Phương trình Hamada là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và ví dụ

Tập trung chú ý

Sự bền vững của chú ý

Sự di chuyển của chú ý

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Video liên quan

Chủ Đề