Chống kết tập tiểu cầu kép là gì

Thuốc chống kết tập tiểu cầu hay thuốc kháng tiểu cầu được sử dụng để ức chế sự hình thành cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ [1]. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết về cách sử dụng cũng như tác dụng phụ của nhóm thuốc này?

Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì? Cách dùng và tác dụng phụ ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Thuốc chống kết tập tiểu cầu là gì?

Thuốc kháng tiểu cầu có tác dụng ngăn chặn các tiểu cầu trong máu kết dính với nhau và hình thành cục máu đông. Cục máu đông là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, thuốc có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến các tình trạng này. Đồng thời, thuốc cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông xung quanh stent, van tim nhân tạo và các thiết bị khác được đặt trong tim hoặc mạch máu [1, 2].

Thuốc kháng tiểu cầu thường được chỉ định trong trường hợp có tiền sử [2]:

  • Bệnh động mạch vành
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đau thắt ngực
  • Đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Bệnh mạch máu ngoại vi
  • Trong và sau khi tiến hành nong mạch và đặt stent
  • Sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
  • Rung nhĩ hoặc vấn đề van tim.

Phân loại

Nhóm thuốc này thường được chia thành 2 loại là dạng uống và dạng tiêm [3].

Các thuốc kháng kết tập tiểu cầu dạng uống bao gồm aspirin, clopidogrel, ticagrelor, prasugrel … Các thuốc dạng tiêm như tirofiban và eptifibatide chỉ được dùng trong giai đoạn cấp tính của hội chứng mạch vành cấp [3].

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc chống kết tập tiểu cầu

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm [2, 4, 5]:

  • Dễ bầm tím
  • Chảy máu lâu hơn nếu có vết thương hở
  • Chảy máu cam
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Bụng khó chịu, buồn nôn
  • Tiêu chảy

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ [2, 4]:

  • Máu trong nước tiểu
  • Phân sẫm màu hoặc có máu
  • Ho hoặc nôn ra máu
  • Chảy máu hoặc có vết bầm tím lớn bất thường
  • Ù tai
  • Đau ngực, đau đầu dữ dội
  • Khó thở đột ngột
  • Yếu, tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân
  • Khó nuốt, nói chậm, khó nói hoặc mất giọng
  • Phản ứng dị ứng như sưng mặt, miệng, cổ họng…
  • Phát ban hoặc ngứa
  • Sốt, ớn lạnh, đau họng
  • Nhịp tim nhanh
  • Vàng da hoặc mắt
  • Đau khớp
  • Lú lẫn hoặc ảo giác

Thận trọng/Cảnh báo

Khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, bạn nên lưu ý những gì?

Hầu hết các thuốc thuộc nhóm này đều ở dạng viên nén uống hàng ngày, nhưng một số loại sẽ được tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân ở bệnh viện [3]. Đối với thuốc dạng uống, bạn phải uống thuốc đều đặn theo chỉ định và không được bỏ liều.

Trước khi dùng thuốc, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh của mình cũng như các loại thuốc đang sử dụng để được chỉ định dùng thuốc phù hợp [2].

Thuốc có thể làm giảm khả năng đông máu, sử dụng thuốc trước khi tiến hành phẫu thuật dễ dẫn đến chảy máu quá mức. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc 5 – 7 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật nha khoa [2].

Để hiểu hơn về những lưu ý khi dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, mời bạn cùng theo dõi những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong video dưới đây nhé.

Tương tác thuốc

Thuốc kháng tiểu cầu có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc chống kết tập tiểu cầu có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất bạn nên viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Trong khi dùng thuốc kháng tiểu cầu, bạn nên tránh hút thuốc và uống rượu bia [2]. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc kháng tiểu cầu?

Dưới đây là một số tình trạng sức khỏe cần xem xét trước khi bắt đầu dùng thuốc [2]:

  • Dị ứng với thuốc kháng tiểu cầu, ibuprofen hoặc naproxen
  • Chuẩn bị có thai, đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bệnh máu khó đông
  • Bệnh Hodgkin
  • Loét dạ dày hoặc các vấn đề dạ dày khác
  • Bệnh thận hoặc gan
  • Bệnh động mạch vành hoặc suy tim sung huyết
  • Cao huyết áp
  • Hen suyễn
  • Gout
  • Thiếu máu
  • Polyp mũi

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về tác dụng và những lưu ý trong cách dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

a. Liệu pháp kháng tiểu cầu ban đầu đường uống hoặc tĩnh mạch ở những bệnh nhân chẩn đoán xác định hoặc nhiều khả năng là hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên được điều trị bằng can thiệp ban đầu hoặc theo chiến lược điều trị định hướng theo thiếu máu cơ tim

Xem bảng 6 về phần tổng hợp các khuyến cáo trong phần này.

Loại I

1. Liều nạp: nên dùng Aspirin dạng nhai, có vỏ bọc và không tan trong ruột [162 đến 325 mg] cho tất cả các BN bị HCMVC không ST chênh lên khi không có chống chỉ định càng sớm càng tốt kể từ khi BN nhập viện, duy trì Aspirin một cách vô thời hạn [liều 75 mg/ngày đến 100 mg/ngày, tốt nhất là mg/ngày] [Mức độ bằng chứng A].

2. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên không thể dùng Aspirin được vì quá mẫn hoặc đường tiêu hóa của BN không thể dung nạp được thì nên dùng một liều nạp Clopidogrel sau đó dùng liều duy trì hàng ngày kéo dài. [Mức độ bằng chứng B].

3. Cần phải dùng thêm một thuốc ức chế thụ thể P2Y12 của tiểu cầu [Clopidogrel hoặc Ticagrelor] cùng với Aspirin cho đến 12 tháng đối với tất cả những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên không có chống chỉ định đang được điều trị bằng chiến lược can thiệp sớm hoặc chiến lược bảo tồn định hướng theo thiếu máu cơ tim. Các lựa chọn bao gồm:

  • Clopidogrel: liều nạp 300 mg hoặc 600 mg, sau đó 75 mg hàng ngày [Mức độ bằng chứng B].
  • Ticagrelor: liều nạp 180 mg, sau đó 90 mg hai lần mỗi ngày [Mức độ bằng chứng B].

Loại IIa

1. Ưu tiên sử dụng Ticagrelor so với Clopidogrel khi điều trị kết hợp với thuốc ức chế P2Y12 ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được điều trị theo chiến lược can thiệp sớm hoặc chiến lược bảo tồn định hướng theo thiếu máu cơ tim. [Mức độ bằng chứng B].

Loại IIb

1. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên được điều trị theo chiến lược can thiệp sớm và liệu pháp kháng tiểu cầu kép [DAPT] có các yếu tố nguy cơ trung bình/cao [ví dụ Troponin dương tính], nên xem xét sử dụng thêm thuốc ức chế Glycoprotein [GP] IIa/IIIb như một phần của liệu pháp kháng tiểu cầu khởi đầu. Các thuốc được ưa dùng là Epifibatide hoặc Tirofiban [Mức độ bằng chứng B].

*Liều Aspirin duy trì được khuyến cáo khi dùng cùng với Ticagrelor là 81 mg hàng ngày.

aPTT: thời gian hoạt hóa Thromboplastin từng phần; GP: Glycoprotein; IV: đường tĩnh mạch. TDD: tiêm dưới da; UFH: Heparin không phân đoạn.

b. Liệu pháp chống đông đường tiêm truyền khởi đầu ở những bệnh nhân được chẩn đoán xác định hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên

Xem bảng 6 về phần tổng hợp các khuyến cáo trong phần này.

Loại I

1. Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên, thuốc chống đông, cùng với liệu pháp kháng tiểu cầu kép được khuyến cáo sử dụng ở tất cả các BN bất kể chiến lược điều trị là gì. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Enoxaparin: 1 mg/kg đường dưới da mỗi 12 giờ [giảm liều xuống còn 1 mg/kg tiêm dưới da mỗi ngày một lần ở những BN có độ thanh thải Creatinine < 30 mL/phút], tiếp tục sử dụng trong thời gian nằm viện hoặc cho đến khi BN được can thiệp mạch vành qua da [PCI]. Liều nạp khởi đầu đường tĩnh mạch 30 mg đã được sử dụng ở một số BN chọn lọc. [Mức độ bằng chứng A].

Bivalirudin: liều nạp 0,1 mg/kg, sau đó là 0,25 mg/kg một giờ [chỉ ở những BN được xử trí với chiến lược can thiệp sớm], tiếp tục cho đến khi BN được chụp mạch vành chẩn đoán hoặc được làm PCI, chỉ dùng thuốc ức chế GP IIb/IIIa một cách tạm thời ở những BN được điều trị DAPT. [Mức độ bằng chứng B].

Fondaparinux: 2,5 mg tiêm dưới da hàng ngày, tiếp tục sử dụng trong thời gian nằm viện hoặc cho đến khi BN được làm PCI. [Mức độ bằng chứng B].

Nếu can thiệp ĐMV qua da [PCI] được tiến hành khi BN vẫn đang sử dụng Fondaparinux, cần sử dụng thêm thuốc chống đông có hoạt tính kháng yếu tố IIa [hoặc là UFH hoặc Bivalirudin] để ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết khối ở Catheter. [Mức độ bằng chứng B].

Heparin không phân đoạn [UFH] đường tĩnh mạch: liều khởi đầu tiêm thẳng tĩnh mạch là 60 IU/kg [tối đa 4.000 IU] sau đó truyền tĩnh mạch với liều truyền đầu tiên là 12 IU/kg mỗi giờ [tối đa 1.000 IU/giờ] chỉnh liều theo thời gian hoạt hóa Thromboplastin từng phần để duy trì tác dụng chống đông tùy theo phác đồ của mỗi bệnh viện, tiếp tục sử dụng trong vòng 48 giờ hoặc cho tới khi PCI được tiến hành [Mức độ bằng chứng B].

Loại III: Có hại

Ở những bệnh nhân HCMVC không ST chênh lên [ví dụ không có ST chênh lên, nhồi máu cơ tim vùng sau thực sự, hoặc block nhánh trái không biết có phải cũ hay không], KHÔNG sử dụng liệu pháp điều trị thuốc tiêu Fibrin đường tĩnh mạch vì có thể gây hại. [Mức độ bằng chứng A].

Video liên quan

Chủ Đề