chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước việt nam trong giai đoạn 2010 - 2020

Duy trì chính sách lãi suất phù hợp

ĐẶNG HÀ MY        Thứ Ba, 23-06-2020, 14:25                    + | Print

Doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Ảnh: NG.ANH

Trong sáu tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Việt Nam đã chỉ đạo và bám sát quá trình thực hiện của các tổ chức tín dụng [TCTD] trong việc cắt giảm chi phí để giảm lãi suất cho doanh nghiệp [DN]. Thực tế là có DN cùng quy mô, thực trạng nhưng mức lãi suất vay được hưởng là khác nhau giữa các NH, bởi vì mỗi NH xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Song nhìn chung, mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay ở mức không cao, thậm chí còn thấp so một số nước.

Dịch Covid-19 khiến nhiều DN gặp khó trong sản xuất, kinh doanh, nên nhu cầu vốn không có. Điều này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng [TTTD] của ngành NH. Cụ thể, thống kê báo cáo tài chính quý I-2020 của các NH cho thấy, một số NH tăng trưởng tín dụng âm [-] như Eximbank [-3,8%], Saigonbank [-2,3%], VietinBank [-1,25%], BIDV [-1%] Và đến thời điểm hiện nay khi dịch bệnh đã được kiểm soát, TTTD vẫn thấp hơn rất nhiều so mức tăng của cùng kỳ năm trước. Đến ngày 29-5-2020, tổng TTTD toàn nền kinh tế mới đạt 1,96%.

Trong khi đó, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI], trong tình hình hiện nay, các DN mong muốn được vay vốn ngắn hạn với lãi suất từ 4 - 5%/năm nhưng không được. Hiện nhiều DN vẫn phải vay vốn ngắn hạn ở mức từ 7% - 7,5%/năm.

Thực tế, kể từ khi nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, ngành NH liên tục tung ra các chương trình hỗ trợ khách hàng như: giảm lãi vay, cơ cấu nợ, gia hạn nợ Tuy nhiên, Vụ trưởng Tín dụng, NHNN Nguyễn Quốc Hùng cho biết, TTTD của các NH tính hết tuần đầu tiên của tháng 6 giảm còn 1,93%, trong khi cuối tháng 5 tăng lên được 1,96%. Các khách hàng hiện nay không có nhu cầu vay do sợ dịch Covid-19 đang trở lại bùng phát ở các nước. Tâm lý khách hàng không đầu tư, sản xuất trong giai đoạn này nên NH dù có muốn đẩy TTTD lên cũng rất khó. Ngược lại, huy động vẫn tăng trưởng cao hơn. Cũng theo số liệu của NHNN, tính từ đầu năm đến ngày 20-5, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của các NH ước đạt khoảng 162.700 tỷ đồng, bình quân đạt hơn 1.160 tỷ đồng/ngày. Trong khi cho vay, chỉ đạt khoảng 108.200 tỷ đồng, tương đương 773 tỷ  đồng mỗi ngày. Tại nhiều địa phương, có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay. Dư thừa vốn khiến lãi suất huy động [LSHĐ] trên thị trường liên NH và các tổ chức DN và nhân dân gần đây giảm. Khảo sát biểu LSHĐ trên thị trường dân cư của một loạt các NH cho thấy, vào đầu tháng 6-2020 đã giảm từ 0,05 - 0,5 điểm %. Trong đó, nhóm bốn NH lớn là Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank đã hạ lãi suất cho vay từ 0,1 - 0,45 điểm %/năm.

Phía NH thì mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, ngược lại DN cũng đang rất cần vốn để khởi động sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19, nhưng lãi suất như hiện nay và trong bối cảnh nguy cơ về dịch Covid-19 còn tiềm ẩn nên chẳng ai muốn vay vốn. Các NH lớn như Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank luôn có lãi suất cho vay thấp nhất trên thị trường nhưng việc tiếp cận nguồn vốn rẻ không hề dễ dàng. NH yêu cầu DN phải có lịch sử tín dụng tốt, có dự án tốt, có tài sản bảo đảm, là khách hàng lâu năm. Điều này là vô cùng khó khăn đối với DN, bởi họ vừa gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và chưa thể hoạt động bình thường trở lại.

Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, tốc độ TTTD của NH đứng yên gần đây do OCB đã đụng hạn mức tín dụng mà NHNN cấp 10,5%, hiện OCB đang xin thêm hạn mức cho vay. Từ đầu năm đến nay, OCB đã cho vay ra khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng, tín dụng tăng là do một số khách hàng đang làm nhà máy điện đã ký hợp đồng trước đó nên đến thời điểm giải ngân. Tuy nhiên, so TTTD những năm trước thì năm nay có thấp hơn, trong khi đó tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng dẫn đến lượng vốn OCB dư nhất định.

Về điều hành lãi suất, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã chỉ đạo và bám sát quá trình thực hiện của các TCTD trong việc cắt giảm chi phí để giảm lãi suất cho DN. Thực tế là có DN cùng quy mô, thực trạng nhưng mức lãi suất vay được hưởng là khác nhau giữa các NH, bởi vì mỗi NH xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sức khỏe tài chính của từng NH. Song nhìn chung, mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay ở mức không cao, thậm chí còn thấp so một số nước. Dựa trên diễn biến lạm phát từ đầu năm đến nay, dự báo của các cơ quan và tổ chức trong nước ở mức khoảng 3,5%, NHNN sẽ điều hành chính sách lãi suất phù hợp trong những tháng còn lại của năm theo diễn biến lạm phát.

Đánh giá về điều hành chính sách tiền tệ [CSTT] của NHNN trong gần sáu tháng qua, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, nhìn lại gần sáu tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù tăng trưởng thấp, nhưng lạm phát thấp so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, NHNN đã sớm đưa ra chính sách hỗ trợ DN và các NHTM ngay trong giai đoạn đầu của khủng hoảng Covid-19; Ban hành Thông tư 01 cho phép các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho các DN gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Số DN được hưởng chính sách tái cấu trúc nợ là khá lớn, quy mô có thể lên xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng; tiếp tục duy trì một CSTT nới lỏng có kiểm soát nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định giá cả và duy trì dự trữ ngoại tệ không bị suy giảm mạnh; trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, NHNN đã kịp thời nới lỏng các quy định về TTTD và tập trung nhiều vào giám sát, kiểm soát thanh khoản của các NHTM... Điều đó bù đắp phần nào các rủi ro tài chính đối với các NH trong điều kiện hỗ trợ DN như là giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ Đây có thể coi là thành công nổi trội của hệ thống NH, CSTT qua sáu tháng đầu năm.

Chủ Đề