Chiều dài cơ sở của xe oto là gì

Khi chọn mua ô tô thì nhiều khách hàng rất quan tâm đến chiều dài cơ sở của xe.

Vậy chiều dài cơ sở chiều dài cơ sở xe ô tô là gì và nó thể hiện ý nghĩa gì ?

Bài viết dưới đây có đầy đủ những thông tin mà bạn cần.

Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Chiều dài cơ sở của xe ô tô là khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước đến tâm bánh xe trục sau.

Các hãng xe có chiều dài cơ sở khác nhau phụ thuộc vào thiết kế của từng hãng, mục đích sử dụng, đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.

Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì

Ý nghĩa của chiều dài cơ sở xe ô tô

Chiều dài cơ sở xe ô tô có ý nghĩa tương đối quan trọng đối với khả năng vận hành, kiểu dáng xe và độ rộng rãi của không gian hành khách. Cụ thể, chiều dài cơ sở mang ý nghĩa như sau:

Đối với không gian khoang hành khách: chiều dài cơ sở của xe càng lớn thì khung gầm xe càng dài, khoang hành khách sẽ càng rộng rãi.

Do vậy khi chọn mua xe ô tô, nếu so sánh những  mẫu xe trong cùng phân khúc, cùng tầm tiền, nếu bạn muốn có được sự thoải mái cao hơn về độ rộng rãi bên trong khoang nội thất thì nên ưu tiên chọn các mẫu có chiều dài cơ sở lớn hơn.

Không gian khoang hành khách

Đối với khả năng vận hành: Chiều dài cơ sở còn có ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện vận hành của xe, cụ thể là độ lớn bán kính vòng quay và độ ổn định động học của xe.

Tùy thuộc vào phân hạng xe [dáng xe], điều kiện địa hình, vận tốc… mà chiều dài cơ sở và các kích thước liên quan sẽ được các nhà sản xuất tính toán và thiết kế, sản xuất phù hợp nhất.

Điều kiện địa hình: Đối với những chiếc xe được sản xuất để di chuyển trên những địa hình phức tạp, gồ ghề… thì phải có chiều dài cơ sở ngắn. Chiều dài cơ sở càng ngắn thì khoảng cách tới vị trí trọng tâm xe càng giảm, giúp cho chiếc xe có độ linh hoạt cao hơn .

Khi được kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao thì chiều dài cơ sở ngắn sẽ khiến cho các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc tăng lên đáng, chiếc xe sẽ không “ngán ngại” bất kỳ loại địa hình khó nào.

Vì vậy những chiếc SUV thường được thiết kế chiều dài cơ sở ngắn.

Điều kiện khi vận hành

Tốc độ: Khi một chiếc xe thường xuyên vận hành với tốc độ cao và h hay phải vào cua gắt thì lại cần tăng chiều dài cơ sở. Như vậy cũng cần đồng thời hạ thấp khoảng sáng gầm để kéo dài khoảng cách giữa các trục bánh xe tới trọng tâm xe.

Như vậy khi xe tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột bức tốc/hãm tốc vững vàng, mượt mà hơn khi momen chống lật đã được tăng đáng kể.

Không chỉ vậy, thân xe cũng sẽ ổn định hơn do có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học tốt hơn giúp tăng khả năng bám đường.

Đó là những lý do mà các mẫu xe đua luôn có gầm xe và trọng tâm thấp hơn các mẫu xe thông thường .

Dáng xe: Chiều dài cơ sở cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dáng của chiếc xe. Những mẫu xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì không gian nội thất sẽ rộng hơn.

Nhưng điều đó sẽ phải đánh đổi bằng sự cân đối trong thiết kế tổng thể ngoại thất, khả năng vận hành ổn định cũng sẽ kém đi.

Các mẫu xe cỡ nhỏ  chuyên dùng để sử dụng trong đô thị sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau, còn những mẫu sedan dáng vẻ cân xứng và “thon thả” hơn khi kích thước tổng thể lớn hơn.

Sự khác biệt giữa chiều dài cơ sở của xe

Ví dụ : Mẫu xe Kia Morning là loại xe cỡ nhỏ có tỷ lệ chiều dài cơ sở trên chiều dài tổng thể là 2385/3595 mm, đạt tỷ lệ 66,34%. Còn tỉ lệ này trên Toyota Camry là 2775/4850 mm, đạt 57,22%.

Cách tính chiều dài cơ sở xe ô tô

Chiều dài cơ sở được tính bằng khoảng cách giữa trục trước tới trục sau, hay còn gọi là tâm bánh trước tới tâm bánh sau cùng hàng.

Cách tính chiều dài cơ sở xe ô tô

Chiều dài cơ sở thể hiện là đoạn A trong ảnh trên. Trong đó D là chiều dài tổng thể tính bằng D = A + B + C.

Các mẫu xe thuộc phân khúc hatchback và Sedan có kích thước tổng thể dài x rộng x cao, cũng như chiều dài cơ sở tương ứng như sau:

Chiều dài cơ sở của xe

>> Bạn có thể trang bị thêm cho chiếc xe của mình những chiếc thảm lót sàn ô tô 6D để chiếc xe của mình trở nên sang trọng và hiện đại hơn.

Phân khúc xe Hatchback 

  • Xe hạng A: Từ 3300 x 1450 x 1400 tới 3700 x 1500 x 1450
  • Xe hạng B: Từ 3700 x 1550 x 1450 tới 3900 x 1550 x 1600
  • Xe hạng C: Từ 3900 x 1700 x 1550 tới 4100 x 1700 x 1600
  • Xe hạng D: Từ 3100 x 1700 x 1600 tới 4300 x 1750 x 1700

Phân khúc xe Sedan

  • Xe hạng A: Từ 3900 x 1650 x 1550 tới 4100 x 1670 x 1550
  • Xe hạng B: Từ 4100 x 1650 x 1550 tới 4300 x 1700 x 1660
  • Xe hạng C: Từ 4300 x 1750 x 1550 tới 4550 x 1700 x 1650
  • Xe hạng D: Từ 4600 x 1700 x 1650 tới 5000 x 1700 x 1900

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chiều dài cơ sở xe ô tô bao gồm cách tính và ý nghĩa mà DPRO cung cấp đế bạn đọc.

Hy vọng rằng các bạn hiểu được ý nghĩa và có thêm kiến thức để lựa chọn được chiếc xe ưng ý nhất.

Chiều dài cơ sở là thông số quan trọng không chỉ thể hiện kiểu dáng, phân hạng của từng dòng xe mà còn giúp cho người dùng đánh giá được khả năng vận hành, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng của xe.

Khi lựa chọn mua xe ô tô hiện nay, rất nhiều khách hàng quan tâm đến mức chiều dài cơ sở của xe. Đây chính là thông số quan trọng không chỉ thể hiện kiểu dáng, phân hạng của từng dòng xe mà còn giúp cho người dùng đánh giá được khả năng vận hành, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng của xe. 

Vậy chiều dài cơ sở là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào với quá trình vận hành của ô tô. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!

Chiều dài cơ sở là gì? 

Mặc dù là một thông số hết sức quan trọng và phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được chiều dài cơ sở, cụ thể đơn giản, đây là khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước đến tâm bánh xe trục sau. 

Tìm hiểu khái niệm chiều dài cơ sở là gì?

Tùy vào từng phân hạng xe mà kích thước chiều dài cơ sở giữa các dòng xe cũng có sự khác nhau, cụ thể kích thước này phụ thuộc khá nhiều vào từng hãng xe, mục đích sử dụng của xe hay từng đối tượng khách hàng mà nhà sản xuất xe muốn hướng tới. 

Ý nghĩa của chiều dài cơ sở trên xe ô tô 

Khi lựa chọn mua xe ô tô, rất nhiều người quan tâm đến kích thước chiều dài cơ sở của xe bởi lẽ nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đến rất nhiều yếu tố bên trong như: Khả năng vận hành, dáng xe, độ rộng rãi bên trong khoang cabin của xe. 

Đối với khoang cabin hành khách bên trong, khi chiều dài cơ sở có kích thước lớn đồng nghĩa với việc khoang cabin bên trong càng rộng rãi và thoải mái. Chính vì vậy khi chọn mua xe ô tô, nếu cùng một phân khúc và cùng giá tiền thì những dòng xe có mức chiều dài cơ sở lớn luôn là sự ưu tiên của người dùng. 

Đối với khả năng vận hành. Ngoài việc ảnh hưởng đến khoang cabin bên trong của dòng xe thì mức chiều dài cơ sở còn ảnh hưởng trực tiếp đến bán kính vòng quay của xe và giúp cho chiếc xe có được sự ổn định tối ưu trong quá trình vận hành. Thực tế, tùy vào từng phân hạng xe và trên các dạng địa hình khác nhau, mức chiều dài cơ sở sẽ được những hãng sản xuất tính toán sao cho phù hợp nhất với từng mẫu xe. Cụ thể : 

Chiều dài cơ sở còn ảnh hưởng đến bán kính vòng quay, độ ổn định khi xe di chuyển

- Điều kiện địa hình : Có rất nhiều dòng xe được sản xuất nhằm mục đích hướng tới trải nghiệm các địa hình phức tạp, gồ ghề… Những dòng xe này đòi hỏi phải có mức chiều dài cơ sở để có thể giảm khoảng cách giữa các trục tới vị trí của trọng tâm xe, điều này giúp cho chiếc xe có được một độ linh hoạt cao hơn.

Việc thiết kế mức chiều dài cơ sở cao đi kèm với khoảng sáng gầm xe cao sẽ giúp cho các dòng xe có được khả năng vượt tốc tối ưu nhất. Mức chiều dài cơ sở lý tưởng giúp cho xe có thể băng qua nhiều dạng địa hình khác nhau – đây cũng chính là một thiết kế khá quen thuộc trên những dòng xe SUV hiện nay. 

Chiều dài cơ sở càng lớn tỷ lệ thuận với khung gầm xe càng dài, khoang cabin càng rộng

- Tốc độ vận hành : Khi những nhà sản xuất hướng những dòng sản phẩm của mình đến mục đích chinh phục các địa hình, khả năng vào cua gắt hay tốc độ tối ưu thì điều kiện tiên quyết đó chính là tăng mức chiều dài cơ sở, hạ khoảng sáng gầm xe – điều này giúp kéo dài khoảng cách giữa các trục bánh xe tới trọng tâm xe.

Với kiểu thiết kế như vậy thì khi xe tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột thì mô men chống lật sẽ tăng lên ở mức đáng kể nhất , chính bởi vậy khi xe giảm tốc hoặc tăng tốc đột ngột sẽ có sự mượt mà và vững hàng hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, thân xe có phần ổn định hơn rất nhiều khi có mức trọng tâm thấp, hệ số khí động học tối ưu giúp cho xe có khả năng bám đường được tốt nhất. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng trên các dòng xe đua hiện nay luôn được thiết kế gầm xe và trọng tâm thấp hơn so với những mẫu xe thông thường nhằm đảm bảo mức cản gió thấp để có được vận tốc tối ưu nhất. 

- Dáng xe : Những dòng xe có mức chiều dài cơ sở cao đồng nghĩa với việc thiết kế khoang hành khách bên trong xe được rộng rãi và tối ưu hơn, tuy nhiên bù lại thì sự cân đối về thiết kế ngoại thất hay khả năng vận hành của xe cũng kém đi khá nhiều.

Hầu hết những dòng xe cỡ nhỏ vận hành trong đô thị sẽ có hai trục kéo dài, áp suất tối đa ở phần cản sau. Đối với những dòng xe sedan khi có mức chiều dài cơ sở thoải mái hơn thì kích thước tổng thể tối ưu mang lại một dáng xe có phần cân đối và hài hòa hơn rất nhiều. 

Có thể thấy mức chiều dài cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng  trong thiết kế, vận hành của mỗi dòng xe, chính bởi vậy mà khi mua xe, yếu tố này rất được những người dùng quan tâm tìm hiểu. 

Mục đích, điều kiện vận hành 

Với những dòng xe được thiết kế hướng đến chinh phục những địa hình phức tạp thì đương nhiên những dòng xe này sẽ phải có mức chiều dài cơ sở ngắn.

Mức chiều dài cơ sở ngắn đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa trục tới vị trí trọng tâm của xe sẽ giảm – chính thiết kế này giúp cho dòng xe có được sự linh hoạt tối ưu hơn rất nhiều khi vận hành, bên cạnh đó, góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc sẽ tăng lên ở mức đáng kể nhất. 

Jeep Wrangler Recon có mức chiều dài cơ sở ngắn, khoảng sáng gầm cao
nhằm tăng độ linh hoạt khi vận hành ở những dạng địa hình phức tạp

Với những dòng xe được sản xuất cho mục đích thường xuyên di chuyển ở tốc độ cao thì cần thiết kế gia tăng mức chiều dài và hạ thấp độ gầm của xe, khoảng cách giữa các trục bánh xe đến trọng tâm xe càng xa. Lúc này, khi xe tăng hoặc giảm tốc một cách đột ngột thì mô men chống lật sẽ tăng lên giúp cho chiếc xe có được sư vững vàng và chắc chắn hơn rất nhiều.

Trọng tâm xe thấp giúp cho chiếc xe có được sự ổn định và vững vàng hơn. Có thể nhận thấy chiều dài cơ sở góp phần hết sức tối ưu trọng việc gia tăng không gian hành khách bên trong, đặc biệt là với những dòng xe sedan hạng sang.

Tỷ lệ của chiều dài cơ sở với kích thước tổng thể 

Với các dòng xe trên thị trường hiện nay thì khi tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì khoang hành khách bên trong của dòng xe này sẽ được tận dụng một cách tối đa nhất, gia tăng sự rộng rãi và thoải mái. Mặc dù vậy nhưng điều này sẽ khiến cho khả năng vận hành của xe được giảm đi khi tổng thể ngoại thất của xe mất đi sự cân đối khá nhiều. 

Chiều dài cơ sở là thông số kỹ thuật quan trọng được
rất nhiều người dùng quan tâm khi mua xe

Đây cũng chính là lý do mà bạn có thể nhận thấy ở các dòng xe cỡ nhỏ chuyên dùng hiện nay cho các khu vực đô thị thường có thiết kế hai trục kéo dài, áp sát tối đa ở phần cản sau. Trong khi đó những mẫu xe sedan được thiết kế thoải mái hơn về kích thước tổng thể, chính vì vậy diện mạo bên ngoài của dòng xe này có sự cân đối và gọn gàng hơn rất nhiều. 

Cách tính chiều dài cơ sở chuẩn nhất

Hình ảnh minh họa cách tính chiều dài cơ sở trên các dòng xe hiện nay 

Từ hình ảnh minh họa trên thì mức chiều dài cơ sở là đoạn A. A tính bằng khoảng cách giữa trục trước tới trục sau, tức là khoảng cách giữa tâm bánh trước tới tâm bánh sau cùng hàng. D là chiều dài tổng thể tính bằng D = A + B + C. Thông thường các dòng xe đều cung cấp bảng thông số kỹ thuật có đầy đủ thông tin về mức chiều dài cơ sở cho người dùng được nắm bắt  cụ thể nhất. Cách tính chiều dài cơ sở khá đơn giản nên bạn cũng có thể kiểm tra lại được. 

Với những phân tích trên có thể nhận thấy rằng chiều dài cơ sở hay trục cơ sở của các dòng xe hiện nay quyết định rất nhiều tới kết cấu thân xe, không gian nội thất, khả năng vận hành... Chính vì vậy khi lựa chọn mua xe, việc tìm kiếm cho mình những dòng xe có mức chiều dài cơ sở phù hợp cũng là yếu tố quan trọng cho nhiều người dùng hiện nay. 

Tin Bán Xe là website thuộc Công ty TNHH Thương mại E-Com. Là trang web chuyên cập nhật các thông tin, review đánh giá trải nhiệm xe hơi, cập nhật bảng giá xe oto các hãng xe hơi trong và ngoài nước. Và là cầu nối giúp kết nối giữa người mua và người bán thông qua nền tảng mua bán oto trực tuyến hiệu quả. Chúng tôi không bán hàng trực tiếp, nếu có nhu cầu mua xe, xin vui lòng liên hệ với người đăng tin.

Video liên quan

Chủ Đề