Chiều dài bàn chân bé phát triển như thế nào

Đánh dấu đã đọc

Ngày nay, bố mẹ nào cũng hy vọng con mình lớn lên sẽ có chiều cao nổi bật. Bởi thế, ngay từ nhỏ, chiều cao là một trong những vấn đề được các phụ huynh đặc biệt quan tâm. Trên thực tế, có những đặc điểm trên cơ thể trẻ em phản ánh tương đối chính xác chiều cao trong tương lai của một đứa trẻ.

Ba bộ phận trên cơ thể trẻ có thể giúp bố mẹ dự đoán chiều cao tương lai của con

Ngay cả khi không phải là bác sĩ, những người bình thường cũng có thể quan sát thấy rằng những người cao lớn luôn có đôi chân dài và cánh tay thon thả. Ngược lại, những người có chiều cao khiêm tốn hơn không thể nhìn thấy những lợi thế đặc trưng của ba bộ phận trên cơ thể này. Nếu một đứa trẻ có đặc điểm là chân dài, tay dài và bàn chân lớn, nhìn chung đứa trẻ đó rất dễ phát triển chiều cao.

Chân

Chúng ta thường ghen tị với những người có một đôi chân dài thẳng, bởi vì chiều dài đôi chân là một dấu hiệu quan trọng nói lên chiều cao của một người. Chân chiếm phần lớn chiều cao của cơ thể, do đó, một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã sở hữu đôi chân dài, lớn lên khả năng trẻ sẽ có chiều cao vượt trội.

Đôi chân chiếm phần quan trọng trong chiều cao của cơ thể mỗi người.

Cánh tay

Cánh tay cũng là một trong những bộ phận trên cơ thể phản ánh chiều cao của một người. Muốn quan sát một người có cánh tay dài hay không phải để ý cánh tay trong tư thế duỗi thẳng, hai bàn tay mở ra. Một đứa trẻ có hai cánh tay dài thẳng, đây cũng là dấu hiệu dự đoán chiều cao của trẻ trong tương lai có thể nhỉnh hơn các bạn bè cùng trang lứa.

Bàn chân

Người có bàn chân nhỏ thì thường người cũng nhỏ, người có bàn chân lớn thì người càng cao lớn. Chiều dài bàn chân chiếm một phần quan trọng của cơ thể. Trong cuộc sống đời thường, nếu để ý kĩ chúng ta sẽ thấy những người có bàn chân dài thường sẽ cao những người sở hữu bàn chân ngắn.

Trẻ có bàn chân dài thường sẽ có chiều cao nổi bật.

Làm thế nào để giúp trẻ phát triển chiều cao?

1. Chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ khi còn nhỏ

Bổ sung dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển thể chất. Điều quan trọng bố mẹ cần nhớ là ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự phát triển chiều cao của trẻ không diễn ra trong ngày một ngày hai mà đó là cả quá trình. Vì thế, bố mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú, giàu canxi, cân bằng ngay từ khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm. Ở một số giai đoạn vàng phát triển chiều cao như 3-5 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì, dinh dưỡng càng có vai trò quan trọng.

Bổ sung dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển thể chất của trẻ.

2. Khuyến khích trẻ tập thể dục nhiều hơn và tăng cường thể lực

Sức khỏe thể chất đòi hỏi phải có sự vận động thường xuyên. Nếu muốn con phát triển khỏe mạnh, bố mẹ phải khuyến khích con tập thể dục nhiều hơn, tăng cường thể lực, điều đó sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao.

3. Ngủ nghỉ hợp lý

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên thì giấc ngủ cũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chiều cao của trẻ. Đi ngủ sớm và đều đặn sẽ giúp trẻ duy trì được trạng thái nghỉ ngơi ổn định giúp hormone tăng trưởng tiết ra tối đa.

Bàn chân là nơi được các bà mẹ chú ý nhiều nhất khi bé vừa lọt lòng. Bạn sẽ đếm từng ngón xinh xắn, kiểm tra xem bộ phận này của bé phát triển có bình thường hay không.

Đôi bàn chân phát triển như thế nào?

Khi mới chào đời, mỗi bàn chân có 45 mảnh sụn. Theo thời gian, sụn sẽ phát triển thành 26 chiếc xương.

Khi bé được hai tuổi, bàn chân bằng mọt nửa chiều dài khi trưởng thành, đến năm 18 tuổi sẽ ngừng phát triển. Trước khi các sụn cứng lại thành xương, bàn chân rất dễ bị tổn thương nên cần được bảo vệ đúng cách.

Bảo vệ đôi bàn chân của bé

1. Chọn loại quần áo ngủ rộng, thoáng và không quấn chân quá chặt. Bé cần không gian tự do để ngo ngoe những ngón chân.

2. Không nên cho bé mặc quần liền tất, mang bao chân nếu bạn có thói quen cho bé quấn chăn khi ngủ, nhất là vào mùa hè.

3. Khi con chập chững, nên để bé tập đi bằng đôi chân trần. Chú ý điều kiện vệ sinh và kiểm tra các vật sắc nhọn có thể làm tổn thương chân như chìa khóa, kẹp giấy...

4. Ưu tiên chọn giày kiểu xăng-đan để chân bé có thể "thở" và phát triển tự nhiên. Kiểm tra thường xuyên xem giày có vừa chân không.

5. Chọn tất dài hơn bàn chân bé vài milimét. Như thế, bé sẽ không cảm thấy quá chật chội khi vừa mang vớ, vừa mang giày.

6. Thường xuyên cắt móng và giữ chân bé luôn khô ráo, nhất là sau mỗi lần tắm. Điều này giúp bé không bị bong da chân và cảm lạnh.

Chủ Đề