Chấp nhận làm không lương bao lâu

Bạn đọc hỏi: Tôi có việc gia đình và muốn xin nghỉ không lương một thời gian. Ngoài nghỉ phép năm, người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày trong một năm?

  • Xử phạt 35 trường hợp xe quá tải qua cầu Thăng Long, Hà Nội

  • Bộ Nội vụ triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức

  • Trên 75.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT gia đình trong ngày đầu vận động BHXH toàn dân

  • BHXH tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già

Lao động tìm hiểu kỹ thông thông tin về các ngày nghỉ rong năm. Ảnh: TTXVN.

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:

Trước hết, điều kiện người lao động xin nghỉ không lương:

Điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:

-Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.

Với trường hợp này phải thông báo với người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…

- Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Trường hợp này phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.

Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:

Trường hợp nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/, ẹ, anh, chị, em ruột kết hôn, người lao động được nghỉ 1 ngày.

Trường hợp có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động,Bộ luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Theo quy định, người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn.

Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật.Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 - 10 triệu đồng.

Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Do đó, bạn căn cứ vào các quy định trên để có thể xin nghỉ phép không lương cho phù hợp.

XM/Báo Tin tức

Phát động cuộc thi ‘Những cống hiến thầm lặng’ năm 2022

Ngày 11/5, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam [AAV], Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam [AFV], báo Kinh tế Đô thị đã tổ chức lễ phát động cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2022.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Người lao động,
  • nghỉ không lương,
  • bao nhiêu ngày,
  • Bạn đọc hỏi,
  • việc gia đình,
  • nghỉ phép năm,
  • xử phạt vi phạm hành chính,

Mục lục bài viết

  • 1. Thời gian thử việc đối với người lao động là bao lâu?
  • 2. Mức phạt vi phạm hợp đồng thử việc ?
  • 3. Quy định pháp luật về hợp đồng thử việc ?
  • 4. Nghỉ trong thời gian thử việc ?
  • 5. Chế độ củangười lao động khi chấm dứt hợp đồng thử việc ?

1. Thời gian thử việc đối với người lao động là bao lâu?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật là bao lâu ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Khuê, căn cư vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất người sử dụng lao động trước khi nhận người lao động làm việc chính thức thì có thể yêu cầu người lao động trải qua một thời gian thử việc, việc thử việc phải được thể hiện bằng hình thức hợp đồng thử việc được quy định trongBộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021] như sau:

Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó việc thử việc không được áp dụng với hợp đồng lao động mùa vụ, đối với hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn thì có thể giao kết hợp đồng thử việc , tuy nhiên thời gian thử việc tối đa được quy định như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Tùy theo tính chất của công việc mà thời gian thử việc sẽ khác nhau đối với những công việc yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc tối đa có thể là 60 ngày, đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp thì thời gian thử việc tối đa là 30 ngày, đối với những công việc khác thì thời gian thử việc là không quá 6 ngày.

Trong thời gian thử việc thì ngưởi sử dụng lao động phải đảm bảo trả đủ lương cho người lao động với mức lương tối thiếu như sau:

Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Sau khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động nếu họ đáp ứng được yêu cầu của công việc mà công ty đưa ra:

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường..

Lương thử việc cho mình hỏi . hiện tại lương thử việc của mình là 2.889.000 đ . Vậy mức lương này có đúng so với quy định hay ko và khi được nhận chính thức thì mức lương bao nhiêu là phù hợp với luật lao động

Mức lương chính thức trong hợp đồng lao động hiện tại thì phải bảo đảm tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng được quy định trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a] Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b] Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c] Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d] Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó tùy từng tỉnh thì mức lương tối thiểu vùng sẽ khác nhau. Trong đó tiền lương thử việc thì tối thiếu phải bằng 85% tiền lương của hợp đồng lao động chính thức, do đó nếu bạn chưa có thỏa thuận về tiến lương chính thức sau này thì bạn có thể tính 85% tiền lương tối thiểu vùng của tỉnh mình để biết tiền lương của mình có cao hơn mức đó không, nếu thấp hơn là khong đúng.

Chào các anh, chị bộ phận tư vấn, Tôi có một số thắc mắc về việc chấm dứt HĐ. Tôi làm đại lý bán hàng cho 1 cty, có lương cơ bản và doanh số bán hàng. Sau 2 tháng thử việc không đạt đủ chi tiêu thì cty có ra quyết định giảm lương cơ bản của tôi, và đưa ra thêm 1 thg thử việc. Sang tháng thứ 3, tôi vẫn thực hiện các nhiệm vụ được giao, vẫn đi làm đều đặn, vì vẫn còn thời gian thử việc, và do không đạt doanh số, bị buộc thôi việc. Nhưng công ty vấn chưa thanh toán tiền lương cơ bán tháng thứ 3 cho tôi. Vậy công ty có được phép làm như vây không, và nếu cty sai, tôi cần phải làm gì để được thanh toán tháng thứ 3. Thanks.

Theo quy định tại khoản 2 điều 25 trên thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Do đó trong trường hợp này bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra thì công ty có thể chấm dứt hợp đồng thử việc với bạn mà không cần thông báo trước, việc bạn không hoàn thành được công việc thì cũng không phải bồi thường cho công ty. Do đó công ty phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương cho bạn.

Chào luật sư, xin tư vấn giúp e về tiền lương trong thời gian thử việc ạ.. E làm ở cti A từ 21.4.2016 đến 4.4.2016 thi con e ốm e xin nghỉ chăm con .ngay hôm đó thấy có công ti khác tuyển e đã đi phỏng vấn và đã đc trúng tuyển hôm sau đi làm. E vẫn xin nghỉ con ốm . Đi làm công ti mới đc 2 hôm thì e xin nghỉ hẳn [công ti cũ làm rất vất vả] e hỏi về tiền lương thì công ti bảo e tự ý nghỉ đi làm công ti khác nên công ti k trả lương . Cho e hỏi trường hợp này e có được nhận lương những ngày đã làm k.e vẫn đang trong thời gian thử việc ạ . Xin tư vấn giúp e...e cảm ơn.

Nếu bạn vẫn đang trong thời gian thử việc thì bạn có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước, do đó công ty không thể lấy lý do mà khôn thanh toán cho bạn được.

2. Mức phạt vi phạm hợp đồng thử việc ?

Công ty em thanh toán 1/2 lương thực lĩnh[ bao gồm lương cơ bản+ phụ cấp trách nhiệm+ phụ cấp ăn trưa] cho người lao động phạt vì 2 lý do sau: + Hiệu quả công việc chưa cao + Đơn phương chấm dứt HĐTV trước thời hạn[ trong HĐTV yêu cầu báo trước bằng văn bản trước một tuần] Cho em hỏi mức phạt 50% như thế có hợp lý và có có vi phạm pháp luật không ạ?[ trong HĐTV không ghi rõ mức phạt như thế]>

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 điều 24 về thử việc, điều 25 thời gian thử việc Bộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021].

Theo đó hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận của các bên về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Theo khoản 2 điều 25 quy định thì trong thời gian thử việc mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Và bạn sẽ không phải thực hiện việc báo trước như phía người sử dụng lao động đã nói. Vì nghĩa vụ báo trước là nghĩa vụ khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 35 BLLĐ 2019 [sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021] thì có nghĩa vụ báo trước:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a] Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b] Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c] Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d] Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a] Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b] Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c] Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d] Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ] Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e] Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g] Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ emailTư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn:1900.6162.

3. Quy định pháp luật về hợp đồng thử việc ?

Thưa luật sư! Hiện nay công ty tôi trả lương theo hình thức 1 tháng 1 lần trên toàn bộ lương. Nghĩa là không trừ thời gian nghỉ không lương do đi sớm về trễ hay nghỉ quá phép, không cộng thời gian tăng ca. Số nghỉ không hưởng lương hay tăng ca này sẽ được công ty cộng dồn và trừ vào thời điểm nửa năm hay cuối năm để thanh toán.

Vì với hình thức trả lương như vậy, công ty tôi có quy định cho phòng nhân sự là đối với nhân viên thử việc, nếu vào trước ngày 15 hàng tháng, HĐTV [hợp đồng thử việc] sẽ là từ 1,5 đến 2 tháng. Nhân viên thử việc vào công ty sau ngày 15 sẽ có HĐTV là 2 tháng + số ngày sau ngày 15. Tuy nhiên theo tôi tìm hiểu thì HĐTV quy định không được quá 2 tháng. Như vậy để thuận lợi cho công ty và không trái với pháp luật, trường hợp nhân viên vào sau ngày 15 hàng tháng chúng tôi phải làm như thế nào? Giả sử chúng tôi vẫn làm HĐTV cho nhân viên với thời gian là 2 tháng và kèm theo 1 phụ lục hợp đồng trả cho những ngày còn lại sau ngày 15, vậy có trái với pháp luật không?

Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 25Bộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021] như sau:

Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Trong trường hợp bạn thì bạn không nêu rõ công việc có cần trình độ chuyên môn kỹ thuật hay không, nên không thể xác định số thời gian thử việc cho từng loại nhân viên .Nhưng nếu để thõa mãn điều kiện về thời gian thử việc tối đa là 60 ngày theo quy định của pháp luật thì công ty bạn nên ký hợp đồng thử việc của nhân viên vào công ty sau ngày 15 sẽ có thời gian thử việc là 1,5 tháng + số ngày sau ngày 15.

4. Nghỉ trong thời gian thử việc ?

Thưa Luật sư: Em xin vào công ty X làm và thời gian thử việc là 1 tháng. Nhưng em làm được 3 tuần thì ở quê bà nội em bệnh nặng cần về gấp, do đó em có xin công ty nghỉ, nhưng công ty yêu cầu phải xin trước 3 ngày nếu không sẽ không trả một đồng lương nào. Em muốn hỏi, nếu em không đi làm 3 ngày đó thì có được nhận lương không và công ty làm như thế có đúng không?

Cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại điều 24 [Thử việc], điều 25 [thời gian thử việc], điều 26 [tiền lương thử việc] Bộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021].

Như vậy, theo các quy định củaBộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021] về thử việc, thì hợp đồng thử việc do hai bên thỏa thuận. Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa khẳng định được yêu cầu của công ty đối với bạn có đúng quy định pháp luật hay không. Bạn phải xem xét, hợp đồng thử việc của bạn có quy định về điều khoản nghỉ việc có phải báo trước hay không, hoặc nội quy của công ty có quy định hay không. Mặt khác, nếu trong hợp đồng thử việc hai bên thỏa thuận :

"Nghỉ việc phải báo trước ba ngày, nếu không báo trước, không nhận được tiền thương thử việc" thì hợp đồng đã có điều khoản vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 115Bộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021]

Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a] Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b] Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c] Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, trường hợp của bạn khi nghỉ việc không thuộc một trong ba trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, nên khi bạn nghỉ bạn không được hưởng lương trong những ngày nghỉ đó.

5. Chế độ củangười lao động khi chấm dứt hợp đồng thử việc ?

Chào anh [chị], anh [chị] tư vấn giúp em. Em có làm thử việc tại 1 công ty tại vị trí Kỹ sư xây dựng. Thỏa thuận thử việc chỉ nói miệng mà không có hợp đồng. Thời gian thử việc là 2 tháng. Mức lương công ty cho đưa ra cho em là 3,5 triệu đồng, [bên công ty cũng không đưa ra yêu cầu về mặt thời gian hoàn thành công việc trong thời gian thử việc].

Theo em được biết, thì theo luật lao động thì là >=85% lương của công việc. Công việc này khi công ty đưa ra là từ 5-7 triệu đồng [hiện trang web đưa thông tin tuyển dụng của công việc em thử việc không còn tin đó nữa]. Em làm được được đúng 1 tháng là từ ngày [1/06/2015 - 1/07/2015] thì em xin nghỉ không thử việc nữa. Xin nghỉ việc thông qua điện thoại. Theo em tìm hiểu thì trong thời gian thử việc thì người lao động là em có quyền nghỉ việc mà không báo trước. Tới ngày em lên nhận lương thử việc là chậm 15 ngày từ ngày nghỉ việc. Công ty chỉ chi trả "tạm ứng cho em là 1 triệu", và nói công ty sẽ trả thêm vào thời gian sau mà không nói cụ thể. Em hỏi thì chỉ nói khi nào có thì công ty gọi.

Vậy anh [chị] có thể tư vấn giúp em để lấy được đầy đủ lương thử việc ?

Em cảm ơn nhiều ạ.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 48Bộ luật lao đông năm 2019[sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021] về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a] Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b] Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c] Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d] Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a] Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b] Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp dồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán các quyền lợi cho bạn. Trường hợp phức tạp cũng không quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn nêu trên, bạn có quyền làm đơn kiến nghị gửi đến người sử dụng lao động để họ giải quyết tiền lương cho bạn.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực lao động - Quý khách cần ý kiến tư vấn của luật sư,Hãy gọi ngay:1900.6162để đượcLuật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Minh KHuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp tận tình mọi câu hỏi của Quý khách hàng. Rất mong nhận được sự hợp tác. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề