chăm sóc bệnh nhân aids một cách an toàn (dùng khẩu trang và bao tay.) có thể bị nhiễm hiv không

HIV và Covid-19 đều là hai đại dịch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng con người cũng như hệ thống y tế, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nếu HIV là bệnh mạn tính không điều trị khỏi được do đó người bệnh phải sống chung với HIV suốt đời thì Covid-19 có thể phòng ngừa và điều trị được.

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh.

HIV và Covid-19 là hai đại dịch nghiêm trọng, gây tác động lớn đến sức khỏe

HIV và Covid-19 là hai bệnh được gây ra bởi hai loại virus khác nhau với các triệu chứng, tình trạng bệnh cũng khác nhau. HIV [Human Immunodeficiency Virus] gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên, tấn công hệ miễn dịch làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ hội. Có 3 con đường lây nhiễm HIV, gồm:

  • Đường máu: dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế có dính máu của người nhiễm HIV; các vết thương hở tiếp xúc với máu người bị nhiễm HIV; dùng chung dao cạo, kim xăm, kim châm cứu,…
  • Lây qua đường tình dục: quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV. Quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất, sau đó đến đường âm đạo và quan hệ qua đường miệng.
  • Lây từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua các con đường: nhau thai, nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào vết thương hở của trẻ, sữa mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mẹ bị nhiễmHIV nhưng em bé sinh ra âm tính với HIV.

Người bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch kém nên dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác. Trong khi đó, Covid-19 là một bệnh toàn thân với biểu hiện sớm nhất là viêm đường hô hấp cấp lây nhiễm qua giọt bắn khi tiếp xúc gần. Bệnh có biểu hiện lâm sàng như bệnh cảm cúm, tuy nhiên, sẽ chuyển nặng nếu cơ thể không có sức đề kháng hay không đủ kháng thể chống lại virus. Không riêng người có hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV, ai cũng có nguy cơ bị nhiễm Covid-19.

Những người nhiễm HIV có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn người khác hay không vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Những người có nguy cơ tiến triển nặng và tử vong do mắc Covid-19 bao gồm: người trên 60 tuổi, người mang thai, người ghép tạng, người có bệnh nền mãn tính [viêm phổi, ung thư, suy thận mãn, xơ gan, tim mạch, tiểu đường,…]. Người nhiễm HIV có một hoặc nhiều bệnh nền khiến họ dễ bị mắc Covid-19 với các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân HIV có hệ miễn dịch suy yếu cần phải được theo dõi và chăm sóc kỹ trong đại dịch Covid-19.

Các dữ liệu khoa học ghi nhận kết quả lâm sàng của Covid-19 trên những người nhiễm HIV và người không nhiễm HIV ở châu u và Hoa Kỳ cho thấy không có sự khác biệt về triệu chứng so với người bình thường nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân Covid-19 nhiễm HIV cao hơn người không nhiễm. [1]

Một nghiên cứu trên 286 bệnh nhân nhiễm HIV và Covid-19 ở Hoa Kỳ ghi nhận lượng tế bào lympho T càng giảm thì càng dễ nhập viện cấp cứu, thở máy, tử vong. Thậm chí, những bệnh nhân đạt được ức chế virus HIV cũng gặp phải nguy cơ này, các triệu chứng lâm sàng cũng nặng hơn ở người bình thường.

Người nhiễm HIV có tiêm được vắc xin covid-19 hay không là vấn đề được quan tâm. Người nhiễm HIV nên tiêm vắc xin phòng Covid-19. Một thử nghiệm lâm sàng đối với ba loại vắc xin Covid-19 cho thấy người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng virus ARV có phản ứng tốt, trong khi đó người nhiễm HIV ở giai đoạn nặng thì không đáp ứng tốt. Như vậy, chỉ có người nhiễm HIV không bị suy giảm miễn dịch nặng, đang điều trị thuốc ARV ổn định mới được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Sau khi tiêm mũi ban đầu, người nhiễm HIV cũng nên tiêm thêm các liều vắc xin nhắc lại để tăng phản ứng miễn dịch.

Đồng thời, bệnh nhân nên thực hiện các khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC] để phòng ngừa Covid-19 như: giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc, mang khẩu trang, rửa sạch tay và khử khuẩn môi trường sống.

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm ra thuốc ngăn ngừa Covid-19 cho các bệnh nhân nhiễm HIV nặng. Một số thuốc kháng retrovirus [ARV] [lopinavir/ritonavir, boosted darunavir, tenofovir disoproxil fumarate/emtricitabine] được thực hiện các thử nghiệm lâm sàng để điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, không có thuốc ARV nào được chứng minh là có hiệu quả trong phòng Covid-19. Do đó, người nhiễm HIV không nên chuyển đổi phác đồ điều trị ARV hoặc thêm thuốc ARV vào phác đồ của họ với mục đích phòng ngừa hoặc điều trị nhiễm SARS-CoV-2.

Những người nhiễm HIV phải được đảm bảo duy trì đủ thuốc ARV và tất cả các loại thuốc dùng đồng thời khác. Nếu bệnh nhân muốn chuyển đổi phác đồ ARV thì phải báo với bác sĩ điều trị để được theo dõi và giám sát chặt chẽ.

Người bệnh nhiễm HIV là đối tượng dễ nhiễm Covid-19 và có nguy cơ chuyển nặng nếu mắc phải, do đó, các bác sĩ phải hướng dẫn người bệnh tự cách tự cách ly, tránh phơi nhiễm với Covid-19.

Hiện nay chưa có vắc xin Covid-19 cho người mắc HIV và cũng chưa có vaccine covid phòng HIV. Do đó, chỉ những người nhiễm HIV đang dùng thuốc kháng virus ARV mới có thể tiêm các loại vắc xin Covid-19 đang lưu hành trên thế giới.

Tháng 12/2021, FDA đã cấp phép cho Evusheld – kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 đầu tiên trên thế giới để ngừa SARS-CoV-2 cho người lớn và trẻ em [từ 12 tuổi trở lên và cân nặng ít nhất 40kg] có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng, bao gồm cả những người nhiễm HIV giai đoạn nặng [có lượng CD4

Chủ Đề