Cầu Nhật Tân giá bao nhiêu?

Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu đi qua địa bàn quận Tây Hồ và huyện Đông Anh [TP. Hà Nội] có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng.

Tổng chiều dài Dự án là 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài 3.755,0m, mặt cắt ngang 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu.

Cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m [các nhịp chính có chiều dài 300m]. Đường hai đầu cầu có tổng chiều dài là 5.178,8m. Trên toàn tuyến sẽ có 4 nút giao, trong đó có 3 nút giao khác mức.

Theo thiết kế được phê duyệt, dự án cầu Nhật Tân thuộc đường vành đai II của TP Hà Nội, bắt đầu tại khu vực Phú Thượng, quận Tây Hồ, sau đó chạy song song và cách đường Lạc Long Quân khoảng 420m. Sau khi vượt sông Hồng bằng cầu Nhật Tân [cách cầu Thăng Long khoảng 3,6km về phía Hạ lưu], dự án cắt QL5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc rồi đi thẳng theo hướng Bắc, vượt qua sông Thiếp và kết thúc ở điểm giao với đường Nam Hồng.

Sau khi Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Bắc và các khu công nghiệp như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Yên Viên; hoàn thiện tuyến đường vành đai 2, rút ngắn tuyến đường từ trung tâm đến Sân bay Quốc tế Nội Bài. Đây sẽ là cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam sau khi hoàn thành, một “điểm nhấn” của kiến trúc ở Thủ đô Hà Nội.

Được khởi công năm 2009, dự án cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô Hà Nội. Dự án không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng. Công trình hoàn thành sẽ kết nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp ở phía Bắc, đồng thời hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách đến sân bay Quốc tế Nội Bài.

Cầu Nhật Tân là một trong 7 cầu bắc qua sông Hồng. Tổng chiều dài toàn bộ tuyến từ điểm đầu đến điểm cuối cầu là khoảng 9km, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Mặt cầu rộng 33,2 m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe bus, 2 dải xe hỗn hợp, có phân cách giữa và đường cho người đi bộ.

Tổng mức đầu tư của dự án hơn 13.600 tỷ đồng, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản [JBIC] và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến cầu Nhật Tân sẽ thông xe vào ngày 10-10-2014, nhân dịp 60 năm giải phóng thủ đô Hà Nội.

Cầu Nhật Tân Hà Nội là một trong những cây cầu quan trọng trong lưu thông của thành phố Hà Nội, được coi là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện tại. Cây cầu không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, kinh tế mà đây còn là một địa chỉ du lịch, check in được yêu thích của giới trẻ, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé.

Không chỉ là một cây cầu có vai trò quan trọng trong giao thông của Thủ đô, Cầu Nhật Tân còn là một địa điểm ngắm cảnh, check in được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Giới thiệu cầu Nhật Tân Hà Nội

Cầu Nhật Tân ở đâu?

Ngoài những cây cầu nổi tiếng về cảnh quan, kiến trúc như cầu Thê Húc thì cầu Nhật Tân cùng với 6 cây cầu khác là cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long cầu Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù, cầu Thanh Trì, Nhật Tân là một trong những cây cầu huyết mạch quan trọng của Thủ đô.

Cây cầu bắc qua sông Hồng, nối quận Tây Hồ từ phường Phú Thượng với huyện Đông Anh tại xã Vĩnh Ngọc, quốc lộ 3, km 7+100.

Để di chuyển đến tham quan, khám phá cầu bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô từ các địa điểm nội thành Hà Nội.

Nguồn: Xuantoan18

Cầu Nhật Tân khánh thành năm nào?

Cầu bắt đầu được khởi công từ ngày 7 tháng 3 năm 2009 dưới sự thiết kế và giám sát bởi các kiến trúc sư và nhà thầu đến từ Nhật Bản, biểu thị cho mối quan hệ kinh tế – ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tổng số vốn đầu tư của cây cầu lên đến hơn 13.500 tỷ đồng, hoàn thành sau 6 năm từ ngày bắt đầu khởi công, cụ thể là vào ngày 4/1/2015.

Nguồn: Tungcao280990

Sau khi hoàn thành xây dựng cầu Nhật Tân đã trở thành cây cầu có ý nghĩa quan trọng trong giao thông và kinh tế của thủ đô Hà Nội. Đầu tiên, giúp lưu thông tuyến đường từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài, rút ngắn quãng đường di chuyển, kế tiếp là việc xây dựng cầu làm giảm đi áp lực giao thông cho nhiều cây cầu khác, đặc biệt là cầu Thăng Long, hạn chế sự tắc nghẽn ở tuyến đường này. Ngoài ra với hệ thống đèn điện hiện đại được trang trí phát sáng vào mỗi buổi tối, Cầu góp phần làm tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật của Thủ đô.

Khám phá cầu Nhật Tân Hà Nội

Kết cấu cầu Nhật Tân 

Cây cầu được xây dựng theo thiết kế hiện đại của các cây cầu trên thế giới. Cầu xây dựng theo dạng đi văng nhiều nhịp, có 5 trụ tháp hình thoi,mỗi tháp kết nối với 6 nhịp đi văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu. Năm trụ cầu được nhà thiết kế người Nhật biểu thị cho 5 cánh của bông hoa anh đào – loài hoa truyền thống của Nhật Bản, điều này tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, cũng do đó mà cầu có tên là “Nhật Tân”.

Cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km?

Tổng chiều dài cầu là 9.17 km, trong đó Phần chính của cầu dài 3.9 km [đoạn vượt sông dài 1.5 km] và Phần cầu dẫn dài 5.27 km. Mặt cầu rộng 43.2 m với 8 làn xe cho cả 2 chiều, mỗi chiều có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe máy,1 làn xe bus, có đường cho người đi bộ. Thời gian để di chuyển từ đầu này sang đầu kia của cầu mất khoảng từ 10 – 15 phút.

Cầu Nhật Tân Hà Nội: Điểm check in và ngắm cảnh được ưa thích

Ngoài những ý nghĩa quan trọng trong ngoại giao – kinh tế, Nhật Tân còn là một cây cầu đẹp, giúp tăng thêm tính nghệ thuật cho thành phố. Nằm ở trên cao, trên cây cầu lúc nào cũng lồng lộng gió, góp phần biến nơi đây trở thành một điểm đến thư giãn và tránh nóng nổi tiếng với các bạn trẻ.

Vào ban ngày cầu Nhật Tân hiển hiện rõ ràng từng nét kiến trúc, từng cây cột, từng dây đi văng, bên dưới là dòng sông Hồng đang chầm chậm chảy với những con tàu lớn nhỏ bất đồng lững lờ trôi qua lại, xen kẽ vào 2 bên sông Hồng là những ruộng chuối, vườn hoa. Từ trên cao bạn sẽ có một góc nhìn bao quát hết bên dưới, thấy sông, thấy rõ cảnh vật, thấy những tòa nhà ở xa xa trong tầm mắt. Đây cũng là địa chỉ được lựa chọn là điểm ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp của Hà Nội.

Nguồn: @dinhhaingoc

Ban ngày là vậy nhưng cây cầu đẹp nhất phải là vào ban đêm khi những ánh đèn được bật lên. Được trang bị hệ thống chiếu sáng, đêm xuống cầu Nhật Tân Hà Nội như khoác thêm cho mình một bộ áo mới, rực rỡ và đầy màu sắc. Những gang màu của bảy sắc cầu vồng thật đẹp đẽ biết mấy, càng đẹp hơn khi những ánh sáng đổ bóng xuống dòng sông bên dưới, sông Hồng lại càng thêm huyền ảo, có hồn hơn. Rồi đứng trên cầu, nhìn những ánh đèn thành phố ở xa xa như những vì sao le lói giữa trời đêm, tận hưởng cái bầu không khí mát lành của ban đêm phủ xuống, thật thư giãn, dễ chịu biết mấy.

Có thể bạn quan tâm:

  • Công viên nước Hồ Tây
  • Bãi đá sông Hồng
  • Thung lũng hoa Hồ Tây
  • Phim trường Smiley Ville

Tham quan vườn hoa đào, vườn xương rồng chân cầu Nhật Tân

Ngoài cảnh đẹp ở trên cầu, bạn có thể kết hợp thêm tham quan những địa điểm du lịch ở chân cầu để có một ngày khám phá Hà Nội thật trọn vẹn.

Đầu tiên phải kể đến những vườn đào ở chân cầu, cứ tết đến Làng trồng hoa đào Nhật Tân lại ngập tràn sắc đỏ hồng của hoa đào. Vườn đào ở đây mở cửa cho du khách tới check in, ngắm cảnh và lựa chọn đào về trang trí cho ngày Tết thêm sặc sỡ.

Vườn đào cầu Nhật Tân

 Ngoài cây đào vào ngày Tết , vườn hoa còn sặc sỡ bởi màu sắc của các loài hoa khác như hoa hồng, bướm điệp vàng, hoa thủy tiên,.. đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn trẻ yêu thích check in,ngắm hoa hay chụp kỷ yếu, chụp ảnh cưới.

Ngoài vườn hoa Nhật Tân, một địa chỉ khác ở chân cầu cũng nổi tiếng trong thời gian gần đây đó là vườn hoa xương rồng chân cầu Nhật Tân Hà Nội. Vườn như một sa mạc thu nhỏ giữa lòng thủ đô với những loài xương rồng tuyệt đẹp như: xương rồng cầu vồng, xương rồng thần long, xương rồng bóng vàng,tai thỏ,… Các cây xương rồng được bố trí bài bản, kết hợp các họa tiết từ đá tảng, rào chắn tạo cho bạn những background siêu đẹp khác nhau, tôn lên vẻ đẹp của những bức ảnh khi check in tại đây.

Cầu Nhật Tân Hà Nội là một trong những cây cầu có vai trò quan trọng trong giao thông, kinh tế cũng như tính nghệ thuật của thủ đô. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, bạn đừng quên ghé thăm cây cầu đặc sắc này để trải nghiệm thú vị và đây kỷ niệm tại đây bạn nhé.

Cầu Nhật Tân khánh thành năm nào?

Cầu được khánh thành vào ngày 4/1/2015.

Cầu Nhật Tân dài bao nhiêu km?

Cầu có tổng chiều dài 8,3 km [Trong đó, phần cầu chính dài 3,7km; phần đường dẫn dài 5,2km]

Cầu Nhật Tân có cấm xe máy không?

Không. Cầu chỉ cấm người đi bộ và xe súc vật kéo đi qua; Các phương tiện xe thồ, xe đạp điện, xe thô sơ chỉ được phép hoạt động từ 10 giờ tối đến 5h sáng theo luồng xe quy định.

cầu Nhật Tân có bao nhiêu dây văng?

Cầu Nhật Tân là một trong 7 cầu bắc qua sông Hồng. Tổng chiều dài toàn bộ tuyến từ điểm đầu đến điểm cuối cầu là khoảng 9km, kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

cầu Nhật Tân làm trong bao lâu?

Riêng cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp tượng trưng 5 cửa ô Hà Nội với tổng chiều dài 1.500m, phần đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 5.170m. Sau gần 5 năm xây dựng, cầu Nhật Tân hoàn thành và trở thành một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.

cầu Nhật Tân bao nhiêu m?

Tổng chiều dài Dự án là 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài 3.755,0m, mặt cắt ngang 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu. Cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m [các nhịp chính có chiều dài 300m]. Đường hai đầu cầu có tổng chiều dài là 5.178,8m.

Trụ cầu Nhật Tân cao bao nhiêu?

Mỗi trụ táp có 44 dây văng cho cả 2 bên, một dây cáp văng chịu lực lớn nhất lên đến 600 tấn. Tổng cộng có 5 tháp dây văng và 6 nhịp với chiều dài mỗi nhịp 300m. Độ cao trung bình của tháp là 108m so với mực nước biển.

Chủ Đề