Huyện Chiêm Hóa có bao nhiêu?

Sau năm 1954, huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn Vĩnh Lộc và 29 xã: Bình An, Bình Nhân, Công Bình, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Quang, Kim Sơn, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phú Thành, Phúc Hậu, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phương, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.

Ngôi nhà sàn của dân tộc tại huyện Chiêm Hóa

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, hợp nhất xã Phúc Hậu và xã Kim Sơn thành một xã lấy tên là xã Phúc Sơn; hợp nhất xã Tri Phương và xã Phú Thành thành một xã lấy tên là xã Tri Phú; hợp nhất xã Kim Quang và xã Công Bình thành một xã lấy tên là xã Kim Bình.
Ngày 19 tháng 11 năm 1985, chia xã Trung Hà thành 2 xã lấy tên là xã Trung Hà và xã Hà Lang; chia xã Kiên Đài thành 2 xã lấy tên là xã Kiên Đài và xã Bình Phú.
Cuối năm 2010, huyện Chiêm Hóa có 1 thị trấn Vĩnh Lộc và 28 xã: Bình An, Bình Nhân, Bình Phú, Hà Lang, Hòa An, Hòa Phú, Hồng Quang, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Minh Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Sơn, Phúc Thịnh, Tân An, Tân Mỹ, Tân Thịnh, Thổ Bình, Tri Phú, Trung Hà, Trung Hòa, Vinh Quang, Xuân Quang, Yên Lập, Yên Nguyên.
Từ ngày 28 tháng 1 năm 2011, 3 xã: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang chuyển sang trực thuộc huyện Lâm Bình.

3. Danh lam thắng cảnh huyện Chiêm Hóa

Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao giữa các vùng đồi núi là những thung lũng, đất đai màu mỡ. Sông suối có độ dốc cao, lớn nhất là sông Gâm chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km. Là đường thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh và các tỉnh trung du của Đồng Bằng bắc bộ.

Thác Bản Ba nổi tiếng ở Chiêm Hóa

Huyện Chiêm Hóa có nhiều di tích lịch sử – văn hóa, danh thắng, di sản văn hóa được xếp hạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch. Toàn huyện có 140 di tích gồm 117 di tích lịch sử cách mạng, 6 di tích kiến trúc nghệ thuật, 14 danh thắng, 2 di tích khảo cổ và 1 bảo vật quốc gia phân bổ tại 22 xã, thị trấn. Trong đó có 46 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 62 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Cùng với truyền thống lịch sử, Chiêm Hóa còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của nhân dân các dân tộc. Dân tộc Tày có các làn điệu hát then, cọi, quan làng; dân tộc Dao có làn điệu Páo Dung, lễ Cấp sắc; dân tộc Mông có múa khèn, sáo, đàn môi, khèn lá… Trong đó, nghi lễ Then, Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày; hát Páo Dung của dân tộc Dao được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hằng năm, trên địa bàn huyện còn nhiều lễ hội truyền thống từ huyện đến cơ sở.

Một lễ hội ở Chiêm Hóa

Nhắc đến Chiêm Hóa, không thể không nhắc đến thác Bản Ba, xã Trung Hà – danh thắng nổi tiếng với những tầng thác đẹp đổ xuống thung lũng tung bọt trắng xóa. Còn Hang Bó Ngoặng với những nhũ đá sinh động, lạ mắt. Trước hang là dòng suối Bó Ngoặng đẹp mơ màng.
Ngoài ra, du lịch Tuyên Quang về Chiêm Hóa du khách còn có thể khám phá nhiều hang động kỳ thú như hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, rừng nguyên sinh Tầng, Biến… những hang động này cách nhau khoảng 1 km, lại có đường giao thông đi lại khá thuận lợi…

4. Đặc sản huyện Chiêm Hóa

Chiêm Hóa ngoài những thắng cảnh đẹp làm say lòng du khách còn có những món ăn ngon hấp dẫn. Các món ăn đặc trưng ở đây như: Mắm cá Chiêm Hóa: Món mắm cá ruộng vừa là món ăn truyền thống, vừa là một vị thuốc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày Chiêm Hóa từ bao đời nay. Để làm ra một hũ mắm cá đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm, hương vị đặc trưng của thứ đặc sản này khiến cho ai đã từng một lần thưởng thức sẽ khó quên.

Bánh gai đặc sản huyện Chiêm Hóa

Bánh gai Chiêm Hóa: Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tơi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn.
Theo kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang về Chiêm Hóa có thể mua những món ngon này vè làm quà, trong đó ẩn chứa tâm tình người xứ Tuyên gửi đến du khách.

5. Phương tiện giao thông huyện Chiêm Hóa

Ngày nay, phương tiện giao thông lên huyện Chiêm Hóa khá thuận lợi. Những con đường được mở rộng, làm mới khang trang. Giao thông đường bộ có các tuyến: đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang qua huyện Chiêm Hoá đi huyện Na Hang, đường tỉnh có 134 km gồm các tuyến: ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đường ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá [phía đông bắc] thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường ĐT 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; đường huyện: 127 km; đường đô thị 5,5 km.
Du khách có thể đến thành huyện Chiêm Hóa này bằng đường bộ như xe máy, ô tô tùy, xe ôm, taxi theo điều kiện ca nhân.

Đường về làng quê huyện Chiêm Hóa

6. Các đơn vị hành chính huyện Chiêm Hóa

Huyện Chiêm Hóa có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc. Nơi đây có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo. Không những thế, nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học lớn được đầu tư, xây dựng khang trang, đảm bảo nhu cầu cơ bản đến nâng cao cho dân trong huyện.
Ngoài ra, các dịch vụ Internet, bưu phẩm, chuyển hàng khá thông dụng. Du khách về huyện Chiêm Hóa sẽ được tận hưởng những không trong lành, mát mẻ nơi núi rừng.

7. Cảm nghĩ về huyện Chiêm Hóa

Huyện Chiêm Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Từ những hang động, dòng thác đến những cánh rừng hùng vĩ bát ngát màu xanh. Không chỉ thế, đường đi lại thuận tiện, nhiều món ăn đặc sắc làm rung động bao con tim yêu du lịch. Đến Tuyên Quang, đừng quên về với mảnh đất Chiêm Hóa đầy tiềm năng này nhé.

Chủ Đề