Cảm nhận về triết học Mác - Lênin

       Trước hết, thay mặt các bạn tân sinh viên K3, em rất cảm ơn Khoa Lý luận chính trị và Nhà trường đã tổ chức cuộc hội thảo này để tân sinh viên K3 có dịp được học hỏi từ các thầy cô giáo và các anh chị sinh viên khóa trước, được giao lưu, được làm quen với nghiên cứu khoa học khi mới bước vào trường Đại học.

       Rời xa tuổi học trò bước những bước chân đầu tiên tới giảng đường đại học chắc hẳn các bạn tân sinh viên  ít nhiều cũng mang cảm xúc mới mẻ, bên cạnh đó còn có những nỗi lo lắng không biết vào đại học thì sẽ học như thế nào, gồm những môn nào, khó hay không.

     Sau hơn một tháng chính thức bước chân vào cổng trường đại học, vừa qua lớp em có một buổi thảo luận nhóm về môn học Triết học Mác- Lênin [ Nguyên lý Mác 1] với nội dung Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan.  Với tư cách là một tân sinh viên khóa K3 em có một số cảm nhận về buổi thảo luận nhóm như sau.

      Thảo luận nhóm là một khái niệm mà những năm tháng học trò chúng ta đã từng nghe rất nhiều nhưng ở giảng đường đại học nó vẫn là một khái niệm mới đối với tân sinh viên.

       Thực ra khi chưa tham gia vào buổi thảo luận trong tâm trí em có những băn khoăn lo lắng và đầy hồi hộp lo lắng là vì môn Triết học Mác Lênin là một môn học khó và vô cùng trừu tượng nếu như bản thân chúng ta không có cách học đúng thì chắc chắn sẽ không thể tiếp thu được môn học này. Buổi thảo luận nếu không chuẩn bị rõ ràng cẩn thận và đầu tư kỹ thì khó có thể nắm bắt được bài học. Đối với buổi thảo luận nhóm vừa qua của lớp em, đây cũng là buổi thảo luận đầu tiên em nhận thấy rằng:

       Thứ nhất, phương pháp thảo luận nhóm đã xây dựng tình thần đoàn kết, tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Tính độc lập tự chủ trong học tập, mọi thành viên được tự do phát biểu ý kiến của mình về chủ đề thảo luận. Thảo luận nhóm tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi biết lắng nghe người khác tranh luận làm cho các sinh viên trưởng thành và nhận ra được nhược điểm của bản thân để khắc phục. Có nhiều vấn đề mà bản thân không hiểu hay không biết thông qua thảo luận nhóm, mình có thể tiếp thu và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, từ đó hoàn thiện bản thân.

      Thứ hai, thảo luận nhóm còn rèn luyện ký năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp với người khác. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết cho mỗi sinh viên để phục vụ trong quá trình học và công việc sau này.

      Thứ ba, về nội dung thảo luận, vấn đề đặt ra phù hợp với khả năng của sinh viên. Những vấn đề đó nằm trong chương trình học không cần đi đâu xa để tìm kiếm nó nằm trong giáo trình.

       Các câu hỏi được các bạn trong lớp đưa ra có nhiều câu hỏi hay làm cho không khí trở nên sôi nổi hơn. Các câu trả lời được các thành viên trong lớp góp ý cùng với sự giúp đỡ của cô giáo. Như vậy cô sẽ giúp cho sinh viên nhớ lâu hơn.

       Tuy nhiên, bên cạnh đó em thấy vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thảo luận nhóm như. Thứ nhất, hiệu quả hoạt động nhóm chưa cao, nội dung của các nhóm làm thì chủ yếu nằm trong sách giáo khoa, chưa có sự chủ động tìm tài liệu từ các nguồn bên ngoài nên nội dung vấn đề được ra chưa thực sự phong phú và đa dạng.                        Chúng em là những tân sinh viên là những người mới bắt đầu học theo phương pháp này nên còn có nhiều bỡ ngỡ chưa thực sự hiểu và thực hiện đúng nên không đem lại kết quả tốt .

       Về phong cách trình bày của các nhóm vẫn còn nhiều hạn chế hầu như các nhóm còn phụ thuộc tài liệu quá nhiều trong một thời gian nhất đinh nhưng bài thuyết trình lại chuẩn bị  dài dòng. Các nhóm còn hạn chế trong việc sử dụng slide để trình chiếu.

       Ý thức tham gia đóng góp của sinh viên còn chưa cao còn mang tính chất trông chờ còn phụ thuộc vào các bạn trong nhóm. Một số bạn còn chưa có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, vì vậy bài thuyết trình của nhóm chưa đạt kết quả cao.

       Em thấy rằng học thảo luận nhóm là rất bổ ích đem lại nhiều hứng thú cho người học khác với cách học truyền thống trước đây, giảng viên nói sinh viên chép. Còn cách học này đem lại sự chủ động cho sinh viên bởi vì hứng thú nên sẽ nhớ được lâu hơn. Đặc biệt đới với môn học Triết học Mác Lênin là một môn học vừa khó vừa trừu tượng thì với cách học như thế này thì sinh viên đưa ra ý kiến xây dựng tranh luận lẫn nhau cùng với sự hướng dẫn của giảng viên thì sẽ dễ hình dung hơn, hiểu rõ hơn về nội dung môn học. Cách chấm điểm cũng rõ ràng từng phần như điểm trình bày, điểm trả lời câu hỏi, điểm phong cách cũng giúp đánh giá chính xác hơn, toàn diện hơn kết quả thảo luận. Nhóm nào có bạn làm mất trật tự hay đi chậm đều bị trừ điểm phong cách nên trong giờ thảo luận vẫn giữ được trật tự, sôi nổi nhưng nghiêm túc. Bạn nào có đóng góp nhiều cho nhóm được cộng thêm điểm nên khuyến khích được các bạn phát biểu và hơn nữa cũng lo bị thua nhóm khác.

    Qua đây em mong muốn có nhiều buổi thảo luận nhóm để chúng em có thể khắc phục và hoàn thiện hơn kiến thức môn học cũng như phong cách trình bày, tạo không khí học tập sôi nổi vui vẻ thì kết quả học tập sẽ tốt hơn. Em cũng mong muốn các môn học khác cũng có những buổi thảo luận nhóm như thế này để giúp chúng em có kết quả học tập tốt hơn, rèn luyện ký năng toàn diện hơn./.

Phạm Như Cương

[Tiếp theo] 

  Từ năm 1957, sau khi đi học ở Trường Đảng Cao cấp Trung Quốc về, tôi được Ban Bí thư điều về công tác ở Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương, được phân công làm tổ trưởng bộ môn Triết học Mác-Lênin, đến năm 1959 thì được bổ nhiệm chính thức làm Trưởng khoa Triết học khi Trường Nguyễn Ái Quốc chuyển từ việc dạy các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về đường lối, chính sách sang mở các lớp học dài hạn [18 tháng] về các bộ môn cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin với sự giúp đỡ của các giáo sư Liên Xô, Trung Quốc. Trong những lần gặp gỡ làm việc với cán bộ nhà trường, bao giờ đồng chí Trường Chinh cũng nhắc nhở cần tranh thủ học tập các giáo sư hai nước bạn để sớm tiến đến tự đảm nhiệm được việc giảng dạy, cần thực hiện tốt phương châm liên hệ lý luận với thực tế trong giảng dạy, khuyến khích các học viên dùng lý luận tiếp thu được để tổng kết thực tế công tác, khuyến khích đội ngũ giảng dạy của nhà trường [lúc này chủ yếu còn làm công tác phụ đạo, trợ giảng] coi trọng việc tập dượt nghiên cứu khoa học.

    Năm 1964, sau khi đi học ở Trường Đảng Cao cấp Liên Xô về, tôi được Ban Bí thư Trung ương Đảng cử làm Viện trưởng Viện Triết học. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, mới mẻ đối với tôi, nhất là trong tình hình quan hệ giữa các đảng cộng sản và trong phong trào cộng sản quốc tế hồi đó và tác động của tình hình đó vào nội bộ Đảng ta và đội ngũ cán bộ. Việc đầu tiên quan trọng nhất mà tôi phải làm là xác định rõ phương hướng chính trị - tư tưởng và phương hướng hoạt động khoa học của Viện lúc đó. Nhận lời mời của Viện, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Trường Chinh đã đến phát biểu, cho những ý kiến chỉ đạo. Theo phong cách làm việc của mình, đồng chí Trường Chinh đã chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng bài nói của mình từ nội dung, kết cấu đến văn phong, ngôn ngữ. Bài nói về sau đã được đăng trên Tạp chí Học tập [nay là Tạp chí Cộng Sản].

    Năm 1968 tôi được đồng chí yêu cầu giúp việc, chuẩn bị cho việc viết bài Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi theo con đường Các Mác đã vạch ra. Những đồng chí đã quen giúp đồng chí viết cười bảo tôi: "Giúp cụ viết không dễ đâu nhé. Cụ đòi hỏi sự chuẩn xác, chặt chẽ không chỉ trong ý tứ, cấu trúc, mà cả trong văn phong, ngôn ngữ, cụ chữa từng dấu chấm, dấu phẩy, từng gạch nối đấy".

    Có thể không ít người cho rằng đấy là một sự cẩn trọng quá mức cần thiết. Nhưng xét vấn đề một cách nghiêm túc về thái độ trách nhiệm của người viết đối với độc giả thì đây là một thái độ mẫu mực mà mỗi chúng ta cần học tập. Ta biết các bản thảo của Mác đã được sửa đi sửa lại nhiều lần, lúc Mác còn sống mới xuất bản được Phần I bộ Tư bản, còn Phần II, Phần III chỉ được xuất bản sau nhiều năm với sự sửa chữa, biên tập của Ăngghen.

    Bản Di chúc của Hồ Chủ tịch được khởi thảo lần đầu tiên vào tháng 5-1965, và trong những năm còn lại cứ đến tháng năm, Người lại sửa chữa, viết thêm. Trong hồi ký của mình, đồng chí Vũ Kỳ [Thư ký riêng của Hồ Chủ tịch] cho chúng ta biết là Bác Hồ đã suy nghĩ về việc này từ đầu những năm 1960, sau khi đi dự Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân quốc tế từ Mátxcơva trở về.

    Dĩ nhiên, hai trường hợp trên đây ở Các Mác và Bác Hồ là những ngoại lệ về những bản thảo cực kỳ quan trọng, nhưng thái độ cẩn trọng của đồng chí Trường Chinh trong khi viết là điều chúng ta cần và có thể học tập được.

    Phần tôi tham gia viết bản thảo bài Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi theo con đường Các Mác đã vạch ra đã được sửa chữa khá nhiều. Qua việc sửa chữa của đồng chí, tôi đã học tập được nhiều điều bổ ích ở một cây bút thực sự là bậc thầy trong văn chính luận và viết về lý luận. Phải thành thật nhận rằng cho cả đến ngày nay không phải bao giờ tôi cũng đã thực hiện được nghiêm túc bài học của đồng chí Trường Chinh, thường đổ lỗi cho khách quan "vì mình quá bận, công việc quá nhiều". Đây là một khuyết điểm cần phấn đấu khắc phục.

    Nhưng sẽ là một sai lầm nếu cho rằng đồng chí Trường Chinh chỉ quen "dạy dỗ, sửa người". Là một người có tri thức uyên bác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, một người lãnh đạo có tầm nhìn vừa bao quát, vừa sâu sắc, đồng chí đồng thời là một người khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến của người khác, kể cả của cấp dưới và những người giúp việc cho mình.

    Trong bài viết của Trần Thanh in trong cuốn Trường Chinh và cách mạng Việt Nam có những đoạn viết rất hay về phẩm chất này của đồng chí Trường Chinh:

    Đồng chí thường nói với những người cùng làm việc: "Vấn đề này mình chưa rõ, nói cho mình nghe", "vấn đề này mình chưa đọc, đọc giúp mình", hoặc "xem lại hộ mình ý kiến này của Mác để hiểu cho thật chính xác"; nhất là câu nói sau đây của đồng chí: "Nếu người lãnh đạo có khi nào đó không tỉnh thì những người trợ thủ không được đam mê. Anh em hãy thẳng thắn nêu ý kiến, chúng ta cần trao đổi. Nếu ngại, sợ không dám nói thì không giúp được cho lãnh đạo".

[Còn nữa]

Video liên quan

Chủ Đề