Cải cách hành chính thuế ở Việt Nam

  • Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác xây dựng Đảng 15:43 | 08/01/2020
  • Năm 2020, Hà Nội sẽ đẩy mạnh cải cách hành chính trong xây dựng Đảng, kiên quyết chống bệnh quan liêu, giấy tờ, giảm hội họp, phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; sâu sát cơ sở; tập trung khắc ...
  • Thủ tướng: Bớt thủ tục sẽ bớt tham nhũng 08:03 | 02/04/2015
  • Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015 diễn ra trong ngày 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nêu rõ các “địa chỉ” có nguy cơ nảy sinh tham nhũng lớn mà còn yêu cầu các Bộ trưởng phải chủ động việc rà soát hoàn thiện, cải cách thể chế ...
  • Tháng 6, bệnh viện khám bệnh theo số thứ tự 15:40 | 28/02/2015
  • Đó là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của năm nay mà Bộ Y tế đề ra nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám chữa bệnh, góp phần giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

  • 06:21 | Thứ Năm, 23/09/2021

[QBĐT] - Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh đã tập trung triển khai và thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính [TTHC] về thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế [NNT].

Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành về kiểm soát TTHC, Cục Thuế tỉnh đã hướng dẫn và triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện công tác kiểm soát TTHC thuế tại tất cả các đơn vị trực thuộc trong toàn ngành; đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm soát TTHC trên tất cả các lĩnh vực từ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế đến hoàn thuế và hóa đơn...

Ông Đoàn Vĩ Tuyến, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Cục Thuế tỉnh đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ tới từng phòng chức năng và từng chi cục trong việc rà soát, kiểm soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; kiểm tra, rà soát các TTHC về thuế để đề xuất thay đổi hoặc xóa bỏ những thủ tục không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT; chỉ đạo việc thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC thuế của cá nhân, tổ chức đến giao dịch theo đúng thẩm quyền.

Bằng rất nhiều hình thức như: hướng dẫn qua điện thoại, gửi văn bản và thông qua bộ phận một cửa tại văn phòng Cục Thuế tỉnh và các chi cục thuế trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, những thắc mắc của NNT khi giao dịch đều được cán bộ chuyên môn của đơn vị giải đáp theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, nhằm thông tin rộng rãi về hoạt động và kết quả thực hiện cải cách TTHC, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, công tác truyền thông về cải cách TTHC luôn được Cục Thuế tỉnh quan tâm, chú trọng.

Đơn vị đã truyền tải đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật thuế, phí và lệ phí trên trang thông tin điện tử, gửi thư điện tử đối với các văn bản chính sách thuế mới, tổ chức triển khai dịch vụ thuế điện tử trong nội bộ ngành và kịp thời cho NNT.

Tại cơ quan văn phòng Cục Thuế tỉnh, các chi cục thuế và những nơi đông dân cư trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh đã công bố bộ TTHC thuế theo quy định của Bộ Tài chính; thực hiện niêm yết công khai toàn bộ 290 TTHC trong lĩnh vực thuế thực hiện tại Cục Thuế tỉnh [trong đó có 166 TTHC cấp cục thuế và 124 TTHC cấp chi cục thuế]; công khai đầy đủ, chi tiết các nhóm TTHC: đăng ký thuế, kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, hóa đơn, biên lai và thường xuyên cập nhật kịp thời các TTHC về thuế mới được bổ sung, sửa đổi, tạo thuận lợi cho NNT dễ dàng tra cứu.

Cải cách TTHC tạo thuận lợi cho người nộp thuế và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cục Thuế và các chi cục thuế đã xây dựng và phê duyệt quy trình giải quyết các TTHC và các quy trình nội bộ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015; triển khai thực hiện toàn bộ quy trình giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa theo nguyên tắc “4 tại chỗ” nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả TTHC được thực hiện ngay tại bộ phận một cửa theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng TTHC cụ thể; thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Đặc biệt, Cục Thuế tỉnh luôn chú trọng thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; thường xuyên rà soát, đề xuất nhằm nâng cấp, hoàn thiện các quy trình điện tử liên thông nhiều cơ quan, nhiều cấp, quy trình dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và các chức năng, tính năng của cổng dịch vụ công trên hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định.

Theo đó, đơn vị đã chủ động thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giữa hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia và các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ chuyên ngành; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai nộp thuế, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp lập tờ khai nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

Theo chị Nguyễn Thu Nhi, Công ty TNHH Phú Ninh, việc triển khai nộp thuế điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng. Thông qua hình thức nộp thuế điện tử, doanh nghiệp sẽ không mất không gian lưu trữ hóa đơn nhờ kho dữ liệu điện tử, từ đó, giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn, tăng cường khả năng bảo mật hóa đơn.

Nhờ đẩy mạnh công tác cải cách TTHC và hiện đại hóa ngành Thuế, trong 5 năm gần đây, Cục Thuế tỉnh luôn là một trong những đơn vị đứng tốp đầu của Tổng cục Thuế về chỉ tiêu nộp thuế điện tử.

“Thời gian tới, Cục Thuế tỉnh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các quy trình giải quyết TTHC phù hợp theo quy định hiện hành; rà soát và đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực do ngành Thuế quản lý, nhất là TTHC liên quan đến NNT; tăng cường tác tuyên truyền về CCHC thuế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác CCHC; đồng thời hiện đại hóa trong quản lý thuế thông qua việc thực hiện kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, duy trì tốt công tác ISO trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và CCHC trong lĩnh vực thuế”, ông Đoàn Vĩ Tuyến, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết thêm.

Số liệu báo cáo từ Cục Thuế tỉnh cho thấy: Chỉ riêng trong quý III-2021, ngành Thuế tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết TTHC thuế theo cơ chế một cửa với 25.659 hồ sơ được tiếp nhận, trong đó, 100% hồ sơ đã giải quyết, không có hồ sơ đang giải quyết và hồ sơ quá hạn.

Thanh Hải

Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Theo đó, hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu sau đây: Thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19.

Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin.

Đến năm 2025, mức độ hài lòng của người nộp thuế với sự phục vụ của cơ quan thuế đạt tối thiểu 90%; tỷ lệ hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện qua phương thức điện tử đạt tối thiểu 70%.

Tỷ lệ hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ nhận được đạt tối thiểu 80%.

Tỷ lệ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế bằng phương thức điện tử của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức đạt tối thiểu 98%; của cá nhân đạt tối thiểu 85%.

Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế giải quyết và trả kết quả đúng hạn đạt tối thiểu 98%.

Thuế giá trị gia tăng: Tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất

Một trong các giải pháp thực hiện Chiến lược là cải cách chính sách thuế.

Cụ thể, đối với thuế giá trị gia tăng, mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%; tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất; nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo lộ trình; rà soát điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu trừ cho phù hợp với thực tế; nghiên cứu áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng hoặc không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ.

Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo phản ánh đúng bản chất và phù hợp thông lệ quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng đơn giản, minh bạch và đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.

Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiếp tục thu gọn số lượng mức thuế suất để đơn giản biểu thuế nhập khẩu, phấn đấu đến năm 2025 số lượng mức thuế suất thuế nhập khẩu giảm từ 32 mức hiện nay xuống còn khoảng 25 mức vào năm 2025 và 20 mức vào năm 2030.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích gia tăng giá trị nội địa, hạn chế xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô; có chính sách ưu đãi phù hợp để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các cam kết quốc tế. Nghiên cứu sửa đổi các quy định về hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ và các quy định liên quan đến khu phi thuế quan, đảm bảo đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan, hạn chế gian lận thương mại, trốn thuế.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn; thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời, chuyển trọng điểm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư vào những ngành, nghề mũi nhọn và những địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Mở rộng cơ sở thuế phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; thực hiện các tiêu chuẩn phòng, chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu theo thông lệ quốc tế.

Đối với thuế thu nhập cá nhân, rà soát bổ sung đối tượng chịu thuế; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng điều chỉnh số lượng và các mức thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế phù hợp với bản chất của từng loại thu nhập, tạo điều kiện đơn giản trong quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, ngăn chặn các hành vi trốn, tránh thuế; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về miễn, giảm thuế phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và thông lệ quốc tế.

Đối với thuế tài nguyên, nghiên cứu sửa đổi quy định, giá tính thuế tài nguyên, sản lượng tài nguyên tính thuế; sửa đổi khung thuế, mức thuế và miễn, giảm thuế tài nguyên theo hướng minh bạch, rõ ràng, đảm bảo chính sách thuế tài nguyên tiếp tục là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên, khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị tài nguyên.

Nghiên cứu tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà

Đối với các loại thuế liên quan đến tài sản [bao gồm cả thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp], tiếp tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 để góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hoàn thiện theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất, đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đồng thời, xây dựng chính sách thuế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ đối tượng chịu thuế tài sản, số thuế phải nộp, đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với thuế bảo vệ môi trường, nghiên cứu mở rộng đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu để điều chỉnh khung và mức thuế bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo chính sách thuế bảo vệ môi trường là một công cụ kinh tế quan trọng góp phần hạn chế việc nhập khẩu, sản xuất và sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

Đối với phí và lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật phí và lệ phí theo hướng khai thác hiệu quả nguồn thu phí, lệ phí từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; thực hiện lộ trình tăng mức thu phí nhằm từng bước tính đủ chi phí trong mức thu phí; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích thúc đẩy xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng khoản thu hoặc thuế đối với các hoạt động, hình thức kinh doanh mới phù hợp với thực tế phát triển, đảm bảo quyền thu thuế, đánh thuế của Việt Nam phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn và theo thông lệ quốc tế. Rà soát, hoàn thiện chính sách về thu khác thuộc ngân sách nhà nước bảo đảm phù hợp với thực tế và đồng bộ với pháp luật chuyên ngành.

Chí Kiên


Video liên quan

Chủ Đề