Cách xưng hô tôi em trong Tôi yêu em

Tôi yêu em – Puskin – Tôi yêu em là bài thơ tình đặc sắc không chỉ Pu-skin, của thi ca Nga mà của cả nền thơ ca thế giới. Anh [chị] hãy phân tích bài thơ để thấy được những giá trị đặc sắc của thi phẩm nổi tiếng này. Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng

Tôi yêu em là bài thơ tình đặc sắc không chỉ Pu-skin, của thi ca Nga mà của cả nền thơ ca thế giới. Anh [chị] hãy phân tích bài thơ để thấy được những giá trị đặc sắc của thi phẩm nổi tiếng này

BÀI LÀM

Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy… mà điều quan trọng-là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao trái tim khác, khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Pus-kin là một bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Pus-kin đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn.

Pu-skin là nhà thơ Nga thiên tài,- người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. Nhà thơ nổi tiếng Giu-côp-xki đã Qua Pu-skin là “người khổng lồ tương lai”. Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Pus – kin. Ông là người ca sĩ của tự do. Pus-kịn còn  là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.

Tôi yên em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, của thi ca Nga và của cả nền thơ ca thế giới. Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có hai câu thơ lớn, mỗi câu 4 dòng thơ. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phần đều bắt đầu bằng cùng một cụm từ Tôi yên em. Thoạt nhìn tưởng như ý quân, trùng lặp, đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên,

Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa, 

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài. 

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, 

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

Con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức tay lặp lại nhưng cảm xúc có sự khác biệt.

Xét bề ngoài câu chữ, nhân vật trữ tình dường như thông báo việc rút lui chối bỏ say mê, dập tắt lửa tình [nhưng không để em bận lòng thêm nữa, hay hồn em phải gợn bóng u hoài]. Đó là trật tự lôgíc trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Nhưng trật tự logic đó chỉ là bé ngoài, còn trong sâu thầm tâm linh, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, bất chấp logic. Không nén được cảm xúc đó cứ bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em.

Hãy bàn rộng một chút về cách dùng đại từ nhân xưng trong bài thơ, Cách dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện tình yêu là cả một vấn đề. 

Người dịch đứng trước nhiều lựa chọn: Tôi yêu chị/ Tôi yêu cô/ Tôi yêu em/ Anh yêu em.. Kiểu xưng hô trước có phần trang trọng, khách khí-. Kiểu xưng hô sau lại quá thn thiết. Người dịch chọn kiểu xưng hô tôi yêu em là thỏa đáng vì nó nói lên đúng quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thẳm, vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình.

Tôi yêu em là cách nói không mới nếu không muốn nói là đã trở nên rất quen thuộc và xưa cũ. Trong lịch sử ngôn ngữ học, từ khi loài người biết yêu đã có cụm từ này. Tuy nhiên, với mỗi người khi bước vào tình yêu nó luôn luôn mới, đặc biệt mới ở cách thể hiện. Con người luôn chờ mong ở lời thổ lộ ấy những khao khát, đam mê, hồi hộp, những ngọt ngào, tha thiết…

Trong bài thơ, Tôi yêu em lặp lại nhiều lần như một điệp khúc. Đó vừa là một cách khẳng định không chút hồ nghi, băn khoăn, do dự, vừa là một sự thú nhận với tất cả sự chân thành thốt lên tự đáy lòng. Đó là khát vọng cháy bỏng của một trái tim yêu muốn được đáp lại. Đó còn là một lí luận của tình yêu: Tôi có quyền yêu em cho dù em có yêu tôi hay không. Tình yêu là thế. Lí luận của con tim nhiều khi bất chấp lí luận của khối óc.

Trong lời mở đầu, nhân vật trữ tình thú nhận :

Tôi yêu em đến nay chừng có thể.

Ngọn lửa tình chưa dễ đã tàn phai;

Nhưng không thể để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải đượm bóng u hoài

Quảng cáo

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.

“Ngọn lửa tình” có lúc bùng lên mãnh liệt, có lúc đằm lặng âm ỉ nhưng đó là cái âm ỉ của một, ngọn núi lửa lúc nào cũng có thể phun trào. Tình yêu âm thầm, đơn phương, có lúc chông chênh “không hi vọng” hỡi nhân vật trữ tình nhiều khi có cảm giác “tôi tìm em, em tìm ai ?”. Yêu một người là hạnh phúc vì yêu Vì khổ đau vì cảm giác tình yêu không được đền đáp. Nhân vật trữ tình có lúc rụt rè như một chàng trai mới lớn không dám đến gần để rồi ghen với cà những ánh mắt qua đường. Pus-kin trong thơ tình của mình đã nói rất nhiều về lòng ghen:

Trên đời này không có tra tấn nào

Đau đớn hơn những giày vò khắc nhiệt của ghen tuông

Tuy “hậm hực lòng ghen” nhưng nhân vật trữ tình là người dịu dàng, tao nhã, văn hóa tình yêu thể hiện khá rõ. Nét nổi bật nhất trong nhân cách yêu là “chân thành, đằm thắm”, đằm thắm, chân thành ngay cả khi “không hi vọng”. Đó là một mối tình tự nguyện, một tình cảm trọn vẹn giành cho người mình yêu.

Tóm lại, tình cảm của nhân vật trữ tình đắy đủ mọi sắc thái, mọi cung bậc, vừa rất con người với những đam mê, những hờn ghen… vừa mang tính lí tưởng bởi yêu hết mình và hiến dâng trọn vẹn.

Điều bất ngờ ở câu thơ kết là nhân vật trữ tình mặc dù “yêu chân thành, đằm thắm vẫn cầu mong cho người mình yêu có được người yêu “như tôi đã yêu em”. Theo lôgíc thông thường, người ta sẽ cầu mong cho người mình yêu cũng yêu mình.

Tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái lôgíc thông thường đó, mang đến cho câu thơ nhiều hàm chứa ý vị.

Yêu và trân trọng người mình yêu bởi nếu em không yêu tôi thì em đâu có lỗi. Cá chăng là vì thần tình yêu đùa ác đã bắn mũi tên tình ái vào trái tim tôi mà không qua trái tim em.

Câu thơ như một lời nhắn nhủ: Em hãy yêu người yêu em chân thành, đằm thắm nhất, mãnh liệt nhất, “như tôi đã yêu em”.

Dường như ẩn chứa trong đó còn có chút gì như là ý vị mỉa mai: “Nếu không có sự can thiệp của siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thế [R. Iacốpxơn]. Điều đó có nghĩa là: Không một ai yêu em như tôi đã yêu em!

Câu thơ còn biểu hiện một niềm hi vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: tình yêu chân thành lẽ nào không được đền đáp. Em cứ đi tìm. Tôi vẫn chờ đợi. Có thể em chưa nhận ra tôi chính là tình yêu thượng đế mạng đến cho em nhưng rồi một ngày nào đó em sẽ nhận ra. Ca dao Việt -Nam .Đó chính là sự gặp gỡ của nhũng trái tim nhân văn cao cả.

Nhân vật trữ tĩnh đã vượt lên thói ích kí tầm thường. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình : yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng.

Tôi yêu em phảng phất nỗi buồn của mối tình đơn phương nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Bài thơ dạy cho người ta biết yêu một cách cao đẹp.

Lời giãi bày tình yêu cua Puskin được thể hiện bằng hình thức giản dị mà tinh tế. Chất thơ của bài thơ chính là sự thành thực của người làm thơ “lòng nhân ái làm xúc động lòng người ở vẻ diễm lệ nghệ thuật của nó” [Bi-ê-lin-xki]. “Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì đến sự tô vẽ điểm nào cả” [Pus-kin].

TÔI YÊU EM A.X. Pu-skin Giới thiệu A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin [1799 - 1837], “Mặt trời của thi ca Nga", là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga" [N.A. Đô-brô-liu-bốp]. Không chỉ là một thi sĩ lừng danh [với hơn 800 bài thơ trữ tình], Pu-skin còn là tác giả của tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng “Ép-ghê-nhi Ò-nhê-ghin” [1823 - 1831] khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga, tác giả của bi kịch lịch sử hoành tráng “Bô-rít Gô-đu-nốp” [1825], người sáng tạo những trường ca sâu lắng “Ru-xlan và Li-út-mi-la” [1820], “Người tù Cáp-ca-dơ” [1821],... những truyện ngắn xuất sắc “Cô tiểu thư nông dân" [1830], “Con đầm pích” [1833],... những ngụ ngôn thâm trầm,... Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát Tự DO và TÌNH YÊU. Và ở thể loại nào, vàn chương Pu- skin cũng luôn là một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực. “Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, viết năm 1829. Bài thơ vón không tên, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt. Đọc - Hiểu văn bản Kết cấu ngôn từ của bài thơ Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài thơ gồm 2 câu lớn, mỗi câu 4 dòng thơ. Như thế trên thực tế bài thơ gần như gồm 2 phần. Cả hai phần đều bắt đầu bằng cùng một cụm từ “Tôi yêu em". Thoạt nhìn tưởng như ý quẩn, trùng lặp, đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên, con sóng sau to hơn con sóng trước, phần sau mạnh hơn phần trước. Tất nhiên không phải vì ở phần sau tác giả lặp đi lặp lại hai lần “tôi yêu em”. Phần đầu và phần sau của bài thơ được sắp xếp theo kết cấu đối vị. Tình cảm giãi bày ở phần một được láy lại và nâng lên một cung bậc cao hơn trong phần hai. Hãy so sánh: Tôi yêu em: đến nay chứng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai với: Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen. Hai câu 5, 6 cụ thể hóa, nói rõ thêm, nhấn mạnh lời khẳng định của nhân vật trữ tình trong hai câu 1, 2. Câu 4: Hay hồn em phải gợn bóng u hoài mới là ý định “đừng bước” không làm phiền thêm nữa từ phía chàng trai. Câu 8: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. bộc lộ ý định có vẻ như đứt khoát hơn của chàng trai trong việc chấm dứt quan hệ. Mạch cảm xúc trữ tình Ớ trên ta đã xem xét kết cấu qua bề mặt ngôn từ của bài thơ. Xét kết cấu bài thơ theo các lớp nghĩa ta có thể thấy ngay cái trật tự logic trong cách giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình. Trật tự đó dường như thông báo việc “rút lui”, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình của nhân vật trữ tình. Nhưng trật tự lôgic đó chỉ là bề ngoài, trong sâu thẳm tâm linh, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình cuồn cuộn chảy, bất chấp logic. Không nén được, cảm xúc đó chóc chốc lại bật lên như một điệp khúc: Tôi yêu em Nếu xét về mặt hình thức thì ở đây trật tự logic của suy nghĩ mâu thuẫn gay gắt với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, bởi vì lí trí bảo: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gạn bóng u hoài. Còn cảm xúc muốn: Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm. Đến đây ta có thể trả lời câu hỏi: Nhân vật trữ tình còn yêu không và tình yêu ấy như thế nào? Mâu thuẫn giữa trật tự logic và mạch cảm xúc, giữa lí trí và tình cảm bộc lộ sự day dứt, trăn trở trong lòng nhân vật trữ tình. Nó không tin rằng đây là mối tình “không hi vọng”. Mãnh lực của tình yêu không giảm mà tăng lên. Không những ngọn lửa tình chẳng tàn phai mà còn ngùn ngụt cháy: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Câu thơ cuối cùng là sự chối bỏ tình yêu hay vun đắp cho tình yêu? Nhà ngôn ngữ học Mỹ R.I-a-cốp-xơn cho rằng câu thơ này có ý mỉa mai: “Nểu không có sự can thiệp siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu khác giống như thế”. Ý vị mỉa mai của câu thơ chìm sâu lắm, rất khó thấy nhưng nhận xét của I-a-cốp-xơn thì rất tinh. Với câu thơ này, nhân vật trữ tình như muốn nhắn nhủ: Em hãy sáng suốt phân biệt vàng thau, chọn lựa cho đúng người yêu với tình yêu chân thành, đằm thắm. Nó tỏ ra rất hóm hỉnh. Về nhiều mặt, câu thơ cuối cùng rất độc đáo. Nó đột ngột về mặt ý nghĩa không phải vì ở đây bất ngờ chen thêm nhân vật thứ ba, “một người khác”. Nó hay vì hàm chứa rất nhiều ý nghĩa và bộc lộ cả sự say đấm lẫn sự rụt rè của nhân vật trữ tình. Cách xưng hô “tôi” và “em” Cũng có thể xem bài thơ này như một bức thư tình, một thông điệp nghệ thuật mà nhân vật trữ tình là người gửi. Tất nhiên người nhận là em. Ta chỉ có thể hình dung chút ít về em qua giãi bày cảm xúc của nhân vật trữ tình. Quan hệ của em và nhân vật trữ tình ra sao? Cách dùng đại từ nhân xưng trong xưng hô rất quan trọng và đầy ý nghĩa. Đặc biệt giữa những người khác giới vì nó biểu thị rõ rệt quan hệ giữa đôi bên. Khi dịch bài “Tôi yêu em”, người dịch đứng trước mấy sự lựa chọn: - Tôi yêu chị - Tôi yêu cô - Tôi yêu em - Anh yêu em Kiểu xưng hô 1, 2 có phần trang trọng, khách khí, xa cách. Kiểu 4 lại chỉ một quan hệ quá thân thiết. Người dịch chọn kiểu xưng hô 3 là thỏa đáng vì nó nói lên đúng quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dang dở giữa nhân vật trữ tình với “em”. Tóm lại, trong bài “Tôi yêu em”, chúng ta không biết được gì nhiều về tình cảm của em, chỉ qua cách xưng hô và lời giãi bày của nhân vật trữ tình ta mới đoán được chút ít thái độ, tình cảm của “em”. Nhân vật trữ tình không được thanh thản. Hình như giữa nó và “em” có gì không ổn, có gì trở ngại: Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng Hình ảnh nhân vật trữ tình Văn hóa tình yêu thể hiện khá rõ con người. Qua cách yêú của một con người có thể xét đoán anh ta là người như thế nào. Đây là cách yêu của nhân vật trữ tình: Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm Nó rất bình thường, rất người và cũng bị thói ghen tuông giày vò. Ghen tuông đi với tình yêu như hình với bóng. Pu-skin đã nói nhiều đến lòng ghen tuông trong tình yêu, ông coi đó là “nỗi buồn đen tôi” làm mụ mẫm đầu óc, ví nó với bệnh dịch hạch-. Trên đời này không có trò tra tấn nào Đau đớn hơn những giày vò khắc nghiệt của ghen tuông. [Bản thảo tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhè-ghin] Nhân vật trữ tình dịu dàng, tao nhã, chứ không sấn sổ {yêu âm thầm, không hi vọng, rụt rè]. Nét nổi bật nhất trong nhân cách nhân vật trữ tình là: Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm Những từ chân thành, đằm thắm luôn trở đi trở lại trong thơ Pu-skin. Ví dụ trong bài Em có tha thứ cho anh không, những mơ ước ghen tuông có những câu: Em đằm thắm quá !... ... Lời lẽ yêu đương Tràn ngập hồn em, xiết đỗi chân thành Người ta bảo tình yêu thường rất ích kỉ. Ghen tuông chính là biểu hiện cao độ của tính ích kỉ đó. Thói thường “yêu nên tốt, ghét nên xẩu". Khi yêu nhau, đôi lứa yêu đương ca ngợi nhau hết lời, lúc không vừa ý nhau hoặc chia tay nhau thì lập tức đổi giọng, thóa mạ, bêu xấu nhau. Nhân vật trữ tình cao thượng, trong sáng vì đã vượt được thói ích kỉ: Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Câu thơ này đưa tình yêu lên ngôi, làm chói sáng nhân cách con người. Ta bắt gặp thái độ cao thượng và sự trân trọng người tình trong nhiều bài thơ của Pu-skin. Nhà thơ viết trong bản thảo bài “Trên đồi Gru-di-a đêm xuống"'. Vẫn thuộc về em, anh lại yêu em, Không hi vọng và không mong ước, Như ngọn lửa hiến dâng, tỉnh yêu anh thanh khiết, Và dịu hiền như mơ ước gái đồng trinh. Ngắm nhìn cô gái đẹp, nhà thơ giãi bày tình cảm trong sáng, cao thượng: Chân thành chúc cô cuộc đời hạnh phúc, Hồn tươi vui, thoải mái vô tư, Tất cả - cả hạnh phúc của người cô lựa chọn, Người sẽ gọi cô là vạ của mình. {“Gửi K..”, 1832] Bài “Tôi yêu em” cũng như hàng loạt bài thơ tình khác của Pu-skin bộc lộ một nhân cách trong sáng, vị tha, cao thượng. ộ. Đặc sắc nghệ thuật Nhà phê bình Bi-ê-lin-xki khen ngợi cả nội dung và hình thức bài thơ: lòng nhân ái làm xúc động lòng người và vẻ diễm lệ nghệ thuật. Trong bài thơ này, Pu-skin dùng rất ít thủ pháp tu từ [điệp ngữ “Tôi yêu em”, cách dùng từ, đặc biệt là đại từ]. Nhà thơ không dùng những thủ pháp quen thuộc trong thơ nói chung, và thơ tình nói riêng như ví von, nói bóng gió, mượn điển tích,... để diễn tả những tình cảm mãnh liệt mà tế nhị, da diết nhưng không ích kỉ, tha thiết nhưng cao thượng. Pu-skin đã đúc kết quan niệm của mình về cách viết: “Còn như về bút pháp thì càng giản dị càng tốt. Điều chủ yếu là chân lí, sự chân thành. Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì tới sự tô điểm nào cả. Những tô điểm đó thậm chí làm hại đối tượng”. c. Tổng kết: “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Lời giãi bày tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề