cách xử lý tường bị ẩm, bong tróc

Tường nhà bị bong tróc là hiện tượng gặp khá phổ biến ở những căn nhà sau một thời gian dài sử dụng. Vì vậy cách xử lý tường bị phồng rộp, bong tróc là câu hỏi của rất nhiều người. Nội dung bài viết dưới đây, Cẩm Nang Nhà Đẹp sẽ mách bạn cách xử lý tường bị bong tróc hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Hiện tượng tường nhà bị bong tróc

Hầu như các ngôi nhà mới xây xong đều có những lớp sơn tường đẹp và bóng mịn. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài khi sử dụng, một số mảng tường có hiện tượng bị bong tróc hay tường nhà bị sùi khiến cho bức tường trở nên mất thẩm mỹ, gây nên bụi bẩn cho căn nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà quá cũ, lớp tường vôi hoặc sơn sẽ trở nên sần sùi, dễ bong và lộ ra lớp vữa gạch rất xấu.

Cụ thể là những căn nhà cấp 4 hoặc nhà tập thể cũ, tường đã quét vôi hoặc sơn lâu ngày sẽ xuất hiện hiện tượng tường bị muối hóa, mốc meo và nhiều mảng tường bị phồng lên. Do đó, khi thấy có những dấu hiệu này chúng ta phải xử lý tường vôi bị bong tróc ngay.

Hiện tượng bong tróc sơn tường gặp khá phổ biến tại các gia đình hiện nay

2. Nguyên nhân gây nên tường bị bong tróc

2.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân sơn tường bị phồng rộp là do tiếp xúc với nhiệt độ cao, những mảng tường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường hay xuất hiện các hiện tượng bong tróc này.

Hầu như những ngôi nhà xây từ thập niên 90 trở về trước đều xây bằng vôi vữa hoặc vữa tam hợp nên sau thời gian dài sử dụng tường dễ bị bong tróc, rộp. Bởi lẽ, lớp vôi vữa hoặc vữa tam hợp khi dùng để xây tường sau một thời gian sử dụng có độ hút ẩm tương đối cao, đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết nồm nên rất dễ bị mốc và phồng rộp.

Ngoài ra, do Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên chịu sự tác động của thời tiết là không thể tránh khỏi tình trạng bị muối tường. Muối tường là gì? Cụ thể muối tường là hiện tượng trên tường xuất hiện các mảng màu lấm tấm với kích cỡ khác nhau có màu trắng hoặc vàng nhạt. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch khi gặp phải nước. Tình trạng này thường xuất hiện ở những nơi tường ẩm ướt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Do kỹ thuật sơn không được đảm bảo, khi sơn không sơn lót hoặc không cạo lớp sơn cũ ra trước khi sơn lớp sơn mới lên. Hoặc cũng có thể là do sơn một lớp sơn quá dày hoặc quá đặc lên bề mặt tường nhẵn bóng.

Do quá trình trộn vôi vữa không đúng tỷ lệ giữa vôi, cát và xi măng. Sau một thời gian sử dụng vôi sẽ bị khô không có chất dính tới các mảng tường bị bong tróc.

Hay do trước khi sơn, thợ sơn không đánh ráp tường sạch bụi bẩn dẫn tới lớp các lớp sơn chồng chất, khi có mưa ẩm khiến các mảng tường tự động bong.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng bong tróc là do sử dụng lớp sơn kém chất lượng, khiến cho tường nhà bị sùi hoặc lớp sơn tường bị phồng rộp.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bong tróc sơn tường

3. Cách xử lý tường bị bong tróc

Cách 1: Cách xử lý tường bị muối, bị bong tróc

Chuẩn bị vật dụng gồm

  • Giấy nhám mịn
  • Sơn lót, sơn
  • Cọ sơn hoặc con sơn lăn
  • Xi măng, bay, cát

Cách thực hiện

  • Bước 1: Cạo bỏ đi lớp sơn cũ, bột còn sót lại, lưu ý bạn phải làm cho sạch
  • Bước 2: Sau khi cạo xong bạn dùng giấy nhám đánh những mảng tường sơn bị bong tróc, loại bỏ đi hết phần sơn cũ.
  • Bước 3: Quét sạch bụi

Bạn cần quét sạch bụi trên tường, nếu không khi sơn, sơn sẽ bám vào bụi chứ không bám vào tường. Như thế tuổi thọ của sơn như thế sẽ không cao được.

  • Bước 4: Tiến hành sơn lót bằng cọ sơn hoặc con lăn sơn. Để khô ít nhất trong vòng 1 ngày.
  • Bước 5: Bạn trét bột tường cho phẳng
  • Bước 6: Sơn lớp sơn đầu tiên bằng con lăn. Để lớp sơn đầu tiên khô trong vòng 24h, khi sơn khô tiến hành sơn lớp sơn thứ 2
  • Bước 7: Sơn lớp sơn thứ 2 và đợi đến khi khô. Sau khi sơn khô bạn có thể dùng các biện pháp để khử mùi sơn khó chịu
Cách sử dụng tường bị bong tróc đơn giản tại nhà

Cách 2: Sử dụng hóa chất đối với tường vôi vữa

  • Bước 1: Đục toàn bộ lớp vữa trát khu bức tường bị ẩm, bong tróc và rộp ra
  • Bước 2: Đục các mạch vữa tường sâu khoảng 1-1,5cm
  • Bước 3: Vệ sinh tất cả các mạch vữa xây tường, sau đó tiến hành miết vữa vào các vị trí mạch vữa đục sâu 1 1,5cm sao cho phẳng bằng mép gạch. Bạn sẽ miết bằng vữa mác 75, trộn tỷ lệ nước và sika latex 50 + 50 trộn vào lớp vữa.
  • Bước 4: Đợi khi lớp vữa miết mạch khô hẳn, vệ sinh sạch bề mặt cần trát lại.
  • Bước 5: Quét 2 lớp hồ dầu vào toàn bộ bề mặt tường
  • Bước 6: Chờ đến khi lớp hồ dầu khô hẳn, quét 1 lớp Sika latex + nước + xi măng theo tỷ lệ 1:1:4, rồi trộn với nhau rồi quét lên lớp hồ dầu và toàn bộ bề mặt tường cần trát.
  • Bước 7: Khi lớp Sika khô hẳn, tiến hành trát vữa mác 75 vào toàn bộ khu mặt tường mới trát là xong.
Sau khi áp dụng thành công cách xử lý tường bị bong tróc, bạn sẽ thay đổi được diện mạo mới cho bức tường của gia đình mình

Hiện tượng tường bị bong tróc là khá phổ biến, do đó khi gặp tình trạng này bạn cần phải áp dụng các cách xử lý tường bị bong tróc ngay. Bài viết trên đây hy vọng hữu ích tới bạn đọc, giúp bạn áp dụng thành công, xử lý hiệu quả những mảng tường bong tróc tại gia đình mình.

3.3/5 - [3 votes]

Continue Reading

Previous: Cách sửa nhà dột đơn giản hiệu quả và nhanh chóng
Next: Cách lấy sáng cho nhà ống hiệu quả nên áp dụng ngay

Video liên quan

Chủ Đề