Cách vệ sinh vì vải

Rất dễ để thấy sự xuất hiện của sofa vải bố trong không gian sinh hoạt của rất nhiều gia đình. Sofa lại là nơi dễ bám bẩn và khó vệ sinh sạch sẽ. Kích thước cồng kềnh và trọng lượng nặng nề khiến việc vệ sinh gặp khó khăn. Nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua việc làm sạch nội thất này nhé. Hãy xem cách giặt sofa vải bố sạch nhanh nhất trong bài viết này nhé!

Thông tin về sofa vải bố

1.Chất liệu

Vải bố còn có tên gọi khác là vải canvas. Vải bố được dệt từ sợi cotton thiên nhiên 100% hoặc được pha với chất liệu polyester. Phần trăm cotton càng cao thì giá thành cũng cao lên. Vải bố được ưa chuộng sử dụng trong lĩnh vực may mặc để làm: buồm, lều bạt, túi, rèm, các vật dụng công nghiệp

Các sợi vải bố dày, được dệt ngang tạo thành bề mặt sần đề, không mịn mướt, nhẵn nhụi như các loại vải khác nên còn gọi là vải thô. Thông thường trong lĩnh vực nội thất, người ta dùng tên gọi sofa vải bố là chủ yếu.

2.Ưu điểm

  • Ít thấm nước, ít bám bẩn: Chất liệu vải bố có vốn có khả năng kháng nước cao, vì thế sofa vải bố ít bị bám bẩn, dễ vệ sinh, lau chùi hơn các chất liệu khác [đặc biệt là sofa nhung, nỉ và sofa da thật khó làm sạch].
  • Độ bền cực cao: Các sợi vải bố dày dặn dệt ngang kết hợp với đặc tính ít thấm nước giúp kéo dài tuổi thọ của ghế sofa. Hơn nữa bạn có thể vệ sinh, chùi rửa thường xuyên hơn các chất liệu khác. [Tuy nhiên không giặt ghế sofa vải bố quá nhiều dễ làm bạc màu vải.]
  • Lành tính: Cho dù có pha thêm polyester nhưng phần trăm cotton thiên nhiên trong sợi vải vẫn chiếm 2/3, vì thế sofa vải bố lành tính và an toàn với da người.
  • Đa dạng màu sắc và bền màu: Một điểm được yêu thích của sofa vải bố là có nhiều màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn. Màu cũng bền chắc, lâu phai [trừ khi quá bẩn và bẩn lâu ngày].
  • Giá rẻ: Đây là yếu tố khiến sofa vải bố xuất hiện phổ biến trong rất nhiều gia đình. Giá thành của sofa vải bố trung bình chỉ khoảng 1/2 sofa vải da, thấp hơn chất liệu nhung, nỉ.

3.Nhược điểm

  • Lâu khô: Sofa vải bố ít thấm nước nhưng một khi ngấm nước [như trong lúc giặt] thì lại rất lâu khô. Nếu bạn làm đổ chất lỏng lên ghế nhưng để lâu không xử lý khiến nước ngấm vào trong thì đây là một mối nguy bởi lẽ: nước khó thoát ra bên ngoài, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hình thành ổ bệnh.
  • Không co giãn, độ thoải mái thấp: Chất liệu vải thô không có tính co giãn và bề mặt sần đều, thô ráp nên trải nghiệm sử dụng không tốt bằng các chất liệu khác. Sofa vải bố bền chắc không êm ái và mềm mại bằng sofa vải nỉ, vải nhung hay vải da.

Từ các đặc điểm ở trên của sofa vải bố, có thể thấy được nội thất này có sự dễ chịu, thoải mái trong việc vệ sinh. Bạn không cần phải chú ý quá nhiều điều như giặt sofa vải da. Dưới đây là cách giặt sofa vải bố sạch nhanh nhất dành cho bạn.

Cách giặt sofa vải bố sạch nhanh nhất

Bước 1: Dọn dẹp và hút bụi ghế sofa

Để việc làm sạch ghế được trơn tru và nhanh hơn, bạn cần dọn dẹp hết các đồ vật có trên ghế. Hãy chú ý đến các góc kẽ nơi hay có những đồ vật nho nhỏ mắc kẹt trong đó có thể làm hỏng máy hút bụi của bạn. Với những vết bẩn lớn như đồ ăn, vỏ kẹo có thể nhặt được bạn cũng làm sạch luôn nhé! Làm trống ghế để trong lúc vệ sinh không phải vừa làm sạch vừa dọn dẹp rất tốn công.

Vì sofa vải bố thô ráp nên nhiều gia đình sử dụng tấm drap ghế để thoải mái hơn. nếu có, hãy lột chúng ra và đem giặt bạn nhé!

Sau đó đến phần hút bụi ghế. Đừng tùy tiện lia đầu hút đi lung tung mà thực hiện theo các sau:

  • Dùng vòi hút nhỏ để hút trong các ngách, kẽ trước.
  • Kế tiếp dùng đầu hút lớn để hút các bề mặt rộng hơn. Hãy di chuyển đầu hút theo cả chiều ngang và chiều dọc bạn nhé!
  • Hút phía dưới ghế sofa
  • Hút bụi cả mặt sau ghế
  • Đừng quên 4 chân ghế

Bước 2: Làm sạch vết bẩn

Sau phần hút bụi là xử lý các vết bẩn cục bộ. Dù sofa vải bố dễ chịu hơn trong việc dùng nước giặt, chất tẩy rửa tuy nhiên bạn cũng đừng nhúng nước cả bộ sofa nhé. Hãy nhớ rằng vải bố cực kì lâu khô.

Với các vết bẩn thông thường, bạn chỉ cần nước giặt và bàn chải mềm [hoặc mua bàn chải chuyên dụng] là có thể làm sạch rồi. Riêng một số vết bẩn đặc biệt khác, bạn có thể sử dụng thêm một số dung dịch khác như:

  • Baking soda: Làm sạch vết đồ ăn, thực phẩm
  • Cồn: Làm sạch vết máu, vết mực bút bi

Bước 3: Làm khô sofa

Đây là bước rất quan trọng bởi vì sofa còn ẩm ướt sẽ:

  • Dễ làm bẩn lại sofa
  • Là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc phát triển
  • Gây mùi ẩm khó chịu khi dùng

Vì thế bạn cần làm khô hoàn toàn sofa vải bố của mình như sau:

  • Hút sạch nước trong quá trình xử lý vết bẩn. Bạn có thể dùng miếng bọt biển khô để hút, tuy nhiên chúng sẽ không hút được mạnh và nhiều bằng các đầu hút chuyên dụng của các công ty vệ sinh.
  • Bật quạt để sofa nhanh khô hơn hoặc để nơi thoáng. Hạn chế phơi sofa vải bố ngoài nắng gắt lâu vì chất liệu này không co giãn, sẽ bị cứng và giòn, nhanh hư hơn.

Với quy trình 3 bước này, bạn thấy đấy, việc giặt sofa vải bố cực kì đơn giản. Vì thế hãy thường xuyên vệ sinh nội thất này để tăng tuổi thọ, thẩm mĩ, trải nghiệm sử dụng cũng như đảm bảo sức khỏe của người dùng bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề