Cách vào đội tuyển học sinh giỏi

//www.youtube.com/watch?v=0GQVtiU4P9M

Ở video hướng dẫn trên, ở phần Đăng ký tuyển thẳng theo giải thưởng HSG Quốc gia/ Quốc tế [0:20], cho em học mục một "Thành viên đội tuyển QG dự thi Olympic" là mục dành cho các thí sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc tế, hay là các thí sinh tham gia đội tuyển học sinh quốc gia trở lên? Nếu là vế thứ 2, thì minh chứng cần tải lên có thể là những gì ạ?

Ở mục 2, em chỉ tham gia thi HSG QG năm lớp 12, chưa có giấy chứng nhận từ Bộ GDĐT thì có thể sử dụng minh chứng là gì?

Chuyên đề:TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN ĐỘITUYỂN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCSI.Đặt vấn đề :Như các đồng chí đã biết: Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc rất khó khăn, đòihỏi nhiều công sức của cả thầy và trò. Trong một vài năm gần đây, trong các kỳ thichọn học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, đội tuyển dự thi môn Toán nhìn chung đạtđược kết quả rất thấp [chất lượng giải không cao]. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồidưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bởi vậy, tôi xinthay mặt cho tổ Toán trong cụm 2 mạnh dạn trình bày “ Một số kinh nghiệm trongcông tác tuyển chọn đội tuyển và BDHSG ở trường THCS” để mọi người cùng thamkhảo và trao đổi.II. Thực trạng của công tác tuyển chọn đội tuyển hiện nay ở trường THCS:1. Thuận lợi- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kếhoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.- Hiện nay các trường được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy vàhọc tương đối đầy đủ, có thể đáp ứng được yêu cầu để việc dạy và học đạt kết quả tốt.- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều đồng chí có kinhnghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG.- Có nhiều HS chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên trong họctập.2. Khó khăn2.1. Về phía BGH nhà trường:- Phân công chuyên môn chưa thật sự hợp lý giữa các giáo viên- Chưa mạnh dạn quyết định đội tuyển cho từng môn theo năng lực, sở trường củaHS, còn để HS học nhiều môn thi cùng lúc.- Sắp xếp lịch dạy ôn HSG chưa khoa học2.2. Về phía giáo viên- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoànthành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, một số đồng chí còn cả công tác kiêm nhiệm; dođó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi đòihỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực công việclớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD HSG.- Ngoài ra, không phải không có trường hợp: Có những Thầy [cô] giáo giỏi nhưngchưa thật mặn mà với công tác BD HSG vì nhiều lí do khác nhau.2.3. Về phía học sinh- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa các môn thi HSG, các em không yên tâmvì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn khác trên lớp.- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thiHSG đạt được chưa cao.- Học sinh phải ôn nhiều môn thi HSG nên không còn thời gian để tự học, tự rènluyện thêm ở nhà.Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một vài năm tham gia công tácbồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác nàycần thực hiện tốt những công việc sau đây.III. Một số kinh nghiệm có tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả BD HSG1. Đối với BGH nhà trường:- Cần phân công công việc hợp lý, công bằng khách quan giữa các giáo viên- Quyết định thành lập đội tuyển một cách rõ ràng ngay từ đầu năm học- Sắp xếp thời gian ôn HSG một cách khoa học để HS có thời gian rèn luyệnthêm ở nhà khi GV BD cho yêu cầu về nhà.- Ngoài ra để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, lãnh đạotrường cũng cần quan tâm đúng mức về vật chất cũng như tinh thần nhằm động viênkhuyến khích thầy và trò như: Bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên có thành tích, cóchế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen thưởng kịpthời, đầu tư thỏa đáng kinh phí để mua các tài liệu bồi dưỡng.2. Đối với đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG:- Phẩm chất, uy tín, năng lực của người thầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trìnhhọc tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết địnhtrong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền hứng thú, niềm say mê môn học chocác em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầycô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu vềkiến thức chuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc,yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp.- Trong quá trình giảng dạy, sau mỗi chuyên đề phải kiểm tra kết hợp với việcchấm trả bài, để rèn luyện học sinh cách làm bài cũng như qua đó phát hiện các lỗhổng về kiến thức của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp.Giáo viên dạy cần xây dựng kế hoạch dạy học của mình theo từng tháng. Sau mỗitháng, tự mình đánh giá và rút kinh nghiệm cho tháng dạy tiếp theo. Giáo viên cầnnắm rõ năng lực từng học sinh, biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng em để cóhướng giúp các em phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Giáo viên dạy bồidưỡng cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm trongviệc dạy đối tượng học sinh giỏi để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết nănglực của mình.3. Công tác đánh giá, phát hiện học sinh giỏi- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện vàtuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “chọn giống của nhànông".- Phương châm giảng dạy là “Phải làm cho học sinh yêu thích môn học của mình,truyền ngọn lửa yêu thích môn học thì mới có hiệu quả trong giảng dạy” vì vậy trongcác bài giảng bên cạnh việc cung cấp các kiến thức thầy cô cần dạy cho học sinh lốisống, kỹ năng và những ứng dụng của kiến thức được học vào thực tế cuộc sống.- Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức,đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo.- Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếuthông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kìthi.- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộclộ cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó GV đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh.Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là:+ Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ, kĩ năngthao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới, kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếpcông việc.+ Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện haykhông? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới haykhông?+ HS có tinh thần vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn. Có khả năngtìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện đểthực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ những ngườixung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ nhữngngười xung quanh.Từ những biểu hiện trên GV đưa ra phương pháp bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, tàiliệu... để HS nhanh chóng tiếp cận.4. Công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi- Điều quan trọng nhất trong quá trình dạy học là làm cho học sinh yêu thích mônhọc, “thổi lửa” khơi dậy, nuôi dưỡng lòng đam mê học tập, khát khao khám phá củahọc sinh.- GV có thể giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng; rèn cho HS kĩ năng làmbài ở từng dạng, từng chủ đề. Sau khi trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của bộmôn, giáo viên chú ý nhiều hơn đến việc dạy học sinh phương pháp tự học. Cụ thể là:+ Giao chuyên đề, hướng dẫn học sinh tự đọc tài liệu …+ Tổ chức cho học sinh báo cáo theo chuyên đề, thảo luận, phản biện…+ Kiểm tra việc tự học, tự đọc tài liệu của học sinh; rút kinh nghiệm kịp thời.+ Sử dụng các thiết bị giảng dạy phù hợp; tăng cường thời gian thực hành.+ Đa dạng các hình thức đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giánhau và học sinh tự đánh giá.5. Về chương trình bồi dưỡng- Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đềchuyên sâu.- Đội ngũ này phải được phân công cụ thể, rõ ràng để phát huy khả năng và thếmạnh của từng người.- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từngmảng kiến thức.- Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc và tìm tài liệu, tích lũy kinh nghiệm,nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua.- Một yếu tố không thể thiếu trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là tài liệu.Giáo viên có thể sưu tầm tài liệu, các bộ đề thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, cácđề thi Violympic qua mạng Internet,…bằng nhiều nguồn. Đặc biệt thuận tiện nhấtthông qua Website của các trường THCS chuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh,trên mạng Internet... Ngoài các tài liệu, sách vở phù hợp với trình độ của các em đượccung cấp để các em tự rèn luyện thêm ở nhà, giáo viên cần giới thiệu địa chỉ cácWebsite nói trên để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.6. Về xây dựng phương pháp học tập của học sinh giỏi- Tôi cho rằng hướng dẫn HS tự học là điều rất quan trọng, vì con đường ngắnnhất để HS đạt được kết quả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu. Nhưng động lựcđể giúp các em tự học, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với mônhọc. Vậy làm sao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh? Tôicho rằng người thầy có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài việc học và làm các bài tậpGV yêu cầu HS phải thường xuyên tự đọc và nghiên cứu các loại sách mà GV đã giớithiệu hoặc hướng dẫn và có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thứckhác nhau.- Trong công tác BD HSG, GV chủ nhiệm đội tuyển là người quản lí chính việctự học của các em trên lớp trong thời gian không có buổi học đội tuyển. Chính trongthời gian này các em nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức, trao đổi phương pháp giảibài tập, từ đó hoàn thành việc trả bài cho thầy cô được đầy đủ hơn.- Ngoài ra thì việc chăm lo cho các HS từ khi các em vào đầu năm học cho đếnkhi vào đội tuyển cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của các kỳ thi. Thườngxuyên liên lạc với gia đình nhất là những HS có gia đình ở xa, những em có hoàn cảnhkinh tế khó khăn, hoàn cảnh gia đình đặc biệt rất cần sự động viên thường xuyên củathầy, cô và các bạn bè trong lớp để các em yên tâm học tập.Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác BD HSG thì người giáo viên phảithường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ, phải liên tục cập nhật nâng caokiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầucủa các kỳ thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh. Ngoài ra việc tổ chức chọn lựa chínhxác và thành lập đội tuyển học sinh giỏi sớm, có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡngđội dự tuyển, rồi đội tuyển chính thức cũng là khâu hết sức quan trọng để đạt đượcthành công.Tóm lại, để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả trong trường phổ thôngcần:- Xây dựng đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, có năng lực, có kinh nghiệm, đảm nhiệmđược các chuyên đề của từng môn học.- Phát hiện ra được những học sinh thật sự có tư chất, năng khiếu, lòng đam mêmôn học.- Có đầy đủ các tài liệu của môn học để nhân bản cho học sinh tự học, tự nghiêncứu [ tài liệu tốt nhất là vở của các học sinh giỏi năm trước được giữ lại cho các họcsinh năm sau].- Có chế độ đãi ngộ phù hợp, có quy chế thi đua cho giáo viên dạy bồi dưỡng vàcho học sinh. Thông thường, thủ trưởng nào thì phong trào ấy. Một khi hiệu trưởngđam mê bồi dưỡng học sinh giỏi, chắc chắn thành tích học sinh giỏi của trường sẽkhông ngừng được tăng lên. Theo bản thân tôi, năm yếu tố cơ bản và cốt lõi tác độngđến kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là: Tài nghệ của giáo viên, tài năng của học sinh,tài liệu bồi dưỡng, tài chính để hỗ trợ, động viên, khen thưởng và tâm huyết của thầyvà trò.Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi đã rút ra được trong quá trìnhchọn lựa đội tuyển, bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Chắc chắn rằng các đồng chí,đồng nghiệp, có những ý kiến và giải pháp khác quý giá hơn rất nhiều. Rất mongđược sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp, để trường chúng tôi có thểlàm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của Nhà trường và sự nghiệpgiáo dục của địa phương.Hiệu trưởngMAI CÔNG VÀNTân Phong, ngày 9 tháng 10 năm 2016Giáo viênPHẠM VĂN LỢITHAM LUẬNCÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSGMÔN: LỊCH SỬ 9I. CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG MÔN LỊCH SỬ Ở THCS:- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi [HSG] các môn văn hóa là một trong các mũinhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài chonhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung.- Trong những năm gần đây công tác nhà trường đã xác định rõ vai trò của công tácgiảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp nên đã đề ra kế hoạch và phân côngcụ thể ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc khó khăn và lâu dài,đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Hằng năm, qua các kì thi học sinh giỏi vònghuyện, vòng tỉnh môn lịch sử cũng tham gia bồi dưỡng nhiều năm.II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:1. Thuận lợi:- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụthể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có trình độ trong công tác bồidưỡng HSG nhiều năm liền, tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp khác để tìmphương pháp và tài liệu phù hợp để giảng dạy đạt kết quả cao.- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, đa số học sinh có ý thức học tập tối vàcó ý thức phấn đấu vươn lên, có ý thực tự học ở nhà, tìm thêm tài liệu trên mạng để bổtrợ cho kiến thức.2. Khó khăn:- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà, vừa phảihoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làmviệc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.- Học sinh học chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những mônkhác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian cho việcbồi dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.- Đa số học sinh cho đây là môn phụ không phải là những môn chính nên các emkhông muốn tham gia vào đội tuyển HSG, cha mẹ các em cũng ít quan tâm và khônghướng cho các em học môn này, để thời gian học môn chính.- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh nghiệmcủa bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu từ mạng, các sách thamkhảo, học kinh nghiệm từ đồng nghiệp.III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁCBỒI DƯỠNG HSG:1. Đối với Ban giám hiệu:- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lí, lựa chọn giáo viên có nănglực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng phân côngtheo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viênyên tâm ôn có chất lượng.Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy2-3 buổi/ tuần [trái buổi học cho chính khóa], tránh trường hợp môn chính chiếm hếtHS khá giỏi vào đội tuyển ôn trước còn lịch sử không có nguồn để sau.- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học sinh nâng cao trìnhđộ, chuyên môn nghiệp vụ, có tài liệu hướng dẫn ôn và kiểm tra cụ thể.- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên vàhọc sinh tham gia bồi dưỡng HSG tạo điều kiện cho HS ở xa đi học được thườngxuyên, các em có ý thức tự học cho mình.2. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:Qua thời gian tham gia công tác bồi dưỡng HSG, tôi nhận thấy để nâng cao chấtlượng trong công tác này cần thực hiện tốt các công việc sau:- Muốn có HSG phải có thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tựrèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm từ lớp 6-9 với hai mảng: lịch sử thế giới vàlịch sử Việt Nam, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy”cho học sinh noi theo.- Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn họcsinh khâu này rất quan trọng. Phải dựa trên cơ sở bài khảo sát chất lượng đầu năm,các giờ học trong những tuần đầu đối với học sinh và kết quả của năm trước đó. Tôilựa chọn những học sinh yêu thích thật sự môn lịch sử và phải có tinh thần tự giáchọc, biết tìm tòi, tham khảo.- Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh tôi lập kế hoạch cho mình mộtcách cụ thể tránh tình trạng hiểu đâu dạy đó.- Khâu tiếp theo là chỗ học phải yên tĩnh không phân tán khi học thì việc nắm bắtbài sẽ dể dàng hơn.* Về chương trình bồi dưỡng:- Tôi biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể cho khối lớpmình phụ trách, về từng mảng kiến thức, rèn kĩ năng ngôn ngữ theo số tiết đã quyđịnh, đảm bảo việc đào sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh.- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy để tránh việc trùng lặp chương trìnhbồi dưỡng cần có sự liên thông suốt 4 năm liền [từ lớp 6 – lớp 9. Điều kiện này đòihỏi giáo viên phải dạy qua các khối lớp để nắm bắt kiến thức theo một trình tự].* Tài liệu bồi dưỡng:- Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và tỉnh khác thông quacông nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìmđọc tham khảo các tài liệu hay hướng dẫn học sinh, nhất là các sách tham khảo bài tậpthực hành.- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với nhữngtrình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệucác địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức sẽgiúp học sinh nâng cao kĩ năng nhớ.* Về thời gian bồi dưỡng:- Để chương trình bồi dưỡng HSG có hiệu quả thì nhà trường phải có kế hoạchbồi dưỡng ngay từ ở trong hè, liên tục và điều đặn không dồn ép ở những tháng cuốitrước khi thi, tạo điều kiện để môn lịch sử có học sinh giỏi.Sau đây tôi xin nêu một vài giải pháp cụ thể cho việc ôn thi HSG như sau:*Ở khối 8:- Phần lịch sử thế giới ôn nối tiếp lịch sử cận đại và tới hiện đại, giúp HS hệ thốngđược kiến thức trọng tâm theo sơ đồ tư duy từ đó HS nắm được kiến thức tiếp theocủa lịch sử 9 theo từng nội dung cụ thể.- Phần lịch sử Việt Nam:+ Hệ thống hóa kiến thức từ 1858 đến 1918.+ Giúp HS nhớ lại kiến thức lịch sử Việt Nam đã hoc. Từ đó các em nắm đượcmối liên quan đến nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.+ Từ kiến thức đó các em tham khảo sách để nắm kiến thức trọng tâm để ghinhớ sau đó làm các đề thi sưu tầm trên mạng vừa làm bài vừa ghi nhớ kiến thức theohệ thống câu hỏi.* Khối 9:- Phần lịch sử thế giới:[1945 đến nay]+ Ôn kiến thức của các nước tư bản Âu – Mĩ đến sau chiến tranh thế giới thứhai.+ Các nước Á, Phi, Mĩ La – Tinh, trong cuộc chiến tranh thế giới, giải phóngdân tộc và các thành tựu của các nước.+ Ôn theo chủ đề hoặc nội dung chính của từng bài.Từ đó HS sẽ dễ dàng nhớ kiến thức và tích hợp với kiến thức của những nămtrước đã học, tránh tâm lí căng thẳng vì kiến thức quá nhiều.- Phần lịch sử Việt nam: [1945 đến nay]+ Ôn theo giai đoạn thực dân Pháp xâm lược 1919 đến 1945.+ Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 2000.+ Ôn theo chủ đề hoặc nội dung chính của từng bài.Từng phần kiến thức cho HS lập bảng niên biểu, vẽ sơ đồ tư duy, tập làm câuhỏi giải thích, phân tích, so sánh rồi nêu suy nghĩ để kết hợp rèn luyện kĩ năng làmbài, kĩ thu thập thêm kiến thức lịch sử hiện đại của Việt Nam và thế giới để mỏ rộngthêm sự hiểu biết.3. Đối với học sinh:- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập nhất là khi học các sự kiện.- Phải yêu thích môn học, say mê học tập và ham học hỏi, tìm tòi, nắm vững kiếnthức nhất là các bảng niên biểu.- Phải cần cù tích lũy và chăm chỉ rèn luyện, ngoài việc đọc sách giáo khoa, họcsinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác, học bắt cứ ở đâu nếu thấy rằngthuận tiện cho việc nắm bắt kiến thức.4. Đối với phụ huynh:- Quan tâm tạo điều kiện, động viên, khuyến khích con em học tập tốt hơn.- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cho con em mình theo yêu cầu của bộ môn.- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập củacon em.5. Ý kiến:Tôi nghĩ rằng, kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không phụ thuộcrất lớn ở các em học sinh về ý thức học và ý thức yêu thích bộ môn.IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:Để bổ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các cấp quản lí cũng cần quantâm đặt biệt và có những biện pháp:- Ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức, đoàn thể đối với học sinh đạt giải.- Quan tâm theo dõi và đáp ứng các nghiên cứu chính đáng của giáo viên về họcsinh về phòng học, mua tài liệu, pho to bài học, bài tập làm trên lớp cũng như ở nhà,tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc được thông tin trên mạng.Trên đây là báo cáo tham luận về các giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng gópcủa đồng nghiệp để hoàn thành nội dung tốt hơn và phương pháp tối ưu để đạt kết quảtrong kì thi sắp tới.Tân Phong, ngày 06 tháng 10 năm 2016Hiệu trưởngGiáo viênMAI CÔNG VÀNQUÁCH VĂN HỒNGTHỰC HÀNHBÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU ÁVì sao nhiều người dự đoán thế kỉ XXI là “ thế kỉ của châu Á” ?Thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á vì:* Chính trị:- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Á là thuộc địa và nửathuộc địa của tư bản phương Tây.- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triểnmạnh khắp châu Á. Cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á giànhđược độc lập: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, ... Nửa sau thế kỷ XX, châu Ákhông ổn định các nước đế quốc xâm lược ĐNÁ, Tây Á, ...* Kinh tế:Là khu vực phát triển năng động nhất, sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế trởthành những con rồng châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po,Ma-lai-xi-a, Thái Lan.- Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn đạt nhiều thành tựu to lớn. Từ một nước phảinhập khẩu lương thực nước ngoài, Ấn Độ áp dụng “Cách mạng xanh” trong nôngnghiệp tự túc được lương thực cho một số dân hơn 1 tỉ người. Công nghiệp phát triểnvươn lên cùng các cường quốc lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, công nghệphần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ...- Trung Quốc tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước[GDP] trung bình hàng năm tăng 9,6 % , đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Đời sốngnhân dân nâng cao rõ rệt. Phóng tàu, đưa người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT,Trung Quốc vươn lên hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ.- Nhật Bản trong những năm 50-70 của thế kỉ XX, phát triển với tốc độ “ thần kì” .Tổng sản phẩm quốc dân đạt 402 tỉ USD [1973]. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàngnăm là 15% [1950-1960], 13,5% [1961-1970].- Từ năm 1968 đến 1973, kinh tế Xin-ga-po bình quân hàng năm tăng khoảng 12%và trở thành “con rồng”châu Á.- Từ năm 1965 đến năm 1983, ở Ma-lai-xi-a, tốc độ tăng trưởng là 6,3% mỗi năm.- Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao:1987-1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là11,4%

Video liên quan

Chủ Đề