Cách trồng cây vối trong chậu cảnh

  • Cây bóng mát

Cây vối Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc cây vối

By
Bao Khuyến Nông
-
Tháng Hai 17, 2020
0
29

Nói đến cây vối chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới một thứ nước dân dã được nhiều người yêu thích, ngon miệng và dễ uống, nó được hãm từ lá vối và nụ vối. Loại nước này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, chống đầy bụng. Đây là một thứ đồ uống dân dã, rất thông dụng ở những vùng thôn quê, nước vối dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh. Để hiểu rõ hơn về công dụng, đặc điểm hay cách trồng cây vối, hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ ở bài viết dưới đây nhé.

Cây vối là gì?

  • Tên khoa học làCleistocalyx operculatus
  • Họ: Sim [Myrtaceae]

Nguồn gốc: cây mọc nhiều ở những vùng nhiệt đới còn ở nước ta cây vối thường mọc hoang dã hay được trồng nhiều ở miền Bắc.

Hình ảnh qủa vối và hoa vối

Đặc điểm nổi bật của cây vối

Cây vối là cây thân gỗ nhỏ chiều cao trung bình chỉ khoảng chừng 5-6m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm nếu được chăm sóc cẩn thận trong môi trường thích hợp. Lá vối thuôn dài, nhọn ở phần đầu, phiến lá vối dai, khá cứng, cuống lá dài khoảng 1-1,5cm. lá vối có 2 loại là lá vối nếp và lá vối tẻ, lá có màu xanh mát mắt, thường thì lá vối tẻ sẽ có kích thước to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc có thể lớn hơn bàn tay người, lá có dạng hình thoi mà xanh thẫm.

Hình ảnh quả vối

Hoa vối gần như không có cuống hoa, hoa thường mọc và nở thành từng chùm nhìn rất đẹp mắt, hoa chủ yếu nở nhiều vào mùa xuân nhưng cũng có những hoa nở muộn vào đầu hè. Hoa vối có màu lục nhạt, có khi là màu trắng tinh khôi đặc biệt, lá, cành non và những nụ vối có mùi thơm rất dễ chịu, nhất là nụ vối có lẽ vì thế nó trở thành một thức uống gây nghiện co con người.

Hình ảnh lá vối khi lớn

Quả vối xuất hiện nếu như hoa được bung nở hết cánh, quả có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát có khi nhặng đắng. Quả vối có hình trứng, đường kính trung bình từ 7-12mm, khi quả chín nó có mày tím sẫm, bên trong có chứa dịch.

Tác dụng của cây vối

Cây vối nói chung hay lá vối nói riêng có khá nhiều tác dụng, đặc biệt là lá vối, trong lá vối chứa chất tanin có tác dụng đặc biệt trong việc bảo vệ và chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột, không chỉ thế tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh nên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, lá vối còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày hay các bệnh viêm nhiễm ngoài da

Quả vối chín

Theo kinh nghiệm dân gian của cha ông ta xưa kia thì lá vối tươi đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn hẳn so với lá đã được phơi khô, nấu lá vối tươi uống nước sẽ trị được những bệnh như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da ngứa, lở loéthoặc có thể vò nát là vối tươi hoặc nấu để gội đầu chữa bệnh chốc lở cũng rất hiệu quả.

Hình ảnh cây vối được trồng lâu năm

Nước vối được sử dụng như một thứ nước uống giải khát, thanh nhiệt cho những ngày nắng nóng, nếu được nhâm nhi một cốc nước vối đá con người ta sẽ cảm thấy mát mẻ, thoải mái hơn rất nhiều. Nước vối còn có tác dụng lợi tiểu, làm mát không chỉ dùng trong mùa hè, quanh năm uống nước vối cũng không có vấn đề gì nhé. Nước vối có mày đỏ nâu nhạt, ướng vào lại có vị đắng nhẹ nhưng sau mới thấm vị ngọt, hương thơm ngai ngái.

Theo nghiên cứu, sau khi uống trà nụ vối liên tục trong vòng 3 tháng thì những người bệnh đang bị tiểu đường sẽ giảm được lượng đường huyết đáng kể. Nó không chỉ hạn chế đường huyết tăng lên sau ăn mà còn hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa những biến chứng đái tháo đường khi muốn điều trị lâu dài. Bên cạnh đó lá vối còn kết hợp với một số loại lá khác được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh như bị đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng hay các chứng đầy bụng khó tiêu

Mô tả về dược liệuLá vối

1.Đặc điểm cây thuốc

Cây lá vối là một loại thực vật có hoa, thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12 15 m. Vỏ cây lá vối có màu nâu đen, nứt dọc, cành cây tròn hoặc thỉnh thoảng có hình 4 cạnh nhẵn.

Lá vối có hình trái xoan, ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Hai mặt là màu xanh nhạt, có đốm nâu, phiến lá dày, dai, cứng. Lá già có nhiều chấm đen ở mặt dưới lá. Lá dài khoảng 8- 9 cm, rộng 4 8 cm, cuống lá ngắn khoảng 1 đến 1,5 cm.

Hoa lá vối gần như không có cuống, màu trắng lục mọc thành 3 5 cụm trải ra ở những nách lá đã rụng. Nụ hoa vối dài nhỏ có 4 cánh, nhiều nhị.

Cây lá vối ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7. Sau đó kết quả, quả hình cầu hoặc hình trứng thuôn dài, nhăn nheo có đường kính khoảng 7 12 mm, nhám, có chứa dịch bên trong, khi chín màu tím hoa sim.

2.Dược liệu

Bộ phận dùng làm thuốc: Nụ hoa, vỏ thân, lá.

3.Phân bố

Cây lá vối là loài cây nhiệt đới phân bố rộng rãi ở nhiều nơi ở châu Á, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam,Ở nước ta, lá vối thường mọc hoang ở bờ hồ, suối và trồng ở nhiều nơi để lấy lá, nụ hoa pha trà, hãm nước để uống.

Khu vực phân phối cây lá vối phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Trung du Bắc bộ như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thanh Hóa, các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Vũng Tàu,

4.Bộ phận sử dụng

Lá vối và nụ hoa được dùng để làm trà, nấu nước uống điều trị một số bệnh lý.

5.Bào chế thuốc

Lá vối, nụ hoa có thể dùng tươi hoặc ủ lên men trước khi dùng đều được.

Cách ủ lá, nụ vối: Lá và nụ vối sau khi thu hoạch, rửa sạch nhựa, để thật ráo nước. Cho vào thúng, rỗ tre sau đó dùng rơm rạ phủ lên trên cho đến khi lá hoặc nụ chuyển sang màu đen thì lấy ra phơi khô, lưu trữ và sử dụng dần. Mục đích của việc ủ lá vối là để phá hủy các chất diệp lục bên trong lá và loại bỏ mùi nhựa, từ đó chất lượng nước vối sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, người ta cũng thu hoạch lá vối và nụ vối tươi để phơi khô làm thuốc.

6.Bảo quản

Bảo quản lá vối khô, lên men trong thùng, hộp kín, tránh nơi có nhiệt độ quá cao, ẩm ướt và sâu bọ, côn trùng.

7.Thành phần hóa học

Trong lá vối có chứa tamin, một số khoáng chất, vitamin và khoảng 4% tinh dầu. Do đó, lá vối thường có mùi thơm dễ chịu và có chất kháng sinh chống lại nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Trong nụ vối có chứa Beta Sitosterol có khả năng chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ kháng sinh và làm giảm lượng mỡ trong máu.

Các bộ phận khác nhau của lá vối có thể chứa sterol, chất béo, tanin catechic và gallic. Nụ và lá vối có chứa acid triterpenic.

Bài thuốc sử dụng Lá vối

1/ Chữa lở ngứa, chốc đầu

Sử dụng một lượng lá vối vừa đủ nấu nước để tắm, gội đầu và vệ sinh kỹ ở nơi lở ngứa, chốc lở.

2/ Chữa bỏng

Lấy vỏ cây lá vối cạo phần vỏ thô, rửa sạch, để ráo nước mang đi giã nát. Hòa với nước sôi để nguội sau đó lọc lấy phần nước thoa lên chỗ bỏng.

Bài thuốc có thể làm tăng tiết dịch, giảm sưng phồng, làm dịu các cơn đau và hạn chế sự phát triển của vi trùng.

3/ Viêm da lở ngứa

Sắc nước lá vối đặc, lấy nước bôi vào vùng viêm da, lở ngứa để điều trị.

4/ Chữa viêm đại tràng mãn tính

Người bệnhviêm đại tràng mãn tính, thường xuyên đi ngoài ra phân sống, đau bụng âm ỉ có thể dùng khoảng 200g lá vối tươi, vò nát, hãm với 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ, dùng uống thay nước.

5/ Chữa đầy bụng khó tiêu

Dùng 6 12 g thân cây vối, sắc lấy nước đặc dùng uống 2 lần trong ngày.

Hoặc có thể dùng 10 15g nụ vối sắc lấy nước đặc, uống 3 lần trong ngày.

6/ Giảm mỡ máu

Sử dụng 15 20g nụ vối, hãm lấy nước, dùng uống như nước trà hoặc có thể nấu thành nước đặc, chia thành 3 lần uống trong ngày. Thường xuyên sử dụng để thấy hiệu quả điều trị.

7/ Chữa bệnh tiêu chảy

Bài thuốc thứ nhất:

Dùng 100g vỏ thân cây vối, vỏ thân cây sung 100g, lá phèn đen 100g, 100 g lá ơi tươi, 50 g hạt vải, 50g vỏ cây đại và 30 g quế mang đi sấy khô, tán thành bột mịn. Mang bột này luyện thành hồ rồi làm thành hoàn, đường kính bằng hạt đỗ đen. Mỗi lần dùng 12g, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai:

Sử dụng 3 chiếc lá vối, vỏ ổi rộp 8g, núm của quả chuối tiêu 10g mang đi thái nhỏ, phơi khô. Sau đó sắc cùng với 400ml nước, đến khi cạn còn 100ml là được.

Khi dùng chia làm 2 lần, uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 2 3 ngày để thấy hiệu quả sử dụng.

8/ Chữatiểu đường

Dùng 15 20g nụ vối sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Hoặc sử một lượng nụ vối vừa đủ hãm với nước sôi uống thay trà.

9/ Chữa viêm gan vàng da

Sử dụng 200g rễ hoặc thân cây lá vối hãm với nước sôi dùng uống hàng ngày.

10/ Chữa lạnh bụng, cơ thể mệt mỏi

Dùng 16g lá vối khô, trần bì 16g, cam thảo 8g mang đi tán thành bột mịn. Cho thêm 3 lát gừng tươi sắc thành nước uống hoặc pha 25 30g với nước dùng uống hàng ngày.

11/ Hỗ trợ điều trị Gout

Nụ vối hoặc lá vối sắc lấy nước uống hàng ngày có thể hỗ trợ tiêu tích, làm tan khoáng chất Uric, từ đó góp phần hỗ trợđiều trị bệnh Gout.

Lưu ý: Bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế tư vấn, hỗ trợ và phương pháp điều trị của bác sĩ.

12/ Hỗ trợ tiêu hóa cho phụ nữ mang thai

Lá vối hãm nước uống như trà có thể giúp phụ nữ mang thai hấp thụ các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời sử dụng nước lá vối cũng làm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ thống tiêu hóa. Điều này góp phần đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ và bé.

13/ Giúp lợi sữa

Sử dụng nước đun lá vối hoặc trà lá vối ngay từ đầu thai kỳ có thể làm tăng chức năng tuyến sữa, tăng cường sức khỏe và đảm bảo thể chất khi sinh con.

14/ Lợi tiểu, giải độc

Dùng lá vối nấu với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà hoặc nước giải khát có thể thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt và hỗ trợ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

15/ Giải độc lá ngón

Sử dụng một nắm lá vối tươi giã nát, cho thêm một ít nước dùng uống trực tiếp hoặc bơm vào dạ dày để giải độc lá ngón.

Cách trồng và chăm sóc cây vối

Theo tài liệu nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi, lá và nụ vối có chất kháng sinh thực vật, diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, kể cả vi trùng Gram- và Gram+. Theo đông y, vối có vị hơi chát, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt giải biểu, tiêu trệ, sát khuẩn. Dân gian thường dùng lá, vỏ, thân, hoa làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. Nghiên cứu của Viện Đông y cho thấy nụ vối và lá vối có tác dụng kháng sinh đối các nhiều loại vi khuẩn như Gram+, Gram-, Streptococus [hemolytic và staman], vi trùng bạch hầu, Staphyllococcus, Pneumcoccus, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, và không gây độc hại đối với cơ thể. Cây vối có tiềm năng chữa bệnh rất cao.

1. Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Chọn cây khỏe mạnh, không sau bệnh.

2. Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Vối có thể được trồng quanh năm, thời gian thích hợp nhất là đầu mùa mưa, mùa xuân hàng năm. Mật độ: cây x cây:2m, hàng x hàng 2m.

Hình ảnh giống cây vối

3. Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm đất theo hố, theo băng hoặc toàn diện, tùy thuộc vào biện pháp xử lý thực bì cho từng độ dốc. Phương pháp: Đào hố thành hàng theo đường đồng mức, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm. Thời gian tiến hành đào hố trước khi trồng là 15 20 ngày, lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt tơi xốp trước khi trồng từ 15 20 ngày.

4. Phân Bón Lót

Bón lót phân chuổng hoai mục trộn đều với đất tơi xốp.

5. Kỹ thuật trồng cây Vối Nếp:

Vối là loài cây ưa nắng nên vị trí trồng bắt buộc phải có nắng. Cây vối trồng chậu để sử dụng lá được. Chậu tối thiểu có đường kính 0,4m. Có thể cắt đọt để giảm chiều cây. Ngoài ra có thể trồng sân vườn để làm cây bóng mát.

6. Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vối Nếp:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Phát thực bì: Phát triệt để, phát sát gốc, giữ lại những cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế để tăng mật độ của rừng. Làm cỏ: Nhặt sạch cỏ xung quanh gốc cây trồng đường kính 0,6 0,8 m. Xới vun gốc: Xới vun gốc làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho cây và giữ cho cây trồng không bị nghiêng đổ khi gặp gió lớn. Vun đất vào gốc thành hình mui rùa để tránh đọng nước khi trời mưa to.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Vối Nếp:

Cây con mọc được 30 ngày thì có thể tiến hành bón thúc [Định kỳ 15 20 ngày 1 lần] bằng phân NPK với nồng độ 0,1%, tưới 2 lít/1m2. Sau khi tưới phải rửa lá bằng nước lã với định lượng 2 lít/1m2. + Đảo bầu: Khi cây con đạt chiều cao trên 20cm, cần tiến hành đảo bầu, xếp cây con cùng một cỡ chiều cao vào một ô để có chế độ chăm sóc thích hợp và giảm bớt sự phát triển của rễ cọc. Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn: Cây con 6 8 tháng tuổi, cây thẳng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, thân cây hoá gỗ, vỏ thân phải chuyển sang màu nâu sẫm, chiều cao tối thiểu từ 35 40 cm, đường kính cổ rễ 3 4 mm.

7. Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Vối Nếp:

Bảo vệ rừng trồng không bị gia súc, con người phá hoại, có biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

8. Thu Hoạch và Bảo Quản:

Lá vối có thể thu hoạch được quanh năm sau khi trồng 6 tháng, tùy vào mục đích sử dụng mà có thể chế biết khác nhau

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây vối. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

  • TAGS
  • Cây bóng mát
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp
Previous articleÝ nghĩa của hoa sen Loài hoa của của Phật, của lòng từ bi
Next articleCây sò đò cam Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây sò đò cam

Video liên quan

Chủ Đề