Cách tính cước FCL

Bảng Giá Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Mới Nhất Hiện Nay

Bích Thuận2019-09-14T10:19:53+07:00
Vận Tải Biển Nội Địa, Vận Tải Biển Quốc Tế cách tính cước, giá cước vận chuyển

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mới nhất hiện nay, với cước phí chi tiết vận tải bằng đường biển quốc tế và nội địa của vantainhanhvn.com

  • Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển
  • Vận chuyển hàng đi Châu Âu bằng đường biển

Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB. Giá cước vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, số lượng, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder.

I. Cước phí và phụ phí vận chuyển hàng quốc tế bằng đường biển

1. Cước phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển

+ OF: Ocean Freight: cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí

+ Các phụ phí của hàng quốc tế:

  • THC [Terminal Handling Charge]: Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu
  • Phí B/L [Bill of Lading fee]: Phí chứng từ [Documentation fee]: là phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu
  • Seal: Phí niêm chì
  • Phí AMS [Advanced Manifest System fee]: Phí khai hải quan cho hàng đi Mỹ và Trung Quốc
  • Phí AFR [Advance Filing Rules]: Phí khai hải quan cho hàng đi Nhật
  • Phí BAF[Bunker Adjustment Factor]: Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
  • EBS [Emergency Bunker Surcharge]: phụ phí xăng dầu [cho tuyến Châu Á]
  • Phí PSS[Peak Season Surcharge]: Phụ phí mùa cao điểm
  • ISPS [International Ship and Port Facility Security Surcharge]: phụ phí an ninh
  • CIC [Container Imbalance Charge]: Phụ phí mất cân đối vỏ container
  • COD [Change of Destination]: Phụ phí thay đổi nơi đến
  • DDC [Destination Delivery Charge]: Phụ phí giao hàng tại cảng đến
  • D/O [Delivery Order fee]: Phí lệnh giao hàng
  • ISF [ Importer Security Filing] : Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu dành cho hàng đi Mỹ
  • Phí CFS [Container Freight Station fee]: Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dành cho là LCL. Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh
  • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ

2. Phụ phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển

+ Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu

+ Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó [như giá nhiên liệu thay đổi, bốc xếp hàng tại cảng, làm chứng từ].

+ Các phụ phí này thường thay đổi, và không cố định. Khi tính toán tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tránh bỏ sót những khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng sẽ đi.

  • THC: USD 120/180 per 20/40
  • Seal: USD 9/pcs
  • Docs fee: USD 40/BL
  • Telex release: USD 35/BL [nếu có]
  • AFR: USD 35/BL [only for japan]
  • AMS: USD 35/BL [only for US]

3. Bảng giá cước một số tuyến quốc tế

POL

POD20DC [USD]40DC [USD]SCHEDULE

TRANSIT TIME [DAYS]

HCMPHNOMPENH50

90

MON, TUE, WED2
HCMSHIHANOUKVILLE80

150

SUN2
HCMSINGAPORE0

0

MON, THU, FRI2
HCMHONGKONG00MON, TUE, THU3
HCMBANGKOK/LAEM CHABANG00TUE, WED, THU, FRI2
HCMMANILA [North]2040

MON, FRI10- 12
HCMSHANGHAI0

0

WED, THU, FRI, SAT7 8
HCMQINGDAO0

20

MON, TUE7- 13
HCMPORT KLANG40

100

MON3
HCMSHEKOU0

20

THU4
HCMBUSAN60 [INCL EBS at POD]

150 [INCL EBS at POD]

TUE, THU, SAT8- 10
HCMINCHEON160 [INCL EBS + CIC at POD]

300 [INCL EBS + CIC at POD]

THU8
HCMTOKYO50

60

TUE, SAT, SUN9- 12
HCMYOKOHAMA50

60

TUE, SAT, SUN9- 11
HCMOSAKA60

100

SAT, SUN8- 10
HCMKOBE70

100

SAT, SUN9
HCMNAGOYA60

90

TUE, SAT, SUN15
HCMYANGON740

1160

TUE6
HCMJAKARTA170

350

MON, TUE, WED2

Noted: Giá chưa bao gồm Local charge hai đầu

II. Cước phí và phụ phí vận chuyển hàng nội địa bằng đường biển

1. Cước phí của hàng gửi đi nội địa bằng đường biển

+ Cước biển: Cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí

+ Các phụ phí của hàng nội địa:

  • D/O [Delivery Order fee]: Phí lệnh giao hàng
  • Cleaning fee: Phí vệ sinh
  • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ container

2. Phụ phí của hàng gửi đi nội địa bằng đường biển

  • Phí nâng + hạ: 750.000 1.200.000vnd/cont
  • Phí vệ sinh cont: 200.000 400.000vnd/cont
  • Phí D/O: 150.000 300.000 vnd/ D/O

3. Bảng giá cước một số tuyến nội địa

POLPOD20DC [VND]40DC [VND]TRANSIT TIME [DAYS]
HCM

HẢI PHÒNG

3.500.000

6.500.000

3
HCM

ĐÀ NẴNG

3.700.000

6.700.0002
HCM

QUY NHƠN

4.500.0009.800.0002
HCMCỬA LÒ

5.200.000

9.500.0004-5
HPHHCM5.800.0006.000.0003
HPH

ĐÀ NẴNG

5.200.0005.700.0002
DAD

HCM

3.300.0003.800.0002
CỬA LÒ

HCM

7.000.0008.500.0004-5

Node: Giá đã bao gồm VAT, chưa bao gồm Local charge hai đầu

III. Cách tính cước đối với các mặt hàng vận chuyển bằng đường biển

1.Đối với hàng FCL [hàng nguyên container]

Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Vì thế khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

  • Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container
  • Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó

Ví dụ: 1 Lô hàng xuất FCL từ HCM TOKYO, 3x20DC

Chị phí của lô hàng như sau:

Chi phí đơn vịChi phí đơn vịTổng chi phí
OF:Usd30/cont2030×3= 90
THC:Usd120/cont20120×3 = 360
Bill:Usd40/Bill40×1=40
Seal:Usd9/cont9×3=27
AFR:Usd35/Bill35×1=35
Total:90+360+40+27+35 = 552USD

2.Đối với hàng LCL [Hàng lẻ]

+ Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính:

  • Trọng lượng thực của lô hàng [ được cân đơn vị tính: KGS]
  • Thể tích thực của lô hàng [tính theo công thức: [dài x rộng x cao] x số lượng đơn vị tính: CBM]

+ Sau đó tiếp tục đi đến công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS
  • 1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Từ công thức trên, các doanh nghiệp có thể tính toán trước giá cước vận chuyển hàng hóa của mình để dự trù trước chi phí.

VD: 1 lô hàng lẻ xuất với trọng lượng hàng: 1000kgs, kích thước hàng: 1.5 x2x1 [m], từ HCM BUSAN

  • Thể tích của lô hàng: 1.5x2x1 = 3CBM

Ta thấy 1 Tấn: 3CBM >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Chi phí của lô hàng như sau:

Chi phí đơn vịChi phí đơn vịTổng chi phí
OF:Usd1/CBM1×3=3
THC:Usd7/CBM7×3=21
EBS:Usd6/CBM6×3=18
CFS:Usd9/CBM9×3=27
BILL:Usd35/Bill35×1=35
Total:3+21+18+27+35=104USD

IV. Các lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Tuyệt đối không vận chuyển mặt hàng cấm như thuốc phiện, động vật và các loại chế phẩm từ động vật quý hiếm. Các mặt hàng khi đưa vào container đều được nhà vận chuyển kiểm tra chính vì thế rất dễ phát hiện hàng cấm.
  • Lựa chọn một công ty vận tải đường biển nội địa uy tín và chuyên nghiệp là điều cần thiết cho công việc của bạn. Những công ty như vậy sẽ có những hoạch định giúp bạn giảm tối thiểu thời gian cũng như các thủ tục nhanh gọn hơn.
  • Hãy kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng, nếu cần thiết nên mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh tình trạng hàng bị hư hỏng, sự cố mà lỗi phát sinh từ phía nhà vận chuyển
  • Tùy thuộc vào mặt hàng và khối lượng mà lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa sao cho phù hợp. Vì mỗi hình thức vận chuyển sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
  • Chi phí vận tải đường biển quốc tế cần được tham khảo trước. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline hoặc so sánh giá của các nhà vận chuyển để biết được đâu là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
  • Hợp đồng liên quan rất nhiều tới quyền lợi của bạn, trước khi đặt bút ký hãy đọc hết các điều khoản để tránh việc thiệt thòi cho bạn.
  • Việc mua bảo hiểm trong quá trình vận tải bằng đường biển rất quan trọng, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng phát sinh trong quá trình vận chuyển. Công ty bảo hiểm sẽ đền bù thiệt hại cho bạn khi xảy ra sự cố.

V. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Hợp đồng vận chuyển đường biển là văn bản bao gồm các nội dung liên quan đến việc ký kết, thỏa thuận giữa người cần vận chuyển và đơn vị vận chuyển. Theo đó người được thuê vận chuyển có nghĩa vụ bảo vệ và chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận cho người nhận hàng và người thuê vận chuyển phải trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác cho bên đơn vị vận chuyển.
  • Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên, người vận chuyển có quyền kiểm tra trước hàng hóa khi tiến hành kí kết hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại hàng hóa, phải giao đúng hàng, đúng thời gian, địa điểm cho người có quyền nhận hàng, người gửi hàng cần phải trả tiền cho dịch vụ vận tải hàng hóa khi có yêu cầu.
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là văn bản có hiệu lực nhất để đem ra giải quyết các vấn đề bất đồng giữa các bên khi có xảy ra tranh chấp, bao gồm cả các điều khoản liên quan tới đền bù thiệt hại hàng hóa khi gặp hư hỏng, mất mát.
  • Dựa vào những điều khoản và nội dung ở hợp đồng, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng thỏa thuận. Khi có vấn đề gì không may xảy ra, văn bản này có thể được đem ra pháp luật cho việc phân định đúng sai.

Để được tư vấn cụ thể về các chuyến hàng gửi đi bằng đường biển như thế nào, lịch trình ra sao. Và giá cước tốt nhất cho 1 chuyến hàng, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua các thông tin liên lạc sau:

THÔNG TIN LIÊN HỆ BỘ PHẬN BÁO GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BIỂN QUỐC TẾ:

FAST SHIPPING [VIỆT NAM]

Địa Chỉ: A11.05, SKy Center Building, số 5B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0902457466/ 0902575466 [Ms Thuận]

Website: //vantainhanhvn.com

Email: ;

Skype:bichthuan84

Video liên quan

Chủ Đề