Cách thử thai của người ai cập cổ

Người Ai Cập cổ đại đã xác định được cả tình trạng vô sinh của chị em bằng cách dùng hành hoặc tỏi đặt vào cửa tử cung chị em vào ban đêm. Sáng ra mà ngửi thấy mùi hành hay tỏi vào tận họng thì đẻ đái khỏi lo. Nếu ko ngửi thấy gì tức là ống tràng các kiểu bị bít nên khả năng cao là tịt.

Nhờ xác định được vụ đó nên nếu muốn người ta cũng ngừa thai được luôn. Họ dùng một chiếc vòng vàng hoặc bạc làm từ kim loại không gỉ đặt vào tử cung để ngừa thai. Người Ả – Rập lúc đi buôn xuyên biên giới cũng học theo phương pháp này, dùng pebble [mã não, đá cuội, thạch anh…] làm sạch đổ vào cửa tử cung lạc đà cái để ngăn chúng có thai trong suốt quá trình lang thang dài ngày qua sa mạc.

2. Cách thử thai thời Ai Cập cổ đại

Từ thời này, người Ai Cập cổ đại đã có phương pháp để xác định chị nào đó có mang thai hay không chỉ bằng lúa mỳ và lúa mạch.

Chọn 2 chị. Một chị chắc chắn không có bầu [chắc được mới sợ] và Một chị đang nghi có bầu.

Phát cho mỗi chị 2 túi đổ đầy hạt [1 chứa hạt lúa mỳ, 1 chứa hạt lúa mạch]. Mỗi sáng mời các chị tiểu vào hai túi của mình. Cặp túi của chị nào nảy mầm trước, đích thị chị ấy có bầu. 4 túi nảy mầm lúc thì 1 điểm, về chỗ! Không ai mang bầu!

Lý do túi lúa mỳ và lúa mạch của chị bầu mọc mầm trước là vì trong nước tiểu của chị bầu vào buổi sáng dư thừa hoóc-môn. Đám này chính là nguyên nhân sự nảy mầm sớm của hạt mầm.

3. Cách người Ai Cập cổ đại kiểm tra giới tính thai nhi

Thời Ai Cập cổ đại còn đã xác định được cả giới tính thai nhi.

Cái túi lúa mỳ và lúa mạch lúc đầu đã dùng để thử thai sẽ được sử dụng tiếp. Nếu hạt mầm lúa mỳ mà nảy mầm trước thì sẽ ra trai, lúa mạch nảy mầm trước thì đảm bảo là gái.

Phương pháp này còn được chứng minh khoa học vào năm 1933. GS. Julias Manger đặt giấy thấm vào trong những chiếc hộp rồi cho lúa mỳ và lúa mạch vào rồi tưới chúng bằng nước tiểu của các chị bầu theo phương pháp của người Ai Cập cổ để kiểm chứng.

Tác giả: Thiên Di

Cách thử thai bất ngờ này đã được người Ai Cập áp dụng hàng thiên niên kỷ trước. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ xác nhận độ chính xác tới 70%.

Ngày nay, cách thử thai cơ bản nhất là dùng que thử thai. Loại que này hoạt động trên cơ chế phát hiện một hooc-môn hCG trong nước tiểu sau khi trứng được thụ tinh thành công. Nếu có thai, que sẽ xuất hiện 2 vạch và ngược lại là 1 vạch. Que thử thai được phát hành trên thị trường lần đầu tiên vào năm 1977.

Bất ngờ ở chỗ, nguyên lý hoạt động của chiếc que này đã được tìm ra và ứng dụng ở Ai Cập từ cách đây hơn 3500 năm.

Phụ nữ Ai Cập đã có cách thử thai khá chuẩn xác từ hàng nghìn năm trước

Cách thử thai của người Ai Cập là gì mà gọi là "kì lạ" nhưng đáng tin?

Cách thử thai của người Ai Cập cổ đại được tìm thấy trong một tài liệu thuộc bộ sưu tập Carlsberg Papyrus [một tập hợp hơn 1.400 bản thảo thuộc nhiều lĩnh vực], đang được Đại học Copehagen Đan Mạch lưu giữ. Theo các nhà nghiên cứu, các bản thảo này có niên đại từ năm 3.500 trước Công Nguyên đến năm 1.000 sau Công Nguyên. Tài liệu này được ghi lại bằng chữ tượng hình thời Ai Cập cổ đại và cả tiếng Hy Lạp.

Theo đó, phụ nữ Ai Cập tời xưa đã biết dùng nước tiểu và lúa mì, hạt lúa mạch để thử thai.

Họ sẽ lấy một túi hạt lúa mạch và lúa mì, ngâm vào nước tiểu rồi đợi. Nếu họ có thai, lúa mì sẽ nảy mầm Nếu lúa mạch lớn hơn, họ dự đoán đó sẽ là một bé trai. Ngược lại, đó sẽ là một bé gái nếu lúa mì lớn hơn.

Cách thử thai này nghe có thể vô lý, thiếu cơ sở khoa học nhưng đã được Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ công nhận là chính xác tới 70%. Tuy nhiên, phần phán đoán giới tính thai nhi thì đúng là không có cơ sở.

Theo trang web của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cách thử thai có thể là phiên bản "thô sơ" hơn của que thử thai. Họ viết: "... Các nhà khoa học suy đoán rằng, xét nghiệm của người Ai Cập cũng hoạt động rất tốt, vì nồng độ estrogen trong nước tiểu của phụ nữ tăng cao khi họ có thai đã thúc đẩy lúa mì nảy mầm".

Một bản thảo y học trong bộ sưu tập Carlsberg Papyrus
Tài liệu này là một 'kho báu tri thức' của nhân loại

Kim Ryholt [quản lý bộ sưu tập Carlsberg Papyrus tại Đại học Copenhagen] cho biết công tác dịch các văn bản này vẫn được tiếp tục từ năm 1939. Nền văn minh của người Ai Cập cổ đại đã liên tục khiến họ bất ngờ.

"Các bản thảo đã bị hư hỏng, và chúng được viết bằng ngôn ngữ cổ mà ít người có thể đọc được, các thuật ngữ cũng vô cùng phức tạp... Bất cứ văn bản mới nào được dịch ra đều làm sáng tỏ một điều rất quan trọng", Ryholt nói.

Đoán giới tính thai nhi bằng hạt lúa mạch được xem là không có cơ sở khoa học

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy cách thử thai tương tự người Ai Cập từng làm trong một quyển sách dân gian ở Đức trong thế kỷ 17. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, ở thời này, nước tiểu đóng vai trò quan trọng với y học thời Trung Cổ khi màu của nó giúp họ chẩn đoán được một số bệnh tật.

Theo một văn bản năm 1552, người Châu Âu nhìn vào nước tiểu để đoán xem phụ nữ có thai hay không. Văn bản này cho biết "nếu màu nước tiểu nhợt như màu nước chanh, gần như trắng và có một lớp màng bọt trên bề mặt" thì người đó có thai.

Ngoài ra, họ còn trộn nước tiểu với rượu để chẩn đoán có thai hay không, bởi rượu có một số phản ứng nhất định với một số protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, cách thử này chỉ đạt độ chính xác "vừa phải".

Bên cạnh y học, tài liệu Carlsberg Papyrus là công trình ghi nhận nhiều dữ kiện, thông tin liên quan đến thiên văn học, chiêm tinh học và thực vật học. Nhờ đó, con người thời nay có thể vén màn quá khứ và làm giàu cho kho tàng trí thức của nhân loại.

Theo Mentalfloss, các xét nghiệm mang thai dựa trên cơ chế phát hiện dấu vết của hooadotropin [HCG] trong nước tiểu. Chất này xuất hiện từ 6 đến 12 ngày sau khi trứng thụ tinh và được tiết ra bởi các tế bào bắt đầu hình thành nhau thai. Xét nghiệm thai kỳ tại nhà trở nên phổ biến từ năm 1978, cho kết quả chính xác đến 80%. Ngày nay, con người có thể biết được mình có thai hay không một cách nhanh gọn thông qua que thử thai.

Vậy trước khi phát minh ra que thử thai, con người dùng cách nào để xác định mình có thai? Người xưa có những cách lạ lùng nhưng thú vị.

Thử nghiệm lúa mì và lúa mạch

Phương pháp này của người Ai Cập cổ đại. Vào năm 1350 TCN, phụ nữ đi tiểu vào hạt lúa mì và lúa mạch. Vài ngày sau, nếu hạt lúa mì nảy mầm tức là đã mang thai con gái, hạt lúa mạch mọc lên có nghĩa bầu con trai. Nếu hạt không nảy mầm là không mang thai.

Ảnh:Howstuffworks


Năm 1963 các nhà khoa học đã thử nghiệm phương pháp này trong một phòng thí nghiệm. Kết quả 70% mẫu nước tiểu của phụ nữ mang thai khiến hạt nảy mầm, trong khi nước tiểu của phụ nữ không mang thai thì không làm hạt lúa mì hay lúa mạch lên mầm. Kết luận của các nhà khoa học hiện đại: "Những phát minh của người Ai Cập cổ đại thực sự đáng kinh ngạc".

Xét nghiệm qua hành và các loại củ quả

Trong khi người Ai Cập cổ đại thử thai bằng cách dùng lúa mì và lúa mạch thì người Hy Lạp lại dùng củ hành. Những phụ nữ Hy Lạp cổ đại nhét một củ hành hoặc một loại củ có mùi hăng vào âm đạo và để qua đêm. Sáng hôm sau nếu hơi thở của người phụ nữ có mùi hành thì điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy không mang thai. Người Hy Lạp cổ cho rằng nếu không mang thai thì tử cung sẽ mở, do đó mùi hành có thể thông lên đến miệng do hít phải mùi hành. Trường hợp người phụ nữ mang thai thì tử cung sẽ đóng lại, do đó hơi thở của cô ấy sẽ không có mùi hành.

Màu sắc nước tiểu

Đây là phương pháp thử thai phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ 16. Nước tiểu của phụ nữ mang thai có màu vàng nhạt đến trắng đục. Một số nơi trộn nước tiểu với rượu vang và quan sát kết quả. Rượu phản ứng với các protein trong nước tiểu, cho biết có thai hay không. Tuy nhiên, thử nghiệm này không chính xác nếu người phụ nữ mắc một số bệnh như tiểu đường, trầm cảm hoặc ăn thực phẩm như cà rốt, dâu tây khiến màu nước tiểu thay đổi.

Màu sắc âm đạo

Ảnh: HistoryMedia

Trong khoảng 6-8 tuần đầu thai kỳ, âm đạo có thể có màu xanh đậm hoặc tím đỏ do sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Dấu hiệu mang thai này lần đầu được nhận thấy vào năm 1836 bởi một bác sĩ người Pháp.Nó sau này được gọi là dấu hiệu của Chadwick, do bác sĩ James Read Chadwick công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Phụ khoa Mỹ năm 1886.

Việc theo dõi màu sắc vùng âm đạo để thử thai về sau được gọi là “dấu hiệu Chadwick”. Tuy nhiên để nhận thấy “dấu hiệu Chadwick” đòi hỏi phải khám âm đạo, vì vậy nhiều phụ nữ không muốn dùng biện pháp này.

Đi tiểu vào thỏ

Năm 1920, hai nhà khoa học Đức là Selmar Aschheim và Bernhard Zondek lấy mẫu nước tiểu của phụ nữ mang thai tiêm vào chuột và thỏ trong khoảng 5 ngày. Vào ngày thứ 5, những con chuột và thỏ bị giết để khám nghiệm tử thi và kiểm tra buồng trứng. Nếu buồng trứng của chúng phát triển chứng tỏ người phụ nữ mang thai.

Phương pháp thử thai này khiến rất nhiều thỏ bị giết chết. Thậm chí thời đó cụm từ “thỏ chết” có nghĩa là người phụ nữ đang mang thai. Thật may mắn vì ngày nay phụ nữ có thể thử thai dễ dàng bằng que thử mà không phải tàn sát nhiều con vật như vậy nữa.

Thử nghiệm ếch

Thử nghiệm trên ếch tương tự theo nguyên tắc kiểm tra trên thỏ, song phương pháp này tốt hơn một chút do không phải giết chúng. Năm 1940, các nhà khoa học thử nghiệm lấy nước tiểu của phụ nữ mang thai tiêm vào ếch sống. Loài lưỡng cư này sẽ sản xuất trứng trong vòng 24 giờ sau tiêm mà không phải chờ đợi lâu hơn.

Thúy Quỳnh

Video liên quan

Chủ Đề