Cách thiết lập ngân sách

Ngân sách hàng tháng là một kế hoạch để cân bằng thu nhập và chi phí của bạn để đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Khi tạo ngân sách, sắp xếp chi phí hàng tháng thành các danh mục, nó có thể giúp bạn hiểu thói quen chi tiêu của mình và thay đổi chúng để đạt được mục tiêu. Vậy hãy bắt đầu bằng 8 bước để lập ngân sách cá nhân để chủ động trong cuộc sống của VO247 ngay nhé.

Lập ngân sách cá nhân để chủ động hơn trong cuộc sống

Có ngân sách cá nhân là một cách để bạn xem xét thường xuyên, hiểu biết về tài chính và là cách tốt nhất để ngăn ngừa bội chi. Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình huống khó khăn về tiền bạc phải đi vay tiền thì ngân sách là một biện pháp hay có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Nếu bạn chưa bao giờ lập ngân sách trước đây, đừng lo lắng. Dưới đây là cách bắt đầu với một ngân sách đơn giản dựa trên thói quen chi tiêu của tháng trước.

Bước 1: Xác định thu nhập dự kiến ​​hàng tháng 

Bước đầu tiên của việc lập ngân sách là xác định số tiền bạn kiếm được mỗi tháng. Với một công việc được trả lương, thông tin này trên bảng lương là số tiền bạn mang về nhà cho mỗi lần nhận lương.

Nếu bạn có nhiều hơn một công việc, có thu nhập không thường xuyên hoặc bạn tự làm chủ, thì quy trình xác định thu nhập của bạn sẽ hơi khác một chút. Hoặc bạn có thể tính trung bình những tháng gần nhất có được để đưa ra một con số tương đối.

Bước 2: Liệt kê tổng tất cả các chi phí cố định của ngân sách cá nhân

Chi phí cố định là những khoản chi không đổi từ tháng này sang tháng khác. Những chi phí này có thể bao gồm: tiền thuê nhà, tiền điện thoại, tiền gửi tự động vào tài khoản tiết kiệm và bảo hiểm hay tiền trả nợ cho khoản vay sinh viên trước đó, …. Viết tất cả ra một tờ giấy, điền vào bảng ngân sách hoặc lập bảng tính, nơi cảm thấy dễ dàng nhất.

Các bước lập ngân sách cá nhân 

Từ những khoản liệt kê, hãy tìm ra số tiền chi tiêu cho các chi phí cố định hàng tháng. Vì con số này sẽ không thay đổi nhiều từ tháng này sang tháng khác, nên bạn có thể sử dụng nó làm nền tảng cho ngân sách hàng tháng của mình. Lấy tổng thu nhập trừ tổng chi tiêu của bạn cho các chi phí cố định để biết bạn còn lại bao nhiêu cho các chi phí biến đổi.

Bước 3: Liệt kê tổng tất cả các chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo từng tháng, chẳng hạn như khám bệnh, mua sắm, …. Để ước tính các chi phí biến đổi, hãy kiểm tra lịch sử thanh toán ngân hàng và thẻ tín dụng của bạn. Liệt kê mọi thứ mà bạn đã tiêu tiền vào tháng trước mà không phải là chi phí cố định. Mặc dù những con số này sẽ thay đổi mỗi tháng, nhưng bắt đầu từ việc mua hàng của tháng trước sẽ cho bạn một ước tính về thói quen chi tiêu.

Sau đó, cộng tất cả các chi phí biến đổi và thêm vào tổng chi tiêu của bạn cho các chi phí cố định. Con số đó nhiều hay ít hơn tổng thu nhập của bạn? Nếu nhiều hơn, bạn đang sống trên khả năng của mình đấy.

Bước 4: Chia chi phí thành các loại và đánh giá

Sau khi đã đưa ra được danh sách các chi phí cố định và biến đổi, hãy sắp xếp mọi thứ thành các danh mục. Có thể sử dụng các danh mục như: học tập, mối quan hệ, mua sắm,…. để hiểu thêm về thói quen chi tiêu cụ thể của bạn.

Bước tiếp theo, hãy cộng tổng chi tiêu cho mỗi danh mục. Bước này giúp bạn có thể biết đã chi tiêu bao nhiêu phần trăm thu nhập cho mỗi danh mục, hãy chia tổng chi tiêu cho mỗi danh mục cho thu nhập của bạn và nhân với 100%. Nhìn vào tỷ lệ phần trăm có thể là một cách hữu ích để hiểu số tiền của bạn đang đi đến đâu.

Bước 5: Kiểm tra các mục tiêu tài chính và điều chỉnh ngân sách cá nhân từ bây giờ

Hoàn thành các bước trên, bạn đã có các khoản chi tiêu trước mắt, đã đến lúc kiểm tra các mục tiêu tài chính và thực hiện các thay đổi đối với ngân sách. Nếu chi phí tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, hãy xác định các khoản có thể cắt giảm.

Và các chi phí biến đổi dễ cắt giảm hơn các chi phí cố định. Tuy nhiên, nếu đang bội chi quá nhiều vào các khoản chi phí cố định thì khó có thể bù đắp được khoản đó. Nếu là tiền thuê nhà, hãy xem xét một lựa chọn nhà ở ít tốn kém hơn, ví dụ, sống với bạn, … Bên cạnh tổng số của từng danh mục, hãy đặt mục tiêu mới cho chi tiêu của tháng tới từ ngay bây giờ. Và hãy thực hiện theo ngân sách cá nhân của mình một cách nghiêm túc nhất. 

Tiết kiệm và đầu tư là một phương án cần thiết để làm chủ ngân sách cá nhân

Trong trường hợp chi tiêu đã hợp lý và còn dư một số tiền nhàn rỗi, hãy chọn một kênh đầu tư để tạo thêm nguồn tiền. Có rất nhiều kênh đầu tư phù hợp để bạn lựa chọn, Vayonline247 chẳng hạn. Tham khảo các gói đầu tư peer to peer lending, nó sẽ giúp tiền của bạn đẻ ra tiền đấy.

Xem thêm tại đây

Với nhiều nhà tư tưởng cấp tiến, những tồn đọng của việc lập ngân sách theo phương pháp truyền thống đã làm cho tiến trình này trở nên rất nhập nhằng. Tuy nhiên, trên thực tế, lập ngân sách theo phương pháp truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Do đó, để trung hòa các cuộc tranh luận về lập ngân sách theo phương pháp truyền thống, các doanh nghiệp nên có những hành động để cải thiện quy trình lập ngân sách.

1. Gắn kết lập ngân sách với chiến lược

Nói cách khác, nó nên tự động cập nhật những hạn mức và quy định cho doanh nghiệp.

Thẻ điểm cân bằng [Balanced Scorecard - BSC] là một cơ chế sắp xếp hữu ích có thể hỗ trợ kết hợp quy trình lập ngân sách và đánh giá. Mặc dù BSC không thể hoàn toàn thay thế tính năng điều hành các hoạt động và lập dự tính lợi nhuận của ngân sách, nó có thể hỗ trợ chức năng điều phối mà việc lập ngân sách nên thực hiện.

Giảm tập trung vào các mục tiêu liên quan đến việc lập ngân sách và tăng cường các mục tiêu liên quan đến BSC [như là các khả năng đầu tư dài hạn, mối quan hệ với khách hàng]

2. Đưa vào các chỉ số hiệu suất phi tài chính trong việc lập ngân sách

Các hệ thống quản lý hiệu quả nhất bao gồm cả tác nhân hiệu suất tài chính và phi tài chính được thể hiện trong bản ngân sách. Đây là những chỉ số đo lường hiệu suất cấp cao [KPI], liên kết chặt chẽ với những mục tiêu của doanh nghiệp. Một khi các KPI đã được xác định, chúng nên được truyền đạt rõ ràng trong toàn bộ tổ chức

3. Sử dụng ngân sách tổng hợp để giảm các chi tiết

Do đó, nhằm giảm các chi tiết trong ngân sách, các doanh nghiệp có thể:

  • Tập trung vào việc lập ngân sách cho những nhóm sản phẩm chính, những đơn vị tổ chức, các kiểu quy trình và chi phí của doanh nghiệp
  • Sử dụng ngân sách tổng hợp thay vì ngân sách chi tiết để phù hợp với việc đưa ra các quyết định ở từng bộ phận
  • Cho phép các lãnh đạo tản quyền phân bổ tài nguyên cho các phòng ban và các hoạt động dưới thẩm quyền của họ mà không cần phải ghi chép tài liệu chi phí cho từng phòng ban.

4. Sử dụng ngân sách cuốn chiếu [linh hoạt] thay vì ngân sách cố định

Các doanh nghiệp hàng đầu áp dụng kỹ thuật của các dự báo cuốn chiếu trong năm quý và chuyển đổi chúng thành các ngân sách cuốn chiếu tổng hợp

Ngân sách và dự báo chi tiết về mặt thống kê

  • Tiến hành cho năm quý tới, trải dài qua năm sau cộng thêm 1 quý
  • Một khi thiết lập, chúng có thể được cập nhật trong từng quý. Các ngân sách cuốn chiếu được thiết lập dựa trên các dự báo cuốn chiếu và các quyết định phân bổ tài nguyên bổ sung
  • Đưa các nhà quản lý ra xa khỏi mục tiêu cuối năm, giúp cân bằng các tư duy ngắn hạn và trung hạn
  • Khi các thay đổi về điều kiện thị trường diễn ra, các doanh nghiệp có thể nắm lấy cơ hội hoặc tăng nguồn tài nguyên

5. Sử dụng các mục tiêu tương đối để thúc đẩy nhân viên

Các doanh nghiệp nên đánh giá hiệu suất của các nhà quản lý bằng các thước đo hiệu suất tương đối, tự điều chỉnh. Chúng cũng hỗ trợ các nhà quản lý

  • Vượt qua khỏi những ranh giới được thiết lập bởi các mục tiêu cố định.
  • Nhận ra và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng
  • Quản lý tốt hơn các khả năng phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp từ đó có thể đánh bại đối thủ trên thị trường  thay vì cạnh tranh nội bộ

6. Tập trung vào các quy trình thay vì các hiệu suất của từng đơn vị phòng ban và tổ chức

Theo sau những biện pháp trên, các doanh nghiệp nên tập trung vào các quy trình cốt lõi như tinh gọn hiệu suất hoạt động thay vì tuân thủ các yêu cầu của từng phòng ban. Các nhà quản lý sau đó có thể tập trung vào các tác nhân chi phí chủ yếu thay vì những tác nhân chi phí đơn lẻ. Một lần nữa, điều này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý gắn kết việc lập ngân sách với những chiến lược doanh nghiệp và thúc đẩy việc hợp tác trên toàn doanh nghiệp

***

Những công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cân với quy trình lập ngân sách tiên tiến một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Tìm hiểu thêm ở tài liệu "Làm thế nào để tạo một hệ thống lập ngân sách cao cấp". 

Nhấn vào đây để cập nhật những bài viết mới nhất từ Blog TRG International

Video liên quan

Chủ Đề