Cách tạo phúc đức cho con

04/06/2021 11:44 View: 14774

Cách tạo ra Phước đức?

Có phúc thì rắn hoá rồng
Vô phúc phượng lại thay lông thành cò

Vậy nên chúng ta muốn chúng ta cao quý, hãy cố gắng làm thật nhiều việc tốt, hãy tích phúc, hành thiện, nghĩ tốt, nói lời hay... tự nhiên mọi điều tốt đẹp sẽ tới!!!! Nhưng có những cách nào để tăng phúc báo, tạo công đức đơn giản nhất?

  • Tại sao ngày Giỗ phải có bát cơm, quả trứng?
  • Trót quên ngày giỗ phải làm sao?
  • Nên cúng giỗ đến mấy đời là thôi?
  • Nên tụng Kinh gì vào ngày Giỗ?
  • Quán rượu của các sư thầy đặc biệt chỉ có tại Nhật Bản

Phước đức là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá Có phước, có đức mặc sức mà hưởng. Vậy phước đức là gì? Phước đức ở đây chính là kết quả của hành vi làm các việc thiện lành như giúp người hoạn nạn, chia sẻ vật chất, tinh thần giúp người bớt khốn khổ v.vtạo nên những nhân tốt. Người làm việc phước đức nhiều được hưởng quả phú quý, giàu sang, của tiền dư dật ở thế gian hay được sanh vào cõi trời.

Phước là vô hình, không ai nhìn thấy, nhưng khi nhìn thấy:

  • - Người giầu sang.
  • - Người thông minh, tài giỏi.
  • - Người có quyền chức.
  • - Người có uy đức.
  • - Người có hình tướng đẹp.
  • - Người có giọng nói hay, giọng hát hay.
  • - Người luôn khoẻ mạnh bình an.
  • - Gia đình hoà thuận...

Thì đó là biểu hiện của người có phước.

Phước đức từ đâu đến?

Chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước, như một cái mền bông khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết.. hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.

Vậy làm sao tạo được chiếc áo giáp vạn năng này? Phật dậy Phúc phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có.

  • Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai.
  • Làm phước là làm những việc nhắm vào sự lợi ích của người khác, dẫu mình không huê hưởng hay thậm chí phải chịu hy sinh, thiệt thòi về thời gian công sức của cải..

Nguyên tắc thật đơn giản nhưng chính xác không hề sai chạy mảy may.

Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sinh ra chút phước nào.

Người kém phước dẫu ở giữa người thân thuộc quen biết, cũng vẫn phải vất vả khó nhọc tự lo mọi việc, có cần giúp đỡ cũng phải kêu cầu nhưng cũng chẳng được vừa ý bởi trong quá khứ, ngay những người thân này cũng chưa được mình giúp đỡ nên đời này họ không có ý muốn báo đáp.

Người có phước dẫu một mình ở nơi xa lạ trong hoàn cảnh nào cũng được giúp đỡ tận tình và không gặp khó khăn, được che chở bảo bọc an toàn trong hoạn nạn, hay ở giữa kẻ thù.

Cách thoát khỏi khó khăn nhờ phước đức?

Để ứng dụng Phật Pháp giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, bí quyếtđơn giản chỉ gói gọn như thế này:

  • Một, bạn tạo thật nhiều công đức
  • Hai: Hồi hướng công đức đó cho điều bạn muốn cầu. Bất kể đối tượng là người, linh hồn, súc sinh bất kể là cầu gì: cầu khỏi bệnh, cầu trí tuệ, cầu siêu thoát .v.v

Cách tạo công đức trong đạo Phật rất nhiều, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, sám hối, phát nguyện, phóng sinh, ấn tống, làm phước, bố thí, hiến máu, cứu người, xây chùa, đúc tượng .v.v dù sai khác như vậy xong tất cả đều là Phật dạy, đều tạo ra những công đức, đều có thể làm tiêu trừ nghiệp chướng, đều đem lại may mắn, và đều có thể biến các mong ước của bạn thành hiện thực.

Các cáchgieo trồngphước đức

Vì rằng hoàn cảnh mỗi người khác nhau, căn cơ khác nhau, sở thích khác nhau, nên chia ra nhiều cách thức khác nhau, để mỗi người tự lựa chọn lấy cách thức phù hợp nhất với mình mà áp dụng.

Điều quan trọng đầu tiên là sống tử tế với gia đình, có hiếu với ông bà cha mẹ và làm gương tốt cho con cái. Vì dù bạn có ra ngoài tụng kinh cúng dường, phóng sanh, bố thí...đến mấy đi chăng nữa mà ở nhà bạn không biết quý trọng ông bà, sống không có hiếu với bố mẹ, không phải là người cha/người mẹ mẫu mực thì tạo phước đến mấy cũng chẳng ích gì.

Nếu điều kiện tài chính chúng ta có, vậy ta có thể chọn phóng sinh [mua hàng chục kg ốc, lươn, ba ba thả ra sông, hồ chẳng hạn] hoặc bố thí người nghèo, hoặc cúng dường, xây- đúc tạc tượng Phật, xây cầu làm đường .v.v]

Nếu không có nhiều tiền bạc, để làm những việc như bố thí, phóng sinh nhiều. Không sao, bạn có thể chọn những cách thức chỉ dùng công sức, thời gian như giúp đỡ mọi người, lên chùa công quả, hiến máu .v.v đặc biệt, các bạn nên tụng kinh [ như kinh Địa Tạng, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Phổ Môn.v.v] - trì chú [ như chú Đại Bi, chú Vãng Sinh, hay chú Diệt Định Nghiệp ÔM PRA MA NI ĐA NI XOA HA.v.v]

Nếu không biết tìm kinh chú ở đâu, hay thấy việc đó khó quá, phức tạp quá. Không sao, bạn có thể chọn niệm Phật, mỗi ngày bạn niệm một vài ngàn câu Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hoặc Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, hoặc Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát niệm danh hiệu vị nào cũng được, cũng đều tốt cả.

Bạn có thể chọn một hoặc đồng thời nhiều cách để làm. Hãy làm thật nhiều hết mức có thể [ ít là không hi họng gì], và xác định là làm đến khi nào có kết quả thì thôi, chứ không có hạn mức nào để dừng lại.

Vì nghiệp cũ của mỗi đối tượng khác nhau, nên có việc cần ít phước là thành, xong có việc cần lượng phước rất lớn, và rất lâu sau mới chuyển biến. Nên bạn phải kiên trì, không nên làm được một thời gian không thấy chuyển biến gì là bỏ giữa chừng.

Cùng hóa giải một việc tương tự, người này tạo công đức vài hôm là có kết quả, nhưng người khác cả năm mới có kết quả, đó là chuyện thường gặp, vì sức tu mỗi người khác nhau. Giống như cùng một chặng đường từ Sài Gòn ra Hà Nội, máy bay chỉ mất 2 tiếng, còn ô tô mất 2 ngày, đi bộ mất 2 tháng đó là chuyện bình thường. Người đi bộ không nên đi 2 tiếng, 2 ngày không thấy tới nơi mà cho là đi sai đường, đơn giản là chưa đủ, cần kiên trì tiếp thôi.

Cách hồi hướng như sau:

Sau mỗi lần tạo công đức rồi, bạn hồi hướng như sau:

Con xin hồi hướng công đức ...[1] này, cầu cho[2] được ... [3] sớm viên thành Phật Đạo, quảng độ chúng sinh.

[1] là những công đức đã làm, như tụng kinh, phóng sinh, ấn tống, hiến máu....
[2] là người bạn muốn cầu, như cầu cho con, cầu cho con của con tên..., cầu cho mẹ của con tên...v.v...
[3] là điều muốn đạt được, như được khỏi bệnh, được trí tuệ, được đức hạnh, được siêu sinh về Cực Lạc...v.v... và kết thúc luôn luôn không được quên điều quan trọng nhất, là được SỚM THÀNH PHẬT ĐỘ CHÚNG SINH.

Với cách thức như trên, dù không phải là giải quyết được tất cả, nhưng bạn có thể thiên biến vạn hóa để hóa giải rất nhiều khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống, như bệnh tật, công việc không suôn sẻ, gia đình bất hòa, con cái khó dạy .v.v... tất nhiên trừ những việc bất thiện - hại người, hay những việc không tưởng, như cải tử hoàn sinh, hay trường sinh bất tử, còn lại hầu như đều có thể giải quyết.

Hãy nhớ khi làm phước:

  • 1.Người năng bố thí là được phước giầu.
  • 2.Người tôn kính bậc đáng kính, tận tình dậy bảo người khác. Các kiếp quá khứ có tu thiền định theo Đức Phật, tôn kính Phật hoặc trong khó khăn gian nan, tìm cách cứu trợ nhau... Người đã gieo những nguyên nhân trên trong quá khứ thì kiếp hiện tại được thông minh tài giỏi.

Người không biết đạo, do cuộc sống sinh nhai, cứ mải mê đi kiếm tiền, tích tiền, nhưng ít phước, phước cạn thì làm mãi cũng không giầu. Người nghèo, muốn thoát nghèo thì phải biết làm phước, không có tiền của thì bố thí công sức, ai cần giúp đỡ sẵn lòng giúp đỡ, hoặc dùng lời nói để chia sẻ yêu thương, hoặc đi chùa lễ kính Phật, cúng dường với đồng bạc lẻ ít ỏi, dần dần tích phước, làm ăn sẽ khá lên.

Người biết đạo thì lúc nào cũng năng làm phước. Nhưng làm phước cũng cần có trí tuệ.

  • - Người năng bố thí cúng dường, mong cầu giầu có mà không tu đạo đức, quả báo đến được hưởng giầu có, giầu có rồi sinh ra hưởng thụ, con cái ỉ lại, không học hành tử tế, đua đòi hưởng thụ thì sinh ra hoạ, và phước này hưởng dần cũng hết.
  • - Người tu thật tâm, tu chân chính cần hiểu rõ điều này, làm phước rất nhiều nhưng không mong cầu hưởng phước.

Làm phước với tâm từ bi, yêu thương cứu độ chúng sinh.

Làm phước rất nhiều nhưng không chấp công.

Khi làm phước với tâm như vậy thì phước thành phước vô lậu tu thiền mới có kết quả và tâm linh mới khai mở.

Tổng hợp

  • Chủ đề
  • Tâm linh
  • Phúc đức
  • Quỷ linh nhi

Tâm linh

    • Giấc mơ: Chuyến tàu SINH - TỬ
    • Người MẸ nên làm gì nếu đã trót PHÁ THAI?
    • Duyên Nghiệp trong tình yêu
    • Giao dịch với MA QUỶ
    • Làm gì khi bị phán CÓ CĂN, phải TRÌNH ĐỒNG?
    • Dấu hiệu nhận biết người có CĂN ĐỒNG, đang bị HÀNH CĂN
    • Nghi thức TRỒNG CÂY ĐẮP NẤM trong đạo Mẫu
    • Quy tắc tìm ĐỒNG THẦY để trình đồng mở phủ
    • Cách tìm ĐỒNG THẦY TỐT dẫn trình, khai hồ mở phủ
    • Cách nhận biết ĐỒNG THẦY chân chính

Phúc đức

    • Vì sao nên hiếu kính với tổ tiên, ông bà?
    • Top 4 bài khấn SÁM HỐI tại chùa, tại nhà hàng ngày
    • Hồi hướng công đức là gì? Cách hồi hướng đơn giản nhất?
    • Công đức phóng sanh: Ông bạn vong niên và con cá trê đen
    • Giai đoạn cận tử nghiệp: Chết đi sống lại
    • Tại sao lại phải Bố Thí?
    • Thoát nạn được là do may mắn hay vì có Phước?
    • Kinh Phổ Môn: Nội dung, ý nghĩa, cách trì tụng
    • Cảm ứng nhiệm màu của Đức Quán Thế Âm
    • Cách kêu gia tiên khi con HƯ hỏng, ngỗ ngược, không nghe lời?

Quỷ linh nhi

    • Nuôi Kumanthong có hại không?
    • Truyện ma có thật: Dẫn bạn đi phá thai
    • Truyện ma có thật: Nhờ Kuman thong kết duyên

Video liên quan

Chủ Đề